Quảng Trị: Dùng 10 vạn con tôm để kiểm tra độ an toàn của nước biển
Đó là giải pháp chính quyền tỉnh Quảng Trị đang tiến hành để kiểm tra mức độ an toàn của nước biển trước khi cho người dân lấy nước biển vào hồ nuôi tôm.
Ngày 6.5, ông Nguyễn Hoài Nam – Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản – thuộc Sở NNPTNT Quảng Trị cho biết, thống kê bước đầu tỉnh bị thiệt hại trên 141 tỷ đồng do hiện tượng cá chết bất thường gây ra. Trong đó, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại trên 11 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh đã bước vào mùa hè, nắng nóng kịch liệt, nước trong hồ nuôi tôm bốc hơi nhanh, mực nước cạn dần nhưng người nuôi tôm không dám lấy nước biển bổ sung vào hồ khiến tôm chậm lớn.
Những hồ đã thả nuôi tôm mực nước ngày càng cạn dần nhưng người dân không dám bổ sung nước biển vào khiến tôm chậm lớn
Kết quả quan trắc của Sở TNMT Quảng Trị khẳng định nước biển vẫn nằm trong giới hạn an toàn. Tuy nhiên, để tránh tổn thất cho người nuôi tôm, Sở NNPTNT Quảng Trị đã chỉ đạo Trung tâm giống thủy sản tỉnh thử nghiệm bơm trực tiếp nước biển vào hồ nuôi và thả 10 vạn tôm thẻ chân trắng giống, theo dõi trong vòng 7-10 ngày để đưa ra kết luận có thể tiếp tục bơm nước biển vào nuôi tôm được không.
Video đang HOT
Ông Nam cũng cho biết, để khắc phục thiệt hại do hiện tượng cá chết gây ra, về lâu dài Quảng Trị cần chuyển đổi từ đánh bắt ven bờ sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở hạ tầng như cảng biển của tỉnh không đáp ứng nhu cầu.
Cụ thể, hai cảng biển lớn Cửa Tùng (Vĩnh Linh) và Cửa Việt (Gio Linh) đều bị bồi lấp, tàu thuyền lớn thường xuyên mắc cạn, còn tàu sắt đóng theo nghị định 67 thì không thể cập cảng. Vì vậy, các cấp ngành Trung ương cần hỗ trợ tỉnh về nguồn vốn nâng cấp cơ sở hạ tầng, nạo vét cảng biển, cho ngư dân vay vốn, ưu đãi lãi suất để chuyển đổi sang khai thác xa bờ.
Việc nuôi tôm trên cát ở Quảng Trị mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi vốn lớn, người nghèo khó thực hiện. Vì vậy, Chính phủ cũng cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho người dân Quảng Trị để chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng.
Theo Danviet
HN: Bán thực phẩm bẩn sẽ bị "bêu tên" trên loa phường
Tên cửa hàng dịch vụ ăn uống vi phạm an toàn thực phẩm sẽ được thông báo trên đài phát thanh phường, xã để người tiêu dùng tránh.
Các cơ sở dịch vụ ăn uống vi phạm an toàn thực phẩm sẽ bị công khai tên trên đài phát thanh phường, xã (Ảnh minh họa)
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
Theo đó, Hà Nội yêu cầu UBND quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại địa phương.
Trường hợp kiểm tra phát hiện các cơ sở vi phạm quy định ATTP, kịp thời thông báo tên các cơ sở vi phạm trên đài phát thanh xã, phường để người tiêu dùng biết không sử dụng.
Thành phố cũng sẽ quy hoạch một số tuyến phố tập trung dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bảo đảm các điều kiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng; tiếp tục duy trì nhân rộng mô hình điểm về thức ăn đường phố, mô hình cải thiện tại 30 tuyến phố văn minh đô thị.
Khi có vi phạm an toàn thực phẩm, UBND TP Hà Nội yêu cầu quy rõ trách nhiệm của từng cấp chính quyền, đơn vị.
Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP quận, huyện định kỳ 6 tháng kiểm tra công tác quản lý ATTP của xã, phường, thị trấn.
Sở Y tế triển khai kế hoạch, hướng dẫn chuyên môn, phối hợp kiểm tra với các quận, huyện, thị xã quản lý ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
Theo Danviet
"Lạc lối" giữa rừng chất độc Đó là lo lắng của ông Hà Công Tuấn - Thứ trưởng Bộ NNPTNT tại Hội nghị Thanh tra chuyên ngành của Bộ NNPTNT tổ chức vào sáng 1.4 tại TP. Đà Nẵng. Hội nghị này có sự tham gia của các lãnh đạo 63 Sở NNPTNT trên cả nước, nội dung chính là bàn các biện pháp để giám sát chặt việc...