Quạt điện chạy lờ đờ, đã lau dầu mà không hiệu quả? Dùng kiến thức vật lý cấp III để chữa mà chỉ tốn có 8K thôi nhé!
Nếu quạt nhà các bạn chạy chậm thì hãy nhớ lại những gì đã được học ở vật lý lớp 11 – chúng sẽ giúp ích cho các bạn đấy!
Mùa nóng này mà chiếc quạt điện đột nhiên giở chứng quay lờ đờ với tốc độ “rùa bò” thì quả thật vô cùng khó chịu. Cách đây chưa lâu mình đã vệ sinh, tra dầu nên nguyên nhân do khô dầu hay bị mắc tóc có thể bỏ qua. Như vậy mình nghĩ rằng rất có thể chiếc tụ điện trong quạt bị hỏng, và đã kiểm tra bằng kiến thức vật lý lớp 11 – bài Tụ điện. Nếu quạt nhà các bạn chạy chậm thì hy vọng những thông tin trong bài này sẽ giúp ích cho các bạn.
Việc thay tụ điện khá đơn giản và dễ làm chỉ với một số dụng cụ cơ bản, còn để kiểm tra được dung lượng của tụ điện thì chúng ta cần tới một chiếc đồng hồ đo điện đa năng kiểu kỹ thuật số.
Chuẩn bị dụng cụ
1. Tuốc nơ vít
2. Một chiếc kéo
4. Một chiếc tụ quạt điện loại 1.5 uF hoặc 2 uF tùy vào loại quạt nhà các bạn. Giá trên thị trường dao động từ 8-20K tùy vào cửa hàng, các bạn nhớ lưu ý để khỏi bị chém đẹp!
5. Bút thử điện (nên có)
6. Máy hàn, mỏ hàn, dây thiếc hàn, nhựa thông (có thì tốt, không có thì cũng không sao nha)
7. Một chiếc đồng hồ số đo điện đa năng (để kiểm tra thôi, không bắt buộc phải có)
Bắt đầu nào
Bước 1: Tháo quạt
Khi sửa chữa bất cứ thiết bị điện nào thì việc thiết yếu cần làm trước tiên là rút điện khỏi ổ cắm. Sau đó, chúng ta dùng tuốc nơ vít để tháo các con ốc cố định quạt.
Bước 2: Tháo tụ quạt
Video đang HOT
Khi đã mở được nắp nhựa, chúng ta đi tìm vị trí của tụ điện. Thông thường, tụ điện của quạt có hình hộp chữ nhật màu đen và 2 sợi dây màu đỏ và màu đen nối với dây điện đi vào động cơ quạt. Tụ điện này được cố định bằng một con vít với vỏ quạt.
Các bạn dùng tuốc nơ vít tháo chiếc tụ ra. Trường hợp tụ bị nổ thì quạt sẽ không thể chạy, còn tụ điện của chiếc quạt nhà mình không thấy có dấu vết hư hỏng cơ học gì bên ngoài nên lát nữa mình sẽ kiểm tra bằng đồng hồ số xem nó có bị giảm trị số hay không.
Nếu các bạn có máy hàn hoặc mỏ hàn thì dùng chúng để làm chảy thiếc ở mối nối và lấy tụ điện ra. Mình lười nên cắt thẳng luôn.
Bước 3: Kiểm tra và thay tụ điện cho quạt
Quạt của mình dùng tụ điện có trị số điện dung 1,5 uF (micro Fara) nhưng khi kiểm tra bằng đồng hồ số thì điện dung thực tế chỉ còn 1,05 uF, tức là đã bị mất 30% “công lực”. Đây chính là lý do khiến cho quạt quay lờ đờ như rùa.
Mình kiếm được chiếc tụ (từ một cái quạt khác đã hỏng) có trị số cao hơn 30%, là 2 uF so với tụ cũ là 1,5 uF. Vì là tụ cũ nên cần phải kiểm tra trước khi lắp vào, tránh trường hợp “chữa lợn lành thành lợn què”.
Đồng hồ chỉ 1,907 uF, phù hợp với sai số ghi trên thân tụ là 5%.
Mình thay chiếc tụ mới vào cho quạt bằng cách quấn dây điện vào vị trí các mối nối như cũ rồi dùng băng dính điện quấn vài vòng bên ngoài để cách điện. Sau đó vặn vít cố định tụ và lắp lại quạt ngược các bước tháo ra trước đó.
Bước 4: Cắm điện và bật thử
Do đã loại trừ các khả năng hư hỏng do động cơ, kẹt tóc hay khô dầu nên mình tự tin là thay tụ xong thì quạt sẽ quay tít! Quả đúng như vậy, chiếc tụ mới đã đem lại sinh lực cho chiếc quạt 5 năm tuổi như lúc mới mua!
Chúc các bạn thành công!
Mùa hè thường xuyên phải dùng đến quạt, áp dụng 1 trong 5 cách này, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền điện
Hãy cùng tham khảo các cách làm để tiết kiệm điện khi sử dụng quạt điện cho mùa hè này nhé.
Hè đang đến, thời tiết ngày càng trở nên nóng bức. Khi nhiệt độ tăng cao, bên trong nhà ở cũng sẽ trở nên ngột ngạt, mùa sử dụng điều hòa, quạt điện lại bắt đầu.
Trong những ngày không quá nóng, chưa cần dùng đến điều hòa như hiện nay, chúng ta có thể dùng quạt điện để làm mát. Sử dụng quạt đồng nghĩa với hóa đơn tiền điện sẽ tăng. Vậy làm thế nào để vừa tiết kiệm điện lại vừa an toàn, không có hại cho sức khỏe khi dùng quạt điện? Dưới đây là một số việc chúng ta nên áp dụng ngay và luôn.
Nâng cao hiệu suất sử dụng của quạt để tiết kiệm điện
1. Chọn quạt có chất lượng tốt
Khi mua quạt, bạn cần chọn những sản phẩm có đảm bảo về chất lượng thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất và sẽ an toàn hơn khi sử dụng.
2. Sử dụng quạt và điều hòa cùng lúc
Ai cũng biết rằng điều hòa tiêu thụ nhiều điện năng nhất, dùng quạt điện lại tương đối tiết kiệm. Tuy nhiên, việc kết hợp cả hai mới mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Ảnh minh họa.
Điều hòa được đặt ở nhiệt độ từ 26 trở lên, thêm gió được thổi từ quạt sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, mát mẻ hơn và cũng tiết kiệm khá nhiều điện.
3. Điều chỉnh tốc độ quạt ở mức trung bình hoặc nhỏ
Tốc độ quạt lớn khiến tiêu hao nhiều điện, vì vậy chúng ta có thể bật số mạnh trước, sau đó giảm dần rồi điều chỉnh về nhỏ.
4. Đặt quạt ở vị trí càng gần cửa ra vào và cửa sổ càng tốt
Cho dù bạn ở văn phòng, ở phòng khách hay phòng nhỏ... thì việc để quạt chạy trong không gian chật hẹp cũng sẽ không mang lại hiệu quả tuyệt đối.
Quạt điện cần được đặt ở vị trí càng gần cửa chính và cửa sổ càng tốt, như vậy mới có thể thúc đẩy không khí lưu thông trong quá trình sử dụng, đồng thời đạt được mục đích giảm nhiệt độ và giảm tiêu thụ điện năng.
5. Lựa chọn quạt điện biến tần
Một chiếc quạt biến tầncũng giống như một chiếc máy lạnh biến tần, có thể tiết kiệm điện năng. Thông thường, quạt điện biến tần có thể tiết kiệm hơn 30% điện năng so với quạt điện có tần số cố định truyền thống, tiết kiệm điện cũng chính là tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, quạt điện sau một thời gian sử dụng, lưới che và cánh quạt đều rất dễ bám bụi. Nếu để quạt không sạch, gió thổi ra sẽ là không khí bẩn, không đạt được hiệu quả làm mát.
Sau một thời gian sử dụng, bạn nên tháo rời quạt điện, vệ sinh lưới che phía trước, cánh quạt và lưới che phía sau bằng nước sạch. Đặt lưới che phía trước, cánh quạt và lưới che sau ở nơi thoáng mát một lúc rồi lắp lại, khi đó gió thổi ra nhất định sẽ mát hơn.
Ảnh minh họa.
Sử dụng quạt đúng cách để không gây hại cho cơ thể
1. Tốc độ gió không để quá lớn
Quạt điện nhất định không được để chạy quá nhanh mà phải để cơ thể chúng ta từ từ tiếp nhận. Nếu phòng của bạn khá thông gió hoặc có gió lùa thì thì càng không được để quạt ở tốc độ lớn.
2. Không để quạt thổi trực tiếp vào người
Khi bật quạt, lưu ý không được để gió thổi trực tiếp vào người, đặc biệt là khi đang ốm hay cơ thể yếu.
Tuy nhiên nhiên nếu thời tiết quá nóng, bạn có thể để quạt thổi sang một bên người hoặc thổi vào tường, khiến gió thổi từ từ ngược trở lại, khi đó sẽ đạt được hiệu quả giảm nhiệt trong phòng.
3. Không để gió mạnh khi ngủ
Trong khi ngủ, nếu để lượng gió quá mạnh thổi vào người sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, để lâu ngày có thể bị cảm lạnh.
4. Đặt quạt điện càng xa người càng tốt
Vị trí tốt nhất bạn nên đặt quạt cách cơ thể người là khoảng 2 mét. Nếu để quạt điện quá gần người, sẽ dẫn đến việc luồng gió thổi vào người quá nhanh, gây ra sự khác biệt giữa tuần hoàn máu trong cơ thể và tuần hoàn của các tuyến mồ hôi, lâu dần sẽ phá hủy sự cân bằng của trung khu thần kinh, cuối cùng khiến cho cơ thể khó chịu.
Ảnh minh họa.
Đắp khăn vào quạt điện vừa mát như điều hòa vừa đuổi muỗi lại tiết kiệm được nhiều tiền điện Chúng ta chuẩn bị một chiếc khăn, cho khăn vào thau nước đổ dầu gió và nước vệ sinh ngâm khoảng hai phút, sau đó vắt khô khăn rồi cho vào túi ni lông. Bây giờ thời tiết ngày càng nắng nóng, ai cũng chọn quạt điện, điều hòa để giải nhiệt, tuy nhiên bật điều hòa lại tiêu tốn quá nhiều điện...