Quảng Trị: Bỏ đời làm thuê về quê nuôi bò vỗ béo, con nào cũng to đẹp, anh nông dân lãi 300 triệu/năm
Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, với niềm đam mê sản xuất nông nghiệp, anh Đỗ Quốc Hoài (sinh năm 1990), ở thôn Long Quy, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) đã đầu tư xây dựng và bước đầu thành công với mô hình chăn nuôi bò vỗ béo theo hướng hữu cơ.
Thành công của mô hình nuôi bò vỗ béo chính là động lực để anh Đỗ Quốc Hoài, thôn Long Quy, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Mô hình chăn nuôi bò vỗ béo của anh Đỗ Quốc Hoài, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị).- Ảnh: M.L
Học xong trung học phổ thông, Hoài nghỉ học ở nhà đi làm thuê và buôn bán tại địa phương. Tuy nhiên, từ khi COVID-19 xảy ra, việc làm ăn của anh gặp nhiều khó khăn.
Nhận thấy tiềm năng, lợi thế về đất đai và khí hậu tại địa phương, anh tìm cách chuyển hướng sang làm nông nghiệp với ý định xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò vỗ béo.
Để thực hiện kế hoạch này, anh dành nhiều thời gian lên mạng internet tìm hiểu thông tin, kiến thức về các mô hình nông nghiệp sạch và tham quan, học hỏi các mô hình chăn nuôi hiệu quả ở địa phương.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện xây dựng mô hình mới, với 2 sào đất sẵn có của gia đình cùng với số vốn tích góp được và vay thêm vốn ngân hàng được 2 tỉ đồng, anh xây dựng chuồng trại quy mô để nuôi bò vỗ béo, lựa chọn những con giống chất lượng cao mua về nuôi.
Video đang HOT
Ban đầu, anh thí điểm nuôi gần 10 con bò. Sau một thời gian ngắn, thấy bò thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường ở Tân Long và phát triển tốt, anh tiếp tục mua thêm đất đai, mở rộng chuồng trại, đồng thời đầu tư trồng thêm chuối, cỏ voi làm thức ăn cho đàn bò.
Với mô hình chăn nuôi khép kín theo hướng hữu cơ nên gia trại anh Hoài vừa có chuối trái để bán vừa tận dụng thân cây chuối làm thức ăn cho bò. Nhờ nguồn thức ăn sạch cùng với nắm vững kỹ thuật chăn nuôi nên đàn bò của anh ít dịch bệnh, phát triển nhanh, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Từ gần 10 con bò ban đầu, đến nay, mô hình của anh Hoài đã phát triển lên gần 40 con, năm 2021 anh thu lãi khoảng 300 triệu đồng.
Sẵn sàng chấp nhận thử thách và tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế của quê hương, vừa qua anh tiếp tục đầu tư mở rộng thêm chuồng trại để chăn nuôi lợn với quy mô 22 lợn nái, 100 con lợn thịt. Đàn lợn của anh hiện đang phát triển tốt và sẽ xuất bán lứa đầu tiên trong dịp tết Nguyên đán sắp đến.
Anh Hoài chia sẻ: “Khi mới bắt tay vào xây dựng mô hình này, tôi thực sự rất lo lắng bởi đầu tư đến 2 tỉ đồng để làm một mô hình hoàn toàn mới trong khi kinh nghiệm chăn nuôi chưa có. Tuy nhiên, được sự động viên, ủng hộ tích cực của gia đình, tôi quyết tâm phải làm bằng được.
Sau một thời gian nỗ lực, hiện tại mô hình chăn nuôi hữu cơ của tôi đã có bước phát triển tốt, mang lại thu nhập ổn định.
Đây sẽ là động lực để tôi tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình, tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương và giải quyết việc làm cho nhiều lao động”.
Trước đây, nỗi lo lớn nhất của người nuôi bò như anh Hoài là vấn đề ô nhiễm môi trường do lượng phân nhiều và mùi hôi khó chịu.
Với quy trình nuôi bò theo hướng hữu cơ, anh Hoài không chỉ thu được lợi nhuận từ việc bán bò thịt, bò giống mà còn biết xử lý phân bò để bán cho các nhà vườn.
Điều này vừa giúp anh Hoài giải quyết được vấn đề môi trường trong chăn nuôi bò vừa có thêm một nguồn thu đáng kể, có lúc cung không đủ cầu.
Có thể thấy, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo theo hướng hữu cơ, khép kín của anh Hoài đã góp phần đa dạng hóa mô hình chăn nuôi hiệu quả ở huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị).
Là một thanh niên dám mạnh dạn chuyển đổi phương thức làm ăn, tìm tòi thử nghiệm những mô hình mới, cách làm hay, anh Hoài đã xây dựng thành công mô hình kinh tế hiệu quả vừa mang lại nguồn thu nhập khá, vừa không ảnh hưởng đến môi trường.
Điện lực miền Bắc đặt mục tiêu khởi công 97 dự án điện 110 kV
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho hay, trong năm 2022, các đơn vị quản lý dự án phấn đấu hoàn thành khởi công 97 dự án và đóng điện 81 dự án lưới điện 110 kV; nâng cao chất lượng vật tư thiết bị đưa vào công trình.
Thí nghiệm định kỳ máy biến áp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Ảnh tư liệu: Ngọc Hà/TTXVN
Ông Nguyễn Đức Thiện, Tổng giám đốc EVNNPC cho hay, để hoàn thành mục tiêu trên, lãnh đạo tổng công ty sẽ tiếp tục làm việc với các tỉnh có khó khăn giải phóng mặt bằng, hướng tuyến, vị trí trạm, quy hoạch, để tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Ông Thiện cũng đề nghị lãnh đạo đơn vị quản lý dự án có biện pháp tập trung đôn đốc triển khai các dự án để hoàn thành đóng điện theo thứ tự ưu tiên. Các Ban quản lý dự án cần có kế hoạch nâng cao chất lượng kiểm tra, thẩm định, trao đổi về quy mô và giải pháp kỹ thuật trước khi trình duyệt. Đặc biệt, Ban quản lý dự án cần chủ động bám sát Sở Công Thương các tỉnh để sớm thẩm định các dự án.
Để đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án, EVNNPC sẽ lựa chọn nhà thầu xây dựng có đủ năng lực, kinh nghiệm, cho các dự án; kiên quyết thay thế các nhà thầu chậm tiến độ hợp đồng; đồng thời áp dụng triệt để công tác số hóa trong đầu tư xây dựng và nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong thiết kế, giám sát thi công, nhằm nâng cao chất lượng, triển khai dự án.
Theo báo cáo của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, trong năm 2021, hoạt động đầu tư của Tổng công ty đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách bởi ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19; khí hậu cực đoan, triển khai tại các địa bàn đặc biệt giải phóng mặt bằng nhiều khu vực khó khăn (chuyển đổi đất rừng, dân không nhận tiền hoặc đòi hỗ trợ cao hơn nhiều so với phương án đền bù...) ảnh hưởng lớn tới đầu tư xây dựng, đặc biệt là tiến độ các dự án. Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng đã hoàn thành rất tốt các nhiệm vụ năm 2021.
Cụ thể, với các dự án 110 kV, đến hết 31/12/2021, các đơn vị đã khởi công được 88 dự án 110 kV, đạt 112,8% kế hoạch EVN giao, tăng 7,3% so với năm 2020; đóng điện được 86 dự án đạt 106,2% kế hoạch EVN giao và tăng 2,4% so với năm trước.
Đối với các dự án lưới điện trung hạ thế năm 2021, EVNNPC đã đóng điện 104/104 dự án giảm tổn thất điện năng.
Đánh giá công tác đầu tư xây dựng năm 2021, ông Nguyễn Đức Thiện, Tổng giám đốc EVNNPC cho hay, trong năm 2021, đầu tư xây dựng của tổng công ty đã hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, hoàn thành kế hoạch khởi công, đóng điện đúng tiến độ kế hoạch, đảm bảo chất lượng, cung cấp điện an toàn, đầy đủ, ổn định, phục vụ tốt nhất cho vận hành và kinh doanh của tổng công ty.
Mặc dù giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng đột biến, tuy nhiên công tác thẩm định phê duyệt các dự án đã đi vào nề nếp, tuân thủ theo đúng các quy định về đầu tư xây dựng. Lãnh đạo Tổng công ty đã chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đưa nhiều dự án đầu tư xây dựng vào vận hành, trong khi phải thực hiện các quy định phòng chống dịch của các địa phương, như đường dây 110 kV Sơn Tây - Phố Vàng, trạm biến áp 110 kV Tân Yên, đường dây Nam Định - Mỹ Lộc - Lý Nhân, Tuyên Quang - Sơn Dương, Bảo Thắng - Văn Bàn,...
Đặc biệt, tại các khu vực phụ tải phát triển nóng như Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hà Giang, Ninh Bình, lãnh đạo tổng công ty đã làm việc với các tỉnh, chỉ đạo phối hợp, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kết luận tiến độ từng dự án 110 kV trọng điểm tại các địa phương.
Các ban quản lý dự án đã phối hợp chặt chẽ với các để thống nhất kế hoạch cắt điện thi công, thí nghiệm, nghiệm thu đóng điện; Nghiên cứu, đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn do thực hiện các kịch bản cách ly lực lượng vận hành, điều độ khi có dịch, tạo điều kiện phù hợp cho đơn vị thi công triển khai công tác xây lắp...
Dù vậy, ông Nguyễn Đức Thiện cũng nhận định, nhiều dự án có tiến độ lập hồ sơ, thẩm định phê duyệt chậm: công tác thỏa thuận tuyến với các địa phương gặp nhiều khó khăn do liên quan đến quy hoạch , phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch điện lực, thủ tục thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng kéo dài do số lượng người ít.
Việc giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, thủ tục đăng ký kế hoạch sử dụng đất ở các địa phƣơng qua nhiều cấp, dự án phải chuyển đổi đất rừng, ngƣời dân đòi hỏi mức đền bù cao đơn giá đƣợc duyệt. Ngoài ra, việc phải chấp hành những quy định về phòng chống dịch làm cho đầu tư xây dựng gặp nhiều khó khăn...
Đồng Nai đã mắc những sai phạm nào trong sử dụng đất, đầu tư xây dựng? Thanh tra Chính phủ vừa công khai hàng loạt sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Số tiền sai phạm được xác định là hơn 335 tỷ đồng. Theo kết luận thanh tra công tác phòng chống tham nhũng, quản lý và sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng...