Quanh năm đi du lịch khắp nơi, nữ travel blogger vẫn điều hành cùng lúc thành công nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng
Xinh đẹp, độc lập, nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang là những gì ngắn gọn nhất để miêu tả về Đặng Thùy Dương (sinh năm 1989) – nhà thiết kế, travel blogger được giới trẻ chú ý trong một vài năm gần đây.
Tại sao chị quyết định rẽ hướng sang ngành Thời trang khi trước đó theo học Công nghệ thông tin?
Từ khi còn nhỏ, Dương đã có niềm đam mê với nghệ thuật và thời trang. Nhưng bố mẹ luôn muốn Dương chọn con đường an toàn, vì thế, sau khi hoàn thành khóa học Công nghệ thông tin tại Việt Nam, bố có ý định gửi Dương qua Đức học Computer Science Master. Dù vẫn cố gắng hoàn thành tốt nguyện vọng của bố nhưng càng ngày, Dương càng nhận ra bản thân không phù hợp với bộ môn “hơi khô khan” này.
Trong quá trình đi học, Dương có phụ mẹ trong việc kinh doanh, sau 4 năm mình cũng có chút thành quả nho nhỏ đủ để tự chủ. Kết thúc 4 năm học Công nghệ thông tin, Dương quyết định sang Anh học Fashion Design tại trường Istituto Marangoni. Để chứng minh rằng con đường mình lựa chọn là đúng đắn, Dương dành toàn bộ thời gian tập trung học tập. Kết quả là mình không chỉ tốt nghiệp bằng xuất sắc mà còn được chọn là một trong bốn sinh viên ở London được tham dự tuần lễ thời trang Pitti Uomo diễn ra tại Florence, Ý.
Là founder của nhiều thương hiệu thời trang, Dương có thể chia sẻ một chút về công việc kinh doanh của mình?
Vừa trở về Việt Nam sau 1 tuần, Dương đã bắt tay ngay vào xây dựng thương hiệu thời trang Oceana London từ một nhà kho vỏn vẹn 20m2. Dương tự lên ideas, sketch, làm rập, may mẫu, đến marketing… Ban đầu từ 2 nhân viên, sau 4 năm thì hiện tại, Oceana đã có được xưởng sản xuất riêng và mở cửa hàng tại nhiều nơi.
Sau đó, Dương muốn tiếp tục thử thách bản thân mình nên mở Madame Dương – thương hiệu chuyên về áo dài với mong muốn có thể quảng bá hình ảnh Việt Nam cho bạn bè thế giới. Ngoài việc kinh doanh thì công việc của Dương là Creative Director cho một thương hiệu thời trang khác.
Video đang HOT
Chị dung hòa công việc thế nào khi vừa là một nhà thiết kế, vừa là doanh nhân?
Một bên nghiêng về nghệ thuật bay bổng, một bên đòi hỏi quản lý những con số khô khan. Dương từng gặp không ít khó khăn trên con đường tự xây dựng thương hiệu nhưng nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, người thân, mình cũng vượt qua được hết. Sau mỗi lần vấp ngã, Dương như học thêm được rất nhiều điều.
Để cân bằng giữa công việc bận rộn và thời gian cho chính mình, Dương thường xả stress bằng cách đi du lịch. Mọi người có thể gọi mình là traveler chính hiệu.
Nói về chuyện “xê dịch”, đam mê này bắt nguồn từ đâu?
Đam mê xê dịch bắt nguồn từ bố của Dương, ông làm về du lịch và đi rất nhiều nơi. Mình bị lôi cuốn bởi câu chuyện về những vùng đất mới, những nền văn hoá thú vị. Sau khi tự chủ tài chính và thêm động lực từ sự bế tắc trong cuộc sống, Dương quyết định đi du lịch, bắt đầu từ những chuyến oversea một mình. Dần dần xê dịch trở thành niềm đam mê,vì sau thời gian bị xoay vần trong công việc thì đầu óc hay cả tâm hồn đều cần được làm mới, nạp thêm năng lượng.
Chị thường dành khoảng thời gian bao lâu trong 1 năm để đi du lịch?
Những năm trước thường 1, 2 tháng mình sẽ đi một chuyến 3-5 ngày. Hoặc rảnh rỗi vào cuối tuần thì sẽ bay short trip trong nước. Lễ tết có thời gian hơn thì có những chuyến đi dài đến 22 ngày. Nhưng trong năm nay vì dịch nên mình phải huỷ hết các plan du lịch.
Công việc của mình thiêng về sáng tạo, may mắn là mình không phải có mặt tại bàn giấy 24/7. Mình luôn cố gắng hoàn thành công việc nhanh và hiệu quả nhất có thể để dành thời gian đi du lịch. Một chuyến trip cũng như là một món quà hay phần thưởng, mà muốn có được thì phải nỗ lực làm việc. Nên không phải mình bận rộn mà không đi được, chỉ là mình có muốn và có đủ quyết tâm hay không thôi!
Đặng Thùy Dương còn được biết nhiều bạn trẻ đến qua gu thời trang cá tính. Chị có thể chia sẻ về phong cách thời trang của mình?
Là một người năng động, Dương thường ưu tiên lựa chọn cho mình những items đơn giản, đôi khi được mix match cùng với các phụ kiện đi kèm như dây chuyền, vòng tay hay mắt kính, túi xách… Ngoài ra, Blazer cũng là một trong những key items mà Dương yêu thích khi thường xuyên lựa chọn.
Tuy nhiên, Dương cũng khá trăn trở trong việc giặt những chiếc Blazer. Bởi vì Blazer không thể giặt bằng máy giặt như các loại trang phục khác. Do đó, Dương luôn tìm kiếm những giải pháp khác nhau để có thể “bảo vệ” phong cách của mình. Một giải pháp nổi bật mà Dương muốn chia sẻ chính là LG Styler. Với một người bận rộn như Dương, LG Styler là chiếc tủ thần thánh bởi mình chỉ cần 20 phút là có thể làm sạch, khử mùi, diệt khuẩn và cho ra một bộ đồ như mới. Chiếc tủ thông minh này không chỉ chăm sóc an toàn quần áo cao cấp, mà còn sở hữu dáng vẻ hiện đại, chiều lòng người yêu thích cái đẹp và khó tính như mình.
Cảm ơn chị vì những chia sẻ quý giá!
Là tủ chăm sóc quần áo thông minh tiên phong ở Việt Nam, LG Styler đặc biệt phù hợp với những loại trang phục đòi hỏi khâu chăm sóc tỉ mỉ như vest, váy dạ hội, áo khoác dạ, áo len… hoặc quần áo trẻ em, thú bông, chăn ga cần được thường xuyên khử khuẩn. Công nghệ hơi nước TrueSteam tích hợp trên LG Styler có khả năng giảm 99,9% vi khuẩn gây hại (vi khuẩn E coli, S. Aureus – Theo chứng nhận VDE năm 2019), bảo vệ sức khỏe người dùng. Như một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại, LG Styler xứng đáng trở thành trợ thủ công nghệ đắc lực, giúp chăm sóc “phong cách riêng”, mang lại cho chủ nhân vẻ ngoài cuốn hút, tự tin và hoàn hảo.
Hot Tiktoker vạch trần thái độ "lồi lõm" của Zara so với các thương hiệu thời trang khác: Là sự thật hay chiêu trò chơi bẩn?
Đoạn clip phản ánh thái độ phục vụ tệ hại của Zara đang thu hút nhiều chú ý của cư dân mạng.
Mới đây đoạn clip của anh chàng có tài khoản Tik Tok sammybecool đang thu hút nhiều sự chú ý của cư dân mạng khi so sánh thái độ đón tiếp khách hàng của các thương hiệu thời trang lớn là Uniqlo, Zara, H&M và Pull&Pear.
Chỉ sau một ngày đăng tải, đoạn clip này đã thu hút hơn 534.000 lượt xem cũng như vô số lượt thích và bình luận. Đáng chú ý trong đoạn clip ngắn này, Zara được xem là thương hiệu có thái độ "lồi lõm" nhất với khách hàng. Dưới đây chính là đoạn clip gây tranh cãi.
Hot tiktoker chỉ ra thái độ khác nhau của các thương hiệu thời trang
Có thể thấy qua đoạn clip của anh chàng này, Uniqlo, H&M và Pull&Pear đều có thái độ khá ổn áp với khách hàng. Cả Uniqlo, H&M đều chào hỏi khi khách hàng đến hàng, Pull&Pear còn có phần tận tình khi hòi han nhu cầu của khách với thái độ ân cần, niềm nở.
Vậy nhưng về phần Zara, thái độ của nhân viên có phần khá "lồi lõm": Không chào hỏi khách hàng, sửa đồ trước mặt khách, ánh mắt khinh khỉnh thiếu tôn trọng.
Bên dưới clip, cũng có rất nhiều người đồng tình với anh chàng này khi cho rằng thái độ của nhân viên Zara rất tệ.
Tuy nhiên bên cạnh đó có ý kiến cho rằng anh chàng này đang làm quá, thái độ nhân viên cũng có thể thay đổi lúc này lúc khác, hoặc có thuyết âm mưu cho rằng chàng hot tiktoker đang "dìm" Zara đẻ nâng những thương hiệu thời trang khác.
Nhiều thương hiệu thời trang bị tố đạo đức giả, phân biệt chủng tộc Sau khi thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào chống phân biệt chủng tộc, nhiều thương hiệu thời trang bị tố đạo đức giả, lừa dối khách hàng. Trong khi ngành công nghiệp thời trang đồng loạt lên tiếng ủng hộ phong trào chống nạn phân biệt chủng tộc Black Lives Matters trên các phương tiện truyền thông, nhiều thương hiệu...