Quảng Trị: Giám đốc Sở Ngoại vụ làm Phó Chủ tịch tỉnh
Ông Hoàng Nam, Tỉnh ủy viên, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị vừa được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2016-2021 với 100% số phiếu.
Sáng 6.12, tại Kỳ họp thứ 9, khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã bầu ông Hoàng Nam, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2016-2021 với số phiếu tối đa 45/45 (tỷ lệ 100%).
Ông Hoàng Nam nhận hoa chúc mừng của lãnh đạo tỉnh Quảng Trị khi được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2016-2021. Ảnh: Ngọc Vũ
Video đang HOT
Ông Hoàng Nam, sinh năm 1971, quê quán xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, là thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công, cử nhân kinh tế. Trình độ lý luận chính trị cao cấp. Ngày vào Đảng chính thức 24.7.2002.
Cũng trong sáng nay, tại kỳ họp đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị bầu. Ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có số phiếu tín nhiệm cao cao nhất; ông Hồ Ngọc An, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất.
Kỳ họp thứ 9, khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị diễn ra từ ngày 5-8.12.
Theo Danviet
Đất lúa bỏ hoang, đem trồng đậu xanh nhà nông có tiền
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán, thiếu nước tưới ngày càng nghiêm trọng khiến nhiều diện tích đất lúa ở Quảng Trị phải bỏ hoang. Trước tình hình đó, vụ hè thu 2018, Trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ đã triển khai mô hình chuyển đổi sản xuất trên chân đất trồng lúa không chủ động nước tưới, năng suất thấp bằng các giống đậu xanh mới có năng suất, giá trị cao và đã thu được kết quả khả quan.
Theo đó, mô hình được triển khai tại thôn Quật Xá, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, trên diện tích 5 ha, với giống đậu xanh ĐX 208. Các hộ tham gia được Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón và hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện mô hình.
Các đại biểu và bà con nông dân thăm mô hình trồng đậu xanh trên đất lúa thiếu nước. Ảnh: V.T
Gia đình ông Nguyễn Đình Cải ở thôn Quật Xá, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ có 2,5 sào đất ruộng hàng năm chỉ trồng được lúa trong vụ đông xuân, còn vụ hè thu do không có nước tưới nên đành bỏ ruộng hoang. Vụ hè thu năm nay, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển toàn bộ diện tích này sang trồng đậu xanh ĐX 208. Nhờ được cán bộ khuyến nông hướng dẫn nhiệt tình, chăm sóc tốt nên ruộng đậu xanh của gia đình ông cho năng suất cao, đạt 1 tạ/sào.
Ông Cải cho biết: "Nhờ sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ, gia đình tôi và một số hộ tại địa phương đã đưa cây đậu xanh vào trồng ở những ruộng lúa bỏ hoang. Việc chuyển sang cây trồng cạn đã rút ngắn được mùa vụ, tiết kiệm nước tưới, ngoài ra còn hạn chế cỏ dại và cải tạo đất".
Theo tính toán, so với cây lúa thì nhu cầu nước tưới của cây trồng cạn như đậu xanh chỉ bằng 1/3 - 1/2, trong khi thu nhập cao hơn so với trồng lúa cùng thời điểm, trung bình 1ha đạt 40 triệu đồng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Hồng Phong - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ cho biết: Cây đậu xanh không chịu ngập úng, vì vậy bắt buộc phải lên luống. Tùy theo địa thế để lên luống rộng, hẹp, cao hoặc thấp, đặc biệt các chân đất không bằng phẳng cần chú ý làm rãnh thoát nước. Lên luống xong rạch hàng sâu 10 - 12cm, hàng cách hàng 30- 40cm, bón phân, lấp đất rồi gieo hạt, không gieo hạt trực tiếp lên phân bón.
Cây đậu xanh có thời gian sinh trưởng ngắn nên chủ yếu tập trung bón lót, liều lượng cho 1ha khi bón lót gồm 500kg vôi 6-8 tấn phân hữu cơ 325kg lân, sau đó có thể bón thúc 2 đợt nữa.
Bà Nguyễn Thị Hảo - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Thành cho biết thêm: Việc chuyển đổi các diện tích đất lúa thiếu nước sang trồng các loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao do Trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ triển khai là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Vượt hàng trăm cây số cứu người dưng Hai chàng trai Quảng Bình và Quảng Trị đã có hành trình dài hàng trăm cây số trong đêm, ra tận Nghệ An để cho đi những giọt máu hiếm, cứu một người xa lạ... Nguyễn Văn Quân (thứ 5 từ trái qua) và Trần Xuân Tấn (thứ 3 từ trái qua) chụp ảnh lưu niệm sau khi hiến máu tại Nghệ An...