Quảng Trị: Nước trên các sông đang xuống, vùng thấp trũng còn ngập
Ngày 18/10, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị cho biết, lũ trên các sông chính gồm: Thạch Hãn, Ô Lâu, Sông Hiếu, Bến Hải đang xuống sau khi đạt đỉnh lũ vào đêm 17/10 từ trên báo động 1 đến dưới báo động 3.
Ngập lụt ở xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong khiến người dân đi lại khó khăn. Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN
Tuy nước lũ trên các sông đang xuống nhưng ở vùng thấp trũng, ven sông vẫn còn ngập lụt khiến giao thông bị chia cắt. Điển hình là đường liên xã Triệu Độ, Triệu Thuận, huyện Triệu Phong nối với thành phố Đông Hà bị ngập sâu khoảng 0,5m, nước chảy xiết khiến nhiều phương tiện không thể lưu thông.
Ngoài ra trên địa bàn huyện Hải Lăng, các tuyến đường đi qua xã Hải Định, đường liên xã Tân – Sơn – Hòa cùng nhiều đường giao thông trong khu dân cư ở khu vực ven sông, thấp trũng trên địa bàn xã Hải Lâm, Hải Định, Hải Phong bị ngập, có nơi ngập đến 0,7m.
Tại huyện Vĩnh Linh, đường ở các thôn Quảng Xá, Lâm Cao, Tiên Lai, xã Vĩnh Lâm; Thượng Hòa, xã Vĩnh Long; Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn bị ngập nước, chia cắt.
Do ngập lụt, giao thông bị chia cắt nên 50 trường học ở 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng đã phải cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Ngập lụt ở xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong khiến người dân đi lại khó khăn.
Trong khi đó, ở hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa, nước tại các cầu tràn, ngầm tràn đã rút nên người dân cơ bản đi lại được. Riêng ở cầu tràn xã Ba Lòng, huyện Đakrông nước còn ngập khiến đường vào trung tâm xã này bị chia cắt. Lực lượng chức năng vẫn đang tìm kiếm một người mất tích (anh Hồ Văn Diên, sinh năm 2000, trú tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa bị nước lũ cuốn trôi khi đi qua tràn thôn Ly Tôn, xã Tà Long, huyện Đakrông) tối 16/10.
Tỉnh đã di dời 267 hộ dân với 1.416 nhân khẩu ở khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt đến nơi an toàn. Toàn tỉnh đã có 845 nhà dân bị ngập, trong đó huyện Đakrông có 37 nhà; thành phố Đông Hà 808 nhà. Bờ sông Hiếu đoạn qua thôn Mộc Đức, xã Cam Hiếu bị sạt lở dài 100m. Bờ sông Thạch Hãn đoạn qua thôn Đại Thượng Hạ, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong bị sạt lở dài 1.000m. Bờ sông Bến Hải thuộc huyện Gio Linh bị sạt lở dài khoảng 30m. Một số nhà dân ở huyện Hướng Hóa và phòng học, trạm y tế ở huyện Triệu Phong bị tốc mái hư hỏng; trên 12ha ao nuôi trồng thủy sản bị ngập, 7ha rau màu bị thiệt hại.
Sau sự cố mất điện do mưa lũ, Điện lực Quảng Trị cũng đã cấp điện trở lại cho người dân ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Đakrông.
Từ ngày 16 đến sáng 18/10, trên địa bàn Quảng Trị đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 250-350mm, có nơi cao hơn như tại Vĩnh Ô (Vĩnh Linh) 419mm, Hướng Sơn (Hướng Hóa) 396mm.
Các địa phương miền Trung hối hả "chạy bão" số 5
Dự báo cơn bão số 5 sẽ ảnh hưởng nên người dân ở các tỉnh miền Trung đang hối hả đưa tàu, thuyền vào nơi tránh trú an toàn; đồng thời gia cố nhà cửa, thu hoạch lúa đề phòng bão đổ bộ.
Ngư dân Thanh Hóa đưa tàu thuyền vào nơi tránh trú bão.
Thanh Hóa: Kéo thuyền lên đường nhựa
Để chủ động ứng phó với bão số 5, ngư dân tại các địa phương ven biển Thanh Hóa đang khẩn trương đưa tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.
Để chủ động ứng phó với bão số 5, ngư dân Sầm Sơn đã khẩn trương neo đậu tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn (Ảnh: Thanh Tùng).
Tại khu vực âu thuyền phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn, gần 200 tàu thuyền đã cập cảng. Ghi nhận của phóng viên, cuối giờ chiều 9/9, tại khu vực cảng Hới (TP Sầm Sơn), mưa đã ngớt hạt, gió nhẹ, nhiều tàu thuyền đang khẩn trương đưa hải sản lên bờ để vào neo đậu tại âu thuyền.
Ngư dân phường Quảng Tiến, Sầm Sơn đang khẩn trương thu dọn ngư lưới cụ để đảm bảo an toàn trước giờ bão đổ bộ.
"Từ sáng nay (9/9), chúng tôi đã dừng hoạt động đánh bắt, đưa thuyền bè lên bờ tránh trú", ngư dân Văn Đình Nghĩa chia sẻ (Ảnh: Thanh Tùng).
Ngoài khu vực cảng Hới, dọc bãi biển Sầm Sơn, từ sáng ngày 9/9, ngư dân tại địa phương đã dừng hoạt động đánh bắt, neo đậu, chằng chống tàu thuyền trên bãi biển. Trước tình hình nước biển dâng cao, một số ngư dân đã kéo thuyền, bè lên đường Hồ Xuân Hương để tránh trú.
Ông Văn Đình Nghĩa (ngư dân phường Trường Sơn, TP Sầm Sơn) cho biết: "Mặc dù thời tiết hiện tại chưa có gió lớn nhưng theo dự báo thì cơn bão số 5 có diễn biến rất phức tạp. Để đảm bảo thuyền, bè không bị cuốn trôi khi nước dâng cao, chúng tôi đã phải kéo thuyền bè lên bờ, đồng thời chằng chống ngư lưới cụ".
Tại khu vực bãi A, phường Trường Sơn (TP Sầm Sơn), một tàu thuyền được kéo lên đường nhựa để tránh bão (Ảnh: Thanh Tùng).
Theo ông Trần Học Đính, Chủ tịch UBND phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) trên địa bàn phường có 188 phương tiện tàu thuyền. Đến chiều 9/9, đã có 172 phương tiện cập bờ vào bờ để tìm nơi tránh trú, số phương tiện còn lại đang ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ và Quảng Bình. Hiện, địa phương đang tiếp tục liên lạc để hướng dẫn các phương tiện sớm cập bờ trước khi bão đổ bộ.
Những mẻ cá cuối cùng sau khi vào bờ tránh bão được khẩn trương bốc dỡ (Ảnh: Thanh Tùng).
Tại khu vực âu thuyền Quảng Tiến, TP Sầm Sơn, nhiều tàu thuyền đã vào neo đậu an toàn.
"Đối với các phương tiện mới cập cảng Hới, chúng tôi khẩn trương yêu cầu các phương tiện này tiếp tục bốc dỡ hàng hóa, chậm nhất trong sáng ngày mai (10/9) sẽ hoàn thành việc bốc dỡ hàng hóa và vào âu thuyền tránh trú", ông Đính thông tin.
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 7.000 tàu thuyền với hơn 25 nghìn lao động hoạt động đánh bắt thủy hải sản.
Hà Tĩnh: Hơn 40 tàu thuyền đang trên đường vào bờ
Tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương, đơn vị trên địa bàn theo dõi sát diễn biến của bão số 5 và mưa lũ để chủ động phương án ứng phó; sơ tán dân đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra bão mạnh, mưa lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các địa điểm sơ tán, khu cách ly tập trung.
Người dân Hà Tĩnh gia cố lại nhà cửa phòng bão số 5 đổ bộ.
Các địa phương ven biển phải đảm bảo an toàn cho người và tài sản của Nhân dân trên các đảo và lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản. Các huyện miền núi cần kiểm tra, rà soát kỹ tất cả các vị trí có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt sâu để kịp thời thông báo cho người dân chủ động, phòng tránh có hiệu quả.
Đến chiều 9/9, toàn bộ tàu thuyền trên địa bàn tỉnh (3.695 phương tiện tàu thuyền với 14.939 lao động) đã biết thông tin, diễn biến, đường đi của bão số 5 và hầu hết đã vào các khu neo đậu an toàn. Chỉ còn 42 phương tiện/275 lao động đang hoạt động khai thác tại các vùng khơi cũng đang trên đường vào các khu neo đậu gần nhất để tránh bão.
Người dân gặt lúa "chạy bão" (Ảnh: Xuân Sinh).
Chiều tối 9/9, nhiều khu vực tại Hà Tĩnh như: Huyện Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê... đang có mưa vừa. Một số người dân tại các địa phương ven biển cũng đã gia cố lại nhà cửa, khẩn trương thu hoạch lúa để phòng bão đổ bộ.
Quảng Bình: Bố trí lực lượng hỗ trợ ngư dân vùng giãn cách neo tàu tránh bão
Theo báo cáo của ngành NN&PTNT Quảng Bình, địa phương này hiện có khoảng 6.500 tàu cá đã vào bờ, neo đậu an toàn, hơn 100 tàu khác đang trên đường vào bờ.
Tàu thuyền của ngư dân Quảng Bình vào bãi neo đậu tránh trú bão.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng, chính quyền các địa phương đang tiếp tục kêu gọi, hướng dẫn ngư dân đưa tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào bờ tránh trú bão an toàn; kiểm soát chặt chẽ ngư dân, đặc biệt là ngư dân các tỉnh bạn khi vào tránh trú để phối hợp thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Riêng đối với số tàu cá của ngư dân xã Đức Trạch, địa bàn đang thực hiện Chỉ thị số 16, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình và các sở, ngành, địa phương đã và sẽ bố trí lực lượng hỗ trợ bà con neo đậu tàu thuyền, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Quảng Bình cũng chủ động xây dựng phương án di dời người dân ở các vùng xung yếu, vùng có nguy cơ ngập lụt đến nơi an toàn khi tình huống khẩn cấp xảy ra. Quá trình di dời dân cần phải bảo đảm bảo tuyệt đối yêu cầu về công tác phòng, chống dịch.
Ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình (người ở giữa) kiểm tra công tác sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 5 (Ảnh: Tiến Thành).
Do ảnh hưởng của bão số 5, trong ngày 9/9, tại Quảng Bình có mưa to, tại một số sông suối khu vực miền núi, nước lũ dâng lên đã gây ngập và chia cắt một số ngầm tràn. Quốc lộ 9C từ huyện Lệ Thủy đi Cửa khẩu Chút Mút bị sạt lở tại km 33 làm ảnh hưởng đến việc lưu thông.
Quảng Trị: Hơn 2.300 tàu, thuyền đã nhận được thông tin về bão
Ngày 9/9, theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Trị, đến chiều 9/9, tỉnh này có hơn 2.300 tàu, thuyền đã nhận được thông tin và vào nơi tránh bão.
Tàu thuyền của ngư dân vào nơi neo đậu tại Khu neo đậu Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong.
Hiện tỉnh Quảng Trị đang khẩn trương rà soát và chủ động phương án di dời dân ở các khu vực xung yếu, có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét...
Sở NN&PTNT Quảng Trị đã có văn bản đề nghị các địa phương khẩn trương huy động nhân lực, phương tiện để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa; chuẩn bị tốt các điều kiện phơi sấy, bảo quản, cất giữ nông sản hợp lý thích ứng với diễn biến thời tiết.
Ghi nhận tại cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh vào chiều 9/9, hàng ngàn tàu thuyền đã được ngư dân đưa vào nơi neo đậu, chằng néo dây để tránh va đập.
Theo Thiếu tá Trần Minh Cường, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Cửa Việt (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị), để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Cửa Việt phối hợp với chính quyền địa phương triển khai đồng bộ nhiều biện pháp.
Đồng thời phối hợp với các lực lượng nắm thông tin, vị trí hoạt động của các tàu thuyền trên biển, tuyên truyền ngư dân nhanh chóng vào nơi neo đậu an toàn. Phối hợp với chính quyền địa phương sẵn sàng các phương án di dời dân khi bão đổ bộ.
Ngư dân neo đậu tàu chắc chắn tránh bão.
Nông dân ở xã Gio Quang, huyện Gio Linh khẩn trương thu hoạch lúa chạy bão.
Bà con nông dân vận chuyển lúa về nhà.
Chiếc thuyền được phủ bạt kín.
Bộ đội Biên phòng tuần tra dọc sông Hiếu, tuyên truyền người dân neo đậu tàu thuyền để tránh va đập (Ảnh: Đăng Đức).
Chơi đùa trên mố cầu đang thi công, một học sinh tử vong Khi đang chơi trốn tìm cùng với các bạn, cháu D. chạy trên mố cầu tràn đang thi công dang dở của đập ngăn mặn và không may trượt chân rơi xuống nước dẫn đến tử vong. Công an TP Đông Hà, Quảng Trị cho biết, vụ việc xảy ra vào khoảng 8h40 ngày 7/6/2021 tại đập ngăn mặn sông Hiếu thuộc địa...