Quảng Ninh xin góp 530 tỷ để Chính phủ lo vaccine
Trong những kiến nghị đưa ra, Quảng Ninh xin đóng góp 530 tỷ đồng để Chính phủ lo vaccine cho người dân trên toàn quốc. Tỉnh cũng xin mở lại một số khu du lịch đủ điều kiện.
Dự cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 sáng 24/2 từ đầu cầu Quảng Ninh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh báo cáo từ 27/1 đến nay, tỉnh có 63 ca mắc Covid-19, trong đó 27 ca đã đủ tiêu chuẩn ra viện.
20 ngày qua, Quảng Ninh không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Sau Tết, lãnh đạo Quảng Ninh cho biết tỉnh đã ban hành quy định đón người lao động tỉnh ngoài về Quảng Ninh. Đến nay đã đón hơn 25.844 lao động quay về Quảng Ninh, đặc biệt đón được hơn 1.300 lao động từ chính vùng dịch Hải Dương về Quảng Ninh làm việc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng 24/2, bàn giải pháp phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: VGP.
“Tất cả người lao động từ Hải Dương về Quảng Ninh được cách ly tập trung 14 ngày và xét nghiệm 2 lần. Không có chuyện người từ Hải Dương ra bị ngăn cấm hay hàng hóa từ Hải Dương bị ách tắc”, bà Hạnh cho biết.
Cùng với đó, tỉnh đã chỉ đạo các khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn phải xây dựng phương án phòng chống dịch, đề ra tất cả tình huống khi dịch xảy ra thì xử lý thế nào. Các phương án này phải được UBND cấp xã, huyện phê duyệt.
Video đang HOT
“Cơ sở nào vi phạm, tỉnh sẽ xử lý mức cao nhất, thậm chí rút giấy phép hoạt động”, lãnh đạo Quảng Ninh nhấn mạnh.
Cùng với tuyên truyền, Quảng Ninh quyết liệt kiểm tra việc tuân thủ yêu cầu phòng chống dịch. 20 ngày qua tỉnh đã xử lý 343 trường hợp, phạt gần một tỷ với các vi phạm như tổ chức cho người trốn qua các chốt kiểm soát (xử phạt tối đa 25 triệu); không đeo khẩu trang (phạt 2-3 triệu).
Để thực hiện mục tiêu kép, bà Hạnh cho biết tỉnh Quảng Ninh đã quán triệt thực hiện Chỉ thị 06, đánh giá mức độ, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh sau 25 ngày có dịch. Theo đó, các lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh ở khu kinh tế… không có ảnh hưởng lớn.
“Tuy nhiên, ngành du lịch, dịch vụ gần như tê liệt”, bà Hạnh nói. Nữ phó chủ tịch cho biết trong quý I, Quảng Ninh xác định đón 3,6 triệu lượt khách nhưng đến nay chỉ có 700.000 người, trong khi mùa này đang là mùa tiềm năng du lịch của Quảng Ninh. Việc này đã ảnh hưởng đến 20.000 lao động ngành du lịch không có việc làm.
Nêu kiến nghị với Chính phủ, Phó chủ tịch Quảng Ninh cho biết nghị quyết HĐND tỉnh quyết nghị để dành 530 tỷ đồng xin đóng góp với Chính phủ để lo vaccine cho người dân trên toàn quốc, trong đó có các lực lượng ưu tiên.
Thứ hai, Quảng Ninh hiện nay đã hoàn toàn khống chế, khoanh vùng dịch từ 10/2; không phát sinh ca mắc trong cộng đồng trong 20 ngày qua nên tỉnh kiến nghị mở lại một số khu du lịch có đủ điều kiện.
Bà Hạnh cho biết tỉnh đã ban hành quy định quy chuẩn trong nhà hàng, tàu du lịch, trường học hay cơ sở khác như khu di tích, trong đó khoảng cách an toàn phải là 1 m.
“Như Vịnh Hạ Long, khu di tích Yên Tử, Bạch Đằng, những địa bàn chưa có F0 thì hoàn toàn có khả năng mở lại với điều kiện kiểm soát rất chặt chẽ, như tàu du lịch chỉ khai thác 50% công suất”, bà Hạnh nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó cho hay Chính phủ đồng ý thực hiện mục tiêu kép, sản xuất trên tinh thần kiểm soát tốt dịch bệnh. “Không ai cấm việc không tổ chức kinh doanh dịch vụ, nhất là Quảng Ninh lại là nơi có tiềm năng du lịch tốt”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Vụ suất ăn bị 'cắt xén' trong khu cách ly ở Quảng Ninh: Sở Y tế báo cáo gì với tỉnh?
Sở Y tế Quảng Ninh vừa có công văn báo cáo tỉnh này về việc báo Tiền Phong phản ánh các suất ăn bị "cắt xén" trong khu cách ly.
Suất ăn của người cách ly tại Bệnh viện số 2 vào chiều 30 Tết
Ngày 13/2 (mồng 2 Tết) Tiền Phong có bài phản ánh về việc những suất ăn bị "cắt xén" vô tội vạ trong khu cách ly ở Quảng Ninh. Bài viết nêu rõ thời gian, địa điểm và hình ảnh bữa ăn kèm theo. Nhiều người đang thực hiện cách ly rất bức xúc với những bữa ăn không đảm bảo chất lượng và không xứng đáng với số tiền Nhà nước hỗ trợ.
Sau nhiều ngày kiểm tra, ngày 18/2/2021, Sở Y tế Quảng Ninh có công văn báo cáo kết quả kiểm tra việc cung ứng các suất ăn tại các khu cách ly phòng, chống COVID-19.
Trong công văn, Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đưa ra một số thực đơn của đơn vị cung cấp thực phẩm để đối chiếu với hình ảnh bữa ăn mà báo Tiền Phong nêu. Việc chỉ lấy thực đơn để so sánh với hình ảnh thể hiện cuộc kiểm tra của sở này vô cùng sơ sài và tắc trách?
Cũng chính trong công văn của Sở Y tế Quảng Ninh thừa nhận công tác kiểm tra, giám sát suất ăn của các bệnh viện còn chưa sát sao, chưa thực hiện lưu lại hình ảnh các bữa ăn. Thế nhưng Sở Y tế Quảng Ninh đã vội vàng khẳng định: thông tin báo Tiền Phong ngày 13/02/2021 phản ánh về các bữa ăn nêu trên tại Bệnh viện số 2, là chưa hoàn toàn chính xác về giá và thực đơn suất ăn.
Đặc biệt, sự việc xảy ra từ ngày 10/2 (tức 29 Tết) và báo Tiền Phong đăng tải bài viết phản ánh là ngày 13/2 (tức mồng 2 Tết) nhưng trong công văn của Sở Y tế không ghi rõ thời điểm kiểm tra là thời điểm nào. Theo thông tin của UBND tỉnh Quảng Ninh, ngày 12/2 (tức mồng 1 Tết) đa số những người cách ly tại Bệnh viện số 2 được ra viện vì hết thời hạn cách ly. Vậy Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra ai và đối chứng với ai?
Trong công văn của Sở Y tế Quảng Ninh ghi rõ: Đối với suất ăn ngày 10/02/2021 (ngày 29 Tết) của Bệnh viện số 3: Nhân viên giám sát của bệnh viện do không đọc kỹ nội dung văn bản phụ lục hợp đồng nên đặt suất ăn 250.000 đồng/người/ngày chứ không phải 330.000 đồng/người/ngày theo mức người cách ly được hưởng...
Áp dụng sai Nghị quyết của Chính phủ?
Theo công văn của Sở Y tế báo cáo tỉnh Quảng Ninh, Sở này đang áp dụng Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19, Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19, Quyết định số 336/QĐUBND ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ thêm tiền ăn trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu cho những người được cách ly y tế, người phục vụ ở các khu cách ly tập trung do dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Cụ thể, áp dụng theo các nghị quyết, quyết định trên, Sở Y tế Quảng Ninh đã tính toán cách chia tiền ăn cho các khu cách ly tính từ thời điểm từ trước ngày 10/2/2021, người cách ly sẽ nhận được mức hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày; thời điểm từ ngày 10/2/2021 đến ngày 16/2/2021, mức hỗ trợ tiền ăn là 330.000 đồng/người/ngày (văn bản ghi rõ).
Tuy nhiên, từ ngày 9/2/2021, Chính phủ đã có nghị quyết mới là Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 9/2/2021 về chi hỗ trợ tiền ăn và bồi dưỡng chống dịch COVID-19 trong 5 ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Tại mục 2, Điều 1 của nghị quyết nêu rõ: Nhà nước hỗ trợ tiền ăn 160.000 đồng/người/ngày áp dụng cho các trường hợp sau: Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung tại các doanh trại, trường của quân đội; các cơ sở y tế, trường học... do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định làm nơi cách ly tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp).
Như vậy, việc Sở Y tế Quảng Ninh áp dụng Nghị quyết số 16/NQ-CP là chưa đúng. Số tiền ăn trong các khu cách ly phải hỗ trợ là 410.000 đồng/người/ngày (160 nghìn của Chính phủ cộng với 250 nghìn hỗ trợ của tỉnh Quảng Ninh là 410 nghìn đồng).
Người lao động từ vùng dịch đến Quảng Ninh sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có công văn hướng dẫn việc hỗ trợ người lao động từ tỉnh ngoài về Quảng Ninh làm việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Theo đó, đối với người từ tỉnh Hải Dương và các ổ dịch tại các tỉnh, thành phố khác trong nước, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các doanh nghiệp đưa thẳng người...