Quảng Ninh:HS nghỉ học,phương tiện thủy bị cấm ra khơi từ ngày 16.9
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản chỉ đạo, ngày 17.9, cho học sinh các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên trong toàn tỉnh nghỉ học, hoãn thực hiện các hoạt động theo kế hoạch nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, tài sản và tập trung phòng chống bão.
Trong các ngày tiếp theo, Trưởng Phòng GD&ĐT, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Sở chủ động xem xét giải quyết cho học sinh nghỉ học, hoãn các hoạt động hội họp khi trên địa bàn có mưa to, gió lớn hoặc cán bộ, giáo viên, học sinh phải đi qua vùng đang hoặc có nguy cơ lũ quét, ngập lụt, sạt lở, trơn trượt nguy hiểm.
Các tàu du lịch trên vịnh Hạ Long nhanh chóng về nơi tránh trú an toàn. Ảnh: Nguyễn Quý.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm thông báo cụ thể, chi tiết, đầy đủ đến cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh biết về việc nghỉ học, hoãn tổ chức các hoạt động.
Trường hợp học sinh không nhận được thông báo nghỉ học mà vẫn đến trường hoặc khi hết giờ học có gió mạnh, mưa lớn, ngập lụt…, Thủ trưởng cơ sở giáo dục phải có phương án quản lý học sinh tại trường, chỉ cho học sinh về nhà khi đảm bảo các điều kiện an toàn, đồng thời bố trí cán bộ, giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh hỗ trợ học sinh trên đường về nhà.
Dự báo cơn bão Mangkhut sẽ ảnh hưởng đến vùng biển tỉnh Quảng Ninh từ ngày 16.9. Nhằm đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và khách du lịch, Thường trực Phòng chống thiên tai tỉnh đã đề nghị Sở Giao thông Vận tải, Cảng vụ đường thủy nội địa, UBND các địa phương tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi (có thể xem xét, cho phép các tàu được chạy từ các tuyến đảo về đất liền tránh trú và kết thúc công việc này trước 18h ngày 16.9); tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện du lịch biển, lưu trú qua đêm tại các điểm du lịch trên biển.
Thời gian tạm ngừng bắt đầu từ 10h ngày 16.9.
Video đang HOT
Theo Danviet
Nghệ An: Dốc sức dọn sạch bùn đất tại trường học trước khai giảng
Do ảnh hưởng của mưa lũ, nhiều trường học ở vùng sâu, vùng xa ở các huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An) thấp thỏm trước ngày khai trường.
300 học sinh không thể tựu trường ngày khai giảng
Sau trận bão số 4 và lũ ở thượng nguồn đổ về, Trường THCS DTNT Con Cuông (Nghệ An) ngập sâu đến gần 1m, bùn đất dày đặc ở các dãy phòng học tầng 1 và khu nhà ở nội trú của học sinh. Chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng bộ đội, đoàn thanh niên, nhân dân cùng thầy trò trong trường khắc phục hậu quả, chuẩn bị đón năm học mới.
Trước đó, ngày 19.8, Trường THCS DTNT Con Cuông vẫn chìm trong biển nước. Toàn bộ bàn ghế, sách vở, cùng đồ dùng sinh hoạt như: chăn màn, bát đũa, quần áo... của học sinh nội trú và 36 thầy cô giáo đều bị hư hỏng hoàn toàn và không thể sử dụng được.
Huyện Con Cuông đã huy động cán bộ, đoàn viên, các chiến sĩ bộ đội phối hợp cùng nhân dân địa phương, phụ huynh và giáo viên học sinh của các trường học lân cận để khắc phục hậu quả.
Dù đã đến ngày khai giảng năm học mới nhưng Trường THCS DTNT Con Cuông vẫn ngổn ngang bùn đất.
Trước mắt, mọi người tập trung đẩy bùn đất ra khỏi lớp học, nhà ở nội trú của học sinh; di chuyển bàn ghế, dụng cụ thiết bị dạy học ra ngoài, lau rửa, vệ sinh những đồ dùng còn sử dụng được. Di chuyển đồ đạc của giáo viên, học sinh đến nơi khô ráo, an toàn. Khơi thông cống rãnh để thoát nước. Tuy nhiên, do lượng bùn đất quá lớn nên việc khắc phục trên gặp khó khăn, mất nhiều thời gian.
Trường THCS DTNT Con Cuông là trường nội trú dành cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện. Năm học 2018 - 2019, nhà trường có 300 học sinh, trong đó có 75 em khối 6 vào nhập học.
Trước đó, để chuẩn bị cho năm học mới, nhà trường đã kiểm tra, bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất. Vì là trường nội trú nên từ ngày 3.8, tất cả học sinh đã tập trung tại trường để ổn định ăn ở, sinh hoạt. Theo kế hoạch, học sinh tại đây cùng với học sinh toàn tỉnh tổ chức tựu trường vào ngày 20.8. Trường cũng thông báo với học sinh đến ngày 27.8 bắt đầu học chính thức.
Tuy nhiên, mưa lũ đã làm thiệt hại hầu hết trang thiết bị dạy học, sinh hoạt nội trú của thầy và trò.
Thầy Lô Văn Thiệp - Hiệu phó nhà trường cho biết: "Hiện nay, nước rút dần nhưng mới chỉ có 6 phòng học nổi lên khỏi mặt nước. Số phòng học còn lại cùng 14 phòng ở của học sinh nội trú vẫn đang chìm trong nước và bùn đất. Nơi ngập sâu nhất lên đến 1m".
Nhiều phụ huynh học sinh và thầy cô giáo nỗ lực dọn bùn đất để các em học sinh đến trường trong dịp khai giảng năm học mới.
"Khó khăn nhất hiện nay của nhà trường là đồ dùng sinh hoạt, giường của học sinh bị hư hỏng hoặc trôi đi hết. Ngoài ra, hàng trăm bộ bàn ghế của nhà trường, chủ yếu làm từ gỗ ép cũng bị cuốn trôi, hư hỏng, mục rã vì bị ngâm nước khiến cho việc bắt đầu năm học rất khó khăn.
Với tình hình này, kế hoạch năm học sẽ phải lùi lại so với dự kiến ban đầu và khả năng không kịp tổ chức khai giảng năm học mới cho các em", thầy Thiệp cho biết thêm.
Chồng chất nổi lo năm học mới
Trong khi đó, trao đổi với ông Vi Văn Sơn - Chủ tịch UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) cho hay: "Do tình hình mưa lũ, Trường THCS DTNT huyện bị ngập sâu bởi bùn đất. Ngày mai là khai giảng năm học mới, trường không thể kịp khai giảng được. Chúng tôi đang cố gắng chuyển các em đến học ở một số điểm học mới trên địa bàn, đảm bảo đúng lịch học của các em."
Trong khi đó, tại miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An), đến ngày 3.9, nhiều trường học vẫn phải kêu gọi phụ huynh đến dọn bùn đất, bàn ghế để kịp ngày khai trường.
Chính quyền và nhân dân huyện Con Cuông nỗ lực dọn bùn đất trước thềm năm học mới.
Trao đổi với ông Nguyễn Hồng Hoa, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn, cho biết: "Học sinh tiểu học và THCS ở nhiều nơi có thể sẽ không đến trường được vì đường bị vùi lấp, ngập lụt, chưa thể khắc phục kịp. Đặc biệt là 2 Trường Tiểu học Mường Típ và Mường Ải do mưa lũ nên bị hư hỏng nặng, chưa thể sửa chữa kịp, lễ khai giảng năm học mới phải lùi những ngày sau. Chúng tôi cũng cố gắng vận động phụ huynh học sinh đưa con em đến trường nhưng với tình hình này rất khó khăn".
Trong khi đó ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho hay: "Trong năm học mới 2018-2019, toàn tỉnh có tới 783.918 học sinh các cấp khai giảng năm học mới. Tuy nhiên, một số huyện miền núi do ảnh hưởng của mưa lũ nên rất khó cho các em kịp khai giảng đúng thời điểm. Chúng tôi cố gắng đôn thúc các trường khai giảng năm học mới đúng với lịch trình, nhưng do nhiều lý do bất khả kháng, nhiều nơi vẫn không kịp khai giảng. Tuy nhiên, dù không khai giảng đúng thời điểm, lịch học của các em cũng không thay đổi, các em vẫn đến trường học theo giáo trình".
Theo Danviet
Di dời hơn 500.000 dân nếu bão cấp 8 đổ bộ vào Sài Gòn Nếu bão cấp 8 đổ bộ vào TPHCM, cơ quan chức năng phải tổ chức di dời hơn 500.000 dân, trong đó quận 8 di dời nhiều nhất với gần 87.000 người. Theo phương án phòng, tránh ứng phó bão của UBND TPHCM, các địa phương phối hợp cơ quan chức năng tổ chức di dời dân trong các nhà ở không kiên...