Quảng Ninh: Xót xa, cả làng nuôi ngao, chỉ 1 hộ chết 200 tấn giống
Tuy tình trạng ngao chết bất thường chỉ xảy ra ở một hộ gia đình, nhưng số lượng ngao chết ước tính lên đến 200 tấn. Đó là tình cảnh xót xa của hộ bà Trần Thị Hiền, thôn 5, xã Quảng Điền, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Vừa qua, khu vực nuôi ngao, nghêu của gia đình bà Trần Thị Hiền, thôn 5, xã Quảng Điền, huyện Hải Hà ( tỉnh Quảng Ninh) xuất hiện tình trạng ngao, nghêu chết hàng loạt một cách bất thường.
Bà Hiền cho biết, khu vực bãi triều của gia đình có diện tích khoảng 24ha nuôi thả hơn 200 tấn ngao, nghêu giống các loại. Đến nay, ngao, nghêu đã đạt kích cỡ khoảng 100 con/kg. Thế nhưng, từ ngày 18.10, bãi triều của gia đình bà xuất hiện tình trạng ngao, nghêu chết hàng loạt, không rõ nguyên nhân.
Ngao, nghêu của gia đình bà Trần Thị Hiền (xã Quảng Điền, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) chết hàng loạt một cách bất thường. Ảnh: Hữu Việt
Ngay sau đó, tối 19.10, khi nước triều rút, chính quyền xã Quảng Điền cùng một số ngành của huyện Hải Hà đã có mặt tại khu vực nuôi ngao của gia đình bà Trần Thị Hiền để kiểm tra thực tế. Qua kiểm tra xác định, có tình trạng ngao, nghêu chết hàng loạt.
Người lao động thu hoạch ngao, nghêu tại khu vực bãi triều. Ảnh: Hữu Việt
Theo ông Nguyễn Quốc Hương – Chủ tịch UBND xã Quảng Điền thì khu vực bãi triều nuôi ngao, nghêu của gia đình bà Trần Thị Hiền gần cảng Ghềnh Võ của huyện Hải Hà. Khi nhận được phản ánh về tình trạng ngao chết, xã đã cùng chính quyền địa phương, các ngành chức năng tiến hành kiểm tra nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Hiện, không thấy tình trạng ngao, nghêu chết lây lan, phát triển sang các bãi nuôi của gia đình khác.
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Công – Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh cho biết, hiện nay đoàn kiểm tra của Sở NN&PTNT đã về xã Quảng Điền, huyện Hải Hà để kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm, điều tra ổ dịch. Chiều nay (22.10), đoàn kiểm tra sẽ trở về và gửi mẫu xét nghiệm lên Cục. Sau 2-3 ngày mới có kết quả để xác định chính xác nguyên nhân, do dịch bệnh hay do nguyên nhân khác.
Video đang HOT
Huyện Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh) có gần 3.600ha đất ven biển trong đê và đất bãi triều phù hợp với việc nuôi trồng thủy, hải sản như tôm, cá song, nhuyễn thể…
Trước đó, năm 2015 – 2016, ba xã thuộc huyện Hải Hà là Quảng Minh, Phú Hài, Quảng Điền cũng xảy ra tình trạng ngao, nghêu chết hàng loạt. Khi đó, số lượng thiệt hại ước khoảng trên 100 ha, tương đương với hơn 40 tỷ đồng.
Nguyên nhân khiến ngao chết hàng loạt ở 3 xã của huyện Hải Hà được xác định là do mật độ thả nuôi dày. Hơn nữa ngao đã đạt kích cỡ thu hoạch nhưng chưa thu hoạch, dẫn đến tình trạng ngao chết tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường cục bộ.
Theo Danviet
Vụ thu "tô" bãi triều Phú Hải: Đừng để..."con giun xéo mãi cũng oằn"
Như Dân Việt đã phản ánh về việc hàng trăm ha bãi triều ở xã Phú Hải, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) bị lấn chiếm đóng cọc, quây lưới làm nơi nuôi thả nghêu ngao, hoặc chỉ để đánh dấu chủ quyền. Ngư dân muốn vào đây đánh bắt sá sùng phải nộp tô, hoặc phải bán lại cho chủ bãi với giá rẻ mạt, nếu không chấp nhận sẽ bị hành hung.
Trao đổi với Dân Việt vào sáng nay (13.8), ông Hoàng Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Hà cho biết, huyện đang vào cuộc tích cực để giải quyết triệt để điểm nóng này.
Từ việc buông lỏng quản lý...
Hàng trăm ha ô, bãi đã được cắm cọc, quây lưới và những chòi canh được dựng lên để nuôi ngao, nghêu. Nhiều hộ không nuôi nhưng cũng không cho phép người dân vào đào sá sùng, hoặc muốn vào phải nộp tô. Ảnh: Nguyễn Quý.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, vào năm 2010 UBND huyện Hải Hà đã quy hoạch diện tích đất bãi triều xã Phú Hải thành vùng chuyên nuôi trồng thủy sản và vùng khai thác thủy sản tự nhiên. Khu vực đất bãi triều xã Phú Hải được quy hoạch nuôi trồng thủy sản gồm 11 lô đất với 207 ô có tổng diện tích là 410,6 ha.
Phần đất bãi triều còn lại để cho các hộ dân khai thác thủy sản tự nhiên. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng đất bãi triều Phú Hải, đã có hàng chục hộ dân được giao đất nhưng lẫn chiếm thêm, cộng thêm nhiều hộ khác tự ý cắm cọc, quây lưới để chiếm đất bãi triều trái phép. Chính từ việc thiếu quản lý của chính quyền địa phương đã dẫn đến mâu thuẫn xung đột giữa các hộ dân nuôi trồng thủy sản và người dân khai thác tự nhiên.
Theo phản ánh, từ khoảng 3 năm nay người dân phải nộp một khoản phí cho các ông chủ để được vào bãi (vốn là bãi tự nhiên) đánh bắt con sá sùng. Hoặc phải bán lại sản vật quý giá từ biển này cho họ với giá rẻ mạt. Một số người dân đã bị đánh, đe dọa khi không thực hiện những quy định ngang ngược này.
Nhiều người dân khai thác tự nhiên tại bãi triều xã Phú Hải vẫn còn sợ sệt khi tố cáo bị chủ bãi cho người hành hung, bắt nộp tô. Ảnh: Nguyễn Quý.
Quá bức xúc, rất đông người dân đã kéo đến trụ sở tiếp dân của UBND huyện Hải Hà để kiến nghị, đòi hỏi bảo vệ quyền lợi. Nếu không được tập trung giải quyết dứt điểm, vụ việc trên dễ trở thành điểm nóng, phức tạp, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn huyện.
Phó chủ tịch yêu cầu xử lý dứt điểm
Nhiều người dân khai thác thủy sản tự nhiên (nhiều nhất là khai thác sá sùng) tại bãi triều Phú Hải tiếp tục phản ánh: Thời điểm hiện tại, mặc dù đã có rất nhiều đoàn kiểm tra xuống bãi triều Phú Hải, nhưng chưa thấy hộ lấn chiếm nào tháo dỡ, trả lại bãi triều cho người dân khai thác tự nhiên.
Thậm chí, nhiều hộ vẫn tiếp tục xuống giống mới; vẫn diễn ra tình trạng thu tô, hoặc bắt ăn chia 50/50 với chủ các bãi. Nhiều người đã phải bỏ bãi đi khai thác tại Tiên Yên, Đầm Hà, Móng Cái...
Anh Phạm Văn Đ (một người dân đánh bắt sá sùng tự nhiên) bức xúc: Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên xã, lên huyện. Nhất là thời gian gần đây, hàng chục người dân đã kéo lên trụ sở UBND huyện Hải Hà đòi bảo về quyền lợi. Nếu không có gì thay đổi, chúng tôi sẽ tiếp tục lên huyện vào ngày gần đây....
Người dân đào sá sùng tự nhiên tại bãi triều Phu Hải. Ảnh: Hữu Việt.
Để tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn, giải quyết dứt điểm những tồn tại, UBND huyện Hải Hà đã thống nhất yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các hộ dân lấn chiếm thực hiện một số nội dung.
Theo đó, đối với 9 hộ dân được giao đất bãi triều nuôi trồng thủy sản nhưng lấn chiếm thêm, UBND huyện yêu cầu các hộ dân tự tháo dỡ cọc, lưới quây và trả lại diện tích lấn chiếm trước 30.8.2018.
Đối với 13 hộ dân không được giao đất mà tự ý lấn chiếm đất bãi triều, để tránh gây thiệt hại về đầu tư và tạo điều kiện cho các hộ dân có đất bãi triều để nuôi trồng thủy sản, UBND huyện cho các hộ dân lựa chọn 2 phương án.
Bãi triều Phú Hải ngày càng bị thu hẹp diện tích khai thác tự nhiên vì sự lẫn chiếm của các ông chủ bãi nuôi nghêu, ngao. Ảnh: Nguyễn Quý.
Thứ nhất, đối với các hộ dân có nhu cầu được giao đất bãi triều để tiếp tục nuôi trồng thủy sản, yêu cầu các hộ dân viết đơn đề nghị, đồng thời di chuyển con giống về vùng nuôi trồng mới trong năm 2018 nếu được giao đất bãi triều.
Thứ hai, đối với các hộ dân không có nhu cầu được giao đất bãi triều, yêu cầu các hộ viết cam kết tự tháo dỡ cọc, lưới quây, thu hoạch thủy sản để trả lại toàn bộ diện tích đất bãi triều đã lẫn chiếm trái phép trước 31.12.2019.
Ông Thái khẳng định: Nếu các hộ không thực hiện theo nội dung đã thông báo trên, huyện sẽ thực hiện biện pháp cứng rắn là cưỡng chế.
Theo Danviet
Hai vụ giết người trong cùng một ngày:Nghẹt thở truy bắt đối tượng Vào lúc 4h sáng nay (17.7), tại khu vực biên giới Móng Cái, hàng chục chiến sỹ gồm các lực lượng Công an, Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức vây bắt được đối tượng Hoàng Văn Bằng (SN 1968, trú tại thôn Cái Đước, xã Tiến Tới, huyện Hải Hà, Quảng Ninh), nghi phạm trong vụ giết người tình dã man...