Quảng Ninh: Vườn lan phi điệp 500 giò giữa biển khơi, lan đột biến bán mỗi giò giá 30 triệu
Trao đổi với Báo điện tử DANVIET.VN, anh Phạm Văn Khải (đảo Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) nói, trong 4 năm, anh đã nhân giống, sở hữu vườn lan 500 giò, chủ yếu là lan phi điệp. Nhiều giò lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ đẹp, “khủng” anh Khải chỉ bán được giá khoảng 30 triệu đồng.
Thợ sửa ô tô mê lan Phạm Văn Khải (đảo Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh), 4 năm nhân giống 500 giò phi điệp, có giò lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ, anh chỉ bán được giá 30 triệu đồng/giò
Anh Phạm Văn Khải là một thợ sửa chữa ô tô ở đảo Bản Sen, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh. Trước đây, anh và các anh em trong gia đình cũng đầu tư nuôi ngao, hàu dưới biển.
Tuy nhiên, do dịch Covid-19, việc xuất bán lại gặp nhiều khó khăn nên nhiều gia đình trên đảo Bản Sen chuyển sang chăn nuôi, trồng trọt.
Bản thân anh Khải lựa chọn vừa học vừa làm nghề sửa chữa ô tô. Thời gian rảnh rỗi, anh lại mày mò tìm hiểu về các giống hoa phong lan, đặc biệt là lan phi điệp.
Ngoài lan phi điệp thông thường, anh Phạm Văn Khải còn sở hữu các giò lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ mà nhiều nơi gọi là lan giã hạc đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ.
Theo anh Khải, trên đảo Bản Sen cũng có giống lan phi điệp, tức lan rừng phi điệp tự nhiên. Lan rừng phi điệp tự nhiên trên đảo Bản Sen rất dễ kiếm.
Ban đầu, anh Khải thường đi rừng để tìm lan phi điệp bản địa hoặc mua lại lan rừng của những người chơi trong vùng. Sau đó, anh lên mạng để tìm hiểu, học cách trồng, nhân giống lan.
Anh Phạm Văn Khải, thợ sửa chữa ô tô trên đảo Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giới thiệu 2 giò lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ sau 3 tháng chăm sóc.
“Lan phi điệp là giống lan tự nhiên nên rất dễ để trồng, chỉ cần giữ ẩm, tránh mưa nhiều. Giống lan rừng này cũng dễ nhân giống, có thể kích ở trên thân hoặc chỉ cần cắt tự nhiên, không phải dùng thuốc kích thích, cây lan cũng nảy được mầm. Mỗi kẽ lá có một mắt. Tôi thường trồng lan phi điệp bằng vỏ thông, bón bằng phân trùn quế hoặc phân dê”, anh Khải chia sẻ.
Một giò lan phi điệp Bản Sen trong vườn lan của thợ sửa chữa ô tô Phạm Văn Khải, xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Video đang HOT
Chỉ sau gần 4 năm tìm hiểu, sưu tầm, nhân giống, anh Khải đã sở hữu vườn lan khủng với gần 500 giò lan, trong đó chủ yếu là lan phi điệp. Thậm chí, anh Khải có những giò lan phi điệp đẹp, “khủng” đã bán được với giá trên 30 triệu đồng/giò.
Quảng Trị: Loài thú rừng quý hiếm xuống đường cắn trọng thương người, chưa tìm ra cách xua đuổi
Khoảng 3 năm trước, anh Khải tham gia vào các hội trồng lan phi điệp trên Facebook và bắt đầu biết đến, tìm hiểu về giống phi điệp đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ.
Theo anh, việc trồng, nhân giống lan phi điệp đột biến hay phi điệp thường đều giống nhau và khá đơn giản. Chỉ khác nhau ở giống lan phi điệp đột biến có hoa đặc sắc hơn, hình dáng độc, lạ, hương thơm đặc trưng nên được nhiều người tìm mua với giá cao.
Theo anh Khải, việc chơi lan đột biến thường chỉ dành cho người đam mê, sành chơi lan và có điều kiện kinh tế. Thời gian qua lên cơn sốt lan đột biến là có hiện tượng đầu cơ, làm giá, thậm chí xảy ra nhiều vụ việc lừa đảo mua bán lan đột biến, hay còn gọi là lan giả hạc đột biến.
Người chơi lan, trồng lan cần cảnh giác trước các cơn sốt lan đột biến.
Sau quá trình tìm hiểu, anh Khải đã hỏi mua 2 ki lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ với giá 5 triệu đồng/ki về trồng thử.
Chỉ sau hơn 1 năm, 2 ki lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng này đã phát triển thành một giò lan khá đẹp. Sau đó, có khách hỏi mua giò lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ với giá 35 triệu đồng.
Anh Phạm Văn Khải, đảo Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giới thiệu cách nhân giống lan phi điệp bằng việc cắt thân theo các đốt để tạo ki.
“Hiện nay tôi vẫn còn 2 giò lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ đã phát triển được khoảng 20cm, với thời gian trồng khoảng 3-4 tháng”- anh Khải cho biết.
Anh Khải cũng cho biết thêm, để có khách mua lan, anh thường giới thiệu trên các Fanpage của hội chơi lan phi điệp. Anh em quen biết tin tưởng nhau thì sẽ mua.
Nếu cây lan đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ chưa có hoa, anh phải bảo hành nếu không thì phải mặt hoa, hương hoa thì trả lại tiền. Thường bán lan đột biến đã có hoa trên cây là chắc chắn nhất. Mỗi giò lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ đẹp thường có giá khoảng 100 triệu đồng.
Theo anh Khải, việc nhân giống lan phi điệp đột biến khá đơn giản không cần phải dùng thuốc kích thích.
Thời gian gần đây, có nhiều đối tượng lợi dụng sự quý hiếm của giống lan phi điệp đột biến để thổi giá lên hàng chục tỷ, có khi hàng trăm tỷ đồng, khiến nhiều người hiểu sai về giá trị của giống lan quý hiếm này.
Theo anh Khải, nếu một giò lan phi điệp đột biến to, đẹp với nhiều nhánh dài, giá cũng có thể lên đến khoảng 1 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc 1 mầm lan mới phát triển khoảng 10cm, không thể có giá tiền tỷ khủng khiếp như trên mạng thổi giá.
Chính vì không hiểu và không chơi lan thực sự, nên nhiều người đầu tư lan đột biến “lướt sóng” không có kinh nghiệm và các dân chơi lan mới rơi vào cảnh tán gia bại sản.
“Chúng tôi, mong muốn có những thông tin chính thống về lan giã hạc đột biến, những nhà nghiên cứu đưa ra thông tin về lan đột biến một cách khách quan; tổ chức các hội thi hoa, giới thiệu các giống lan đột biến để mọi người không mơ hồ về loại cây này nhằm tránh bị lừa đảo như thời gian vừa qua,” anh Khải đề xuất.
Đổ ngao hai cùi xuống biển vì không ai mua: Những chia sẻ "đắng lòng" của ngư dân Vân Đồn
Thời gian gần đây, thường xuyên diễn ra hiện tượng người nuôi ngao hai cùi ở huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) phải đổ bỏ ngao vừa thu hoạch xuống biển.
Anh Phạm Thành Đạt (khu 7, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) đã có hơn 3 năm nuôi ngao hai cùi trên vịnh Bái Tử Long với diện tích gần 10ha.
Anh Đạt cho biết, theo quy trình mua bán ngao, thương lái thu mua ngao sẽ đặt hàng về số lượng, chất lượng ngao trước khoảng 1-2 ngày. Sau đó, chủ nuôi sẽ thuê công nhân thu hoạch ngao dưới biển, rửa sạch theo yêu cầu của thương lái. Ngao đã được phân loại sẽ được mang về cảng Cái Rồng để đưa lên xe cho thương lái đưa đi tiêu thụ.
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, lượng ngao tiêu thụ trên địa bàn huyện Vân Đồn chỉ vài chục tấn/ngày, chưa bằng sản lượng mọi năm.
"Có thể do không thống nhất được về chất lượng ngao như đặt hàng ban đầu hoặc bị thương lái ép giá quá thấp làm chủ nuôi ngao không hài lòng về mức giá đưa ra nên phải đổ xuống biển. Ngao sau khi đã thu hoạch nếu không bán được, chủ nuôi cũng không thể thả trở lại vì khá phức tạp và tốn nhiều công lao động.
Để thu hoạch 1 lồng ngao như vậy, chủ nuôi ngao phải thuê mất khoảng 7.000 đồng. Trong khi thu hoạch cũng chỉ được khoảng hơn 1kg. Với giá bán hiện nay, ngao to loại 30 con/kg chỉ được giá 30.000 - 40.000 đồng/kg thì không đủ chi phí ban đầu" - anh Đạt lý giải.
Ngao hai cùi Vân Đồn tiêu thụ khó khăn, nhiều lao động làm nghề thu hoạch ngao trên biển cũng không có việc làm.
Còn anh Ngô Xuân Trường (thôn Đông Hợp, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, khoảng 3 năm trước, khi người dân Vân Đồn bắt đầu nuôi trồng giống ngao hai cùi này, sản lượng, chất lượng ngao đạt rất cao. Mỗi lồng ngao có thể thu hoạch được 2 - 2,5kg, trong đó ngao loại 30 con/kg cũng chiếm 50%, giá bán khoảng 60.000 - 80.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, khoảng hơn 1 năm trở lại đây, do người dân nuôi nhiều, số lượng quá lớn làm ngao không có thức ăn. Hiện ngao gia đình anh đang thả dưới biển đã được hơn 2 năm tuổi nhưng kích thước rất nhỏ. Loại ngao 30 con/kg chỉ chiếm 20%.
Cũng theo anh Trường, trước đây cũng thỉnh thoảng có việc người nuôi phải đổ ngao xuống biển. Còn bây giờ, nhiều người do quá bức xúc nên hiện tượng này diễn ra thường xuyên.
"Do ảnh hưởng dịch Covid-19, thương lái thu mua hằng ngày rất ít, chỉ bằng năm ngoái. Nhiều người muốn thu hoạch cũng không có người mua. Hiện gia đình tôi còn hàng nghìn tấn ngao dưới biển đã hơn 2 năm tuổi mà không biết phải làm thế nào. Người dân cứ chờ đợi như thế này không biết đến khi nào", anh Trường nói.
Anh Ngô Xuân Trường, người đã có 7 năm nuôi trồng thủy sản ở vịnh Bái Tử Long chia sẻ những khó khăn của người nuôi ngao hai cùi hiện nay.
Mới đây, tài khoản Facebook Nguyễn Chiến đăng tải video dài hơn 1 phút ghi lại hình ảnh người đàn ông đổ những sọt ngao hai cùi xuống vịnh Bái Tử Long vì bắt lên mà không ai mua.
Theo anh Bùi Văn Đông (đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh), nhân vật trong video là anh Nguyễn Văn Chiến - người nuôi ngao hai cùi ở huyện Vân Đồn. Vụ ngao này, do mưa ít hơn mọi năm nên ngao không lớn, thương lái không mua hoặc chỉ mua với giá rẻ mạt. Do vậy sau khi thu hoạch, nhiều hộ dân nuôi ngao ở huyện Vân Đồn lại phải đổ ngao xuống biển.
Còn theo anh Hoàng Văn Dũng (thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh), do ảnh hưởng dịch Covid-19, mặt hàng này không thể xuất khẩu được, tiêu thụ trong nước cũng hết sức khó khăn do du lịch hiện nay đang đóng băng. Bên cạnh đó, ngao nuôi đã quá tuổi mà chất lượng rất thấp, ngao rất nhỏ nên không thể bán được cũng là điều dễ hiểu.
Quảng Ninh: Liệu có chuyện ngư dân Vân Đồn đổ ngao xuống biển? Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video dài hơn 1 phút ghi lại hình ảnh người đàn ông đổ nhiều sọt ngao hai cùi xuống vịnh Bái Tử Long vì bắt lên mà không ai mua. Mới đây, tài khoản Facebook Nguyễn Chiến đăng tải video dài hơn 1 phút ghi lại hình ảnh người đàn ông đổ những sọt...