Quảng Trị: Xử phạt người quản lý trạm trộn để tràn 200 lít dầu thải ra môi trường
Trạm trộn bê tông nhựa để xảy ra vụ tràn 200 lít dầu thải ra môi trường, vừa bị Công an huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, xử phạt.
Trạm trộn bê tông, nơi phát thải dầu ra môi trường.
Ngày 3/12, Công an huyện Cam Lộ cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Hữu Phương (SN 1978), phụ trách trạm trộn bê tông nhựa nóng của Công ty cổ phần Việt Ren (đặt tại km 27, thôn Thượng Lâm, xã Cam Thành, Cam Lộ) với số tiền 7,5 triệu đồng.
Hành vi của ông Phương được quy định tại khoản 1, điều 19, Nghị định 155/2016/NĐ – CP.
Theo quyết định này, ông Phương bị xử phạt vì ngày 5/11, do chủ quan, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác điều hành, quản lý trạm trộn bê tông nhựa nóng và không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường dẫn đến làm đổ 200 lít dầu FO ra đất, suối thông với nhánh sông Hiếu ở xã Cam Thành.
Trước đó, sau khi nhận được tin báo của người dân, Công an huyện Cam Lộ đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản, xác định nơi phát tán dầu thải ra sông Hiếu là từ trạm trộn bê tông nhựa nóng (đóng tại thôn Thượng Lâm, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ) của Công ty cổ phần Việt Ren.
Được biết, dầu FO vô cùng độc hại cho hệ sinh thái dưới nước, có thể gây ảnh hưởng lâu dài với môi trường nước.
Dầu thải dính trên cây cỏ, chảy xuống gây ô nhiễm nguồn nước vùng thượng nguồn sông Hiếu
Video đang HOT
Theo Công an huyện Cam Lộ, ông Phương đã được công ty giao nhiệm vụ quản đốc, quản lý trạm trộn bê tông nhựa nóng; đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với trạm trộn này. Vì vậy, chỉ phạt cá nhân ông Phương chứ không thể xử phạt công ty.
Về việc Công ty cổ phần Việt Ren đã có kế hoạch bảo vệ môi trường cho trạm trộn bê tông, nhưng chưa giám sát định kỳ và chưa có kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định, Phòng TN-MT và Công an huyện Cam Lộ cho biết, đã yêu cầu công ty này bổ sung hồ sơ.
Liên quan đến vụ việc này, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã vào cuộc tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước hiện hữu như chăn nuôi, trồng trọt, các cơ sở sản xuất, trạm trộn bê tông, khai thác vật liệu xây dựng.
Theo Dân trí
Vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy tại Bắc Ninh: Nhiều tình tiết mâu thuẫn cần được làm rõ
Ngày 12/11, TAND huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm lần hai vụ án "Tàng trữ trái phép chất ma túy" đối với bị cáo Nguyễn Đình Khải tại xã Thái Bảo.
Những lời khai mâu thuẫn
Trước đó, ngày 21/4/2019, Báo Công lý có đăng tải bài viết với tiêu đề: "Nhiêu tinh tiêt cân lam ro vu tang trư trai phep chât ma tuy ơ Băc Ninh", trong đó phản ánh tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, TAND tỉnh Bắc Ninh đã tuyên hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện Gia Bình, trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại vì nhiều nội dung còn mâu thuẫn, chưa được làm sáng tỏ.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 12/11, cáo trạng của VKSND huyện Gia Bình vẫn bảo lưu quan điểm khi cho rằng có việc bắt giữ ông Khải tại đường làng thôn Thiên Đức. Sau khi bị bắt, bị cáo Khải xin được về nhà lấy đồ. Vì địa điểm bắt ông Khải cách nhà cổng nhà khoảng 5-7 m nên lực lượng công an xã đã cho ông Khải trở về nhà. Đồng thời cáo trạng khẳng định nhân chứng Nguyễn Hữu Phượng (nguyên Công an xã Thái Bảo) chứng kiến toàn bộ quá trình bắt giữ ông Khải trên đường làng thôn vào khoảng 11h30 ngày 10/9/2018 do một mình anh này đang đi có việc ngang qua thì nhìn thấy...
Trước những lời khai của ông Phượng, ông Biên và các nhân chứng khác tại tòa, Luật sư Phương Hữu Tuyến, người bào chữa cho bị cáo Khải cho rằng: Cơ quan điều tra Công an huyện Gia Bình đã dựa vào những lời khai đầy mâu thuẫn, nhằm che đậy các hành vi vi phạm ban đầu của ông Biên, ông Vàng, ông Phượng, ông Tân, ông Quy, để kết luận ông Khải phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy là trái pháp luật. Việc VKSND huyện Gia Bình cố tình dựa vào kết luận điều tra để truy tố ông Khải về tội tàng trái phép chất ma túy cũng hoàn toàn trái pháp luật.
Ông Nguyễn Hữu Phượng, nguyên Công an xã Thái Bảo, nhân chứng vụ việc
Lý giải về điều này, luật sư Tuyến cho rằng lời khai của ông Phượng, ông Tân, Phận và Biên có nhiều mâu thuẫn về vị trí bắt ông Khải. Chính vì vậy hoàn tòan không có việc bắt ông Khải ngoài đường làng. Bởi tại phiên tòa phúc thẩm, ông Biên khai nhận: "Bắt Khải tại đường làng, gần khu vực cổng nhà bị cáo khoảng 1 đến 2 m".
Đối với nhân chứng Phượng lúc đầu cũng khai nhận nhìn thấy bắt người cách cổng nhà ông Khải 5 đến 7 m, sau đó lại cho rằng bắt đúng chỗ nhà máy xay sát nhà ông Vàng (người cũng liên quan tới vụ án). Tại phiên tòa phúc thẩm anh Phượng khai chứng kiến bắt ở cổng nhưng đến giai đoạn điều tra lại, ông Phượng thay đổi cho rằng là bắt ông Khải tại chỗ nhà máy sát nhà ông Vàng.
Ông Tân cũng là Công an xã Thái Bảo tham gia bắt giữ lại khai địa điểm bắt ông Khải là ở ngoài đường cách cổng nhà khoảng 5-10 m.
Trong khi đó, ông Lê Đình An, nhà đối diện ngõ nhà ông Khải cũng đối diện nhà máy sát nhà ông Vàng, cách khoảng 3m, là người đầu tiên chứng kiến vụ việc khẳng định trước HĐXX là sáng ngày hôm xẩy ra vụ án ông đi làm thợ xây bên nhà ông Nho - bố đẻ ông. Đến 11h, ông An về nghỉ tại nhà. Ông không hề thấy nhóm người của Công xã Thái Bảo bắt ông Khải ở ngoài đường. Khi xảy ra sự việc chính ông An chạy vào nhà ông Khải nhìn thấy, nhóm người công an xã ôm ông Khải và ông Soan sau đó mới còng tay. Đồng thời, công an xã còn thu tiền và 2 điện thoại của ông Khải tại bàn. Ông An khẳng định hoàn tòan không có việc bắt giữ ông Khải tại đường làng.
Cùng làm nhân chứng cho vụ việc, ông Nguyễn Đức Sơn cho rằng hoàn toàn không có việc bắt giữ ông Khải trên đường làng như công an xã Thái Bảo khai nhận. Ông Sơn đã đỗ xe cách cổng nhà ông Khải từ 9h30 tới hơn 11h và hoàn toàn không nhìn thấy ông Biên và tổ công tác bắt giữ ông Khải trên đường làng.
Vật chứng vụ án có dấu hiệu không khách quan
Từ những lời khai tại tòa, Luật sư Tuyến tranh luận với đại diện VKS cho rằng, những người trực tiếp bắt ông Khải và người chứng kiến đã xác định vị trí bắt ông Khải khác nhau. Ông Biên, tổ trưởng người trực tiếp chủ trì bắt khẳng định vị trí cách cổng nhà ông Khải 1 đến 2m. Ông Tân xác định vị trí cách cổng khoảng 5-10m. Ông Phượng người chứng kiến việc bắt lại xác định vị trí bắt ông Khải ở chỗ nhà máy sát nhà ông Vàng tức cách cổng nhà ông Khải 10m. Những lời khai này hoàn tòan mâu thuẫn nhau từ đó chứng tỏ không có việc bắt ông Khải ở ngoài đường rồi đưa vào nhà. Việc ông Khải khai bị bắt ở nhà là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, cáo trạng VKS lại tự xác định vị trí bắt ông Khải cách cổng nhà ông Khải từ 5-7 m, trái với các lời khai của các nhân chứng.
Ông Phạm Công Biên, nguyên Phó trưởng Công an xã Thái Bảo
Không những thế, tại tòa lời khai của ông Trần Đình Vân, nhân chứng được cho là cùng ngồi trong nhà ông Khải ngày 10/9/2018 cũng có nhiều điểm mâu thuẫn. Tại biên bản ghi lời khai của VKS tỉnh Bắc Ninh ông Vân khai nhận ngày 10/9/2018 đi xây cùng với anh Vang không có mặt ở nhà. Tại biên bản giao nhận tài liệu của TAND tỉnh Bắc Ninh ông Vân có viết: Thời điểm Khải bị bắt tôi đi làm không có mặt ở nhà tôi và không có mặt ở nhà Khải. Tuy nhiên, tại bút lục 29, 30 của hồ sơ vụ án ông Vân lại khai: Khoảng 11h đến 11h30 ngày 10/9/2018, ông đang ở khu vực hội trường thôn Thiên Đức, lúc đó là tâm trưa tôi ở gần nhà. Tôi ngồi hút thuốc. Trong khi đó, tại biên bản đối chất giữa ông Vân và ông Lê Đình Nho (nhân chứng nhìn thấy ông Vân chạy qua nhà), ông Vân lại khai khoảng 11h đến 11h30 ngày 10/9/2018 ông đang ở nhà ông.
Theo Luật sư Tuyến như vậy lời khai của ông Vân ở giai đoạn điều tra lại hoàn toàn mâu thuẫn với lời khai ở giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Lời khai của anh Vân rất quanh co không phản ánh sự thật khách quan, không đáng tin cậy. Tuy nhiên, kiểm sát viên lại cho rằng lời khai của ông Vân là khách quan, để kết luận ông Vân không có mặt tại nhà ông Khải khi công an xã ập vào bắt ông Khải và ông Soan. Đồng thời VKS bác bỏ lời khai khách quan của ông Soan, ông Khải và ông Nho khai ông Vân có mặt ở nhà ông Khải ngày 10/9/2018. Từ đó, VKS cho rằng ông Khải bị bắt ngoài đưa về nhà và cố tình dựa vào lời khai của các công an xã, truy tố ông Khải phạm tội: "Tàng trữ trái phép chất ma túy", như vậy là trái pháp luật.
Tại phiên tòa, để làm rõ sáng tỏ vụ án, HĐXX cũng quyết định công khai vật chứng vụ án. Sau khi công bố toàn bộ vật chứng đã được mở niêm phong cho mọi người cùng chứng kiến, Luật sư Phương Hữu Tuyến cho rằng: Tại biên bản phạm tội quả tang miêu tả, đồ vật thu giữ là hai ống nhựa màu xanh hàn kín, tức là cơ quan công an không thể nhìn thấy được trong ông nhựa màu xanh đó có gì nhưng đơn vị này vẫn biết là trong đó có chứa chất bột màu trắng, trong khi không hề cắt ống nhựa ra.
Phiên xử sơ thẩm lần hai có rất đông người tham dự
Mặt khác, vật chứng được công khai tại tòa là hai ống nhựa màu xanh lá cây đục, không trong suốt. Nếu đựng bất kể bột màu gì bên trong hàn kín thì mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Còn bột lại là màu nâu vàng. "Như vậy chúng ta thấy có dấu hiệu của việc không khách quan về hai ống nhựa màu xanh chứa bột màu trắng này mà cơ quan điều tra cho rằng ông Khải có hành vi tàng trữ chất ma túy. Vì vậy, việc vật chứng trong vụ án này có dấu hiệu không khách quan, việc ông Khải khai khi ông bị bắt ở nhà ông, ông không hề có ma túy là có cơ sở. Đề nghị HĐXX xem xét tình tiết văn bản này". Luật sư Tuyến nêu quan điểm.
Đối đáp lại quan điểm của luật sư và lời khai của ông Nho, ông Sơn, An và luật sư, đại diện VKS vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng lời khai của nhân chứng Nguyễn Hữu Phượng, ông Phạm Công Biên cùng những người khác là hoàn toàn đủ căn cứ kết luận ông Nguyễn Đình Khải tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Tổ công tác của Công an huyện Gia Bình cùng Công an xã Thái Bảo phát hiện, bắt quả tang đang cầm trên tay tại đường làng. Trong khi đó, tại phiên tòa phúc thẩm, ông Phạm Công Bình, cán bộ Công an huyện Gia Bình trực tiếp lập biên bản phạm tội quả tang ngày 10/9/2018 đều khẳng định: Chỉ có Công an xã Thái Bảo bắt quả tang ông Khải tàng trữ chất ma túy, không có sự tham gia của công an huyện. Khi bắt quả tang ông Khải xong thì Công an xã Thái Bảo mới điện Công an huyện Gia Bình về làm việc.
Từ các tình tiết trên, luật sư Tuyến cho rằng Hội đồng xét xử cần xem xét thấu đáo mọi tình tiết, đánh giá đầy đủ lời khai của các nhân chứng để bảo đảm công tâm, khách quan theo quy định của pháp luật.
Trước nhiều tình tiết phức tạp, các chứng cứ lời khai cần được đánh giá khách quan, thấu đáo, TAND huyện Gia Bình quyết định nghị án kéo dài và sẽ tuyên án vào ngày 14/11/2019.
Thụy Anh
Theo congly.vn
Quảng Trị: Tìm ra nơi phát tán dầu thải độc hại ra sông Hiếu Công an huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản, xác định chính xác nơi phát tán dầu thải ra sông Hiếu, gây ô nhiễm môi trường. Ngày 9/11, theo thông tin từ Công an huyện Cam Lộ, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản, xác định chính xác nơi phát tán dầu...