Quảng Ninh quy hoạch Tiên Yên làm cửa ngõ ra biển của các tỉnh miền núi phía Bắc
Vùng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) sẽ là cửa ngõ ra biển của tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh biên giới phía Bắc.
Đây là hướng quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh trong xây dựng Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Tiên Yên đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Tuyến Tiên Yên – Móng Cái dài 63,26 km theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT, tổng mức đầu tư hơn 9.110 tỷ đồng. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Tiên Yên là huyện phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nằm ở giữa và cách 2 thành phố Hạ Long và Móng Cái 90 km. Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính huyện Tiên Yên gồm thị trấn Tiên Yên và 10 xã, với diện tích khoảng 651 km2.
Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch, huyện Tiên Yên sẽ đầu mối giao thông của vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh và vùng biên giới Việt-Trung; là vùng phát triển công nghiệp, logistics, chế biến nông lâm sản, phụ trợ cho Khu kinh tế Móng Cái, Vân Đồn và các khu vực miền núi phía Bắc.
Là vùng miền núi kết hợp với đồng bằng ven biển và đất ngập nước với cảnh quan thiên nhiên đặc thù, đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc…
Trong Đồ án đã đưa ra các dự báo phát triển về quy mô dân số, quy mô đất đai, tỷ lệ đô thị hóa; định hướng phát triển không gian vùng; định hướng phát triển hạ tầng kinh tế xã hội – hạ tầng kỹ thuật.
Video đang HOT
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhận định, Tiên Yên là vùng có điều kiện thuận lợi về giao thông kết nối cả về đường bộ, đường hàng không, cửa khẩu với các địa phương trong tỉnh, đặc biệt khi tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái được đưa vào khai thác, tới đây Quốc lộ 4B được đầu tư nâng cấp, cải tạo, Tiên Yên sẽ trở thành trung tâm kết nối vùng của cả vùng Đông Bắc.
Với tiềm năng, lợi thế về giao thông, cảnh quan, cơ hội phát triển như vậy, Tiên Yên phải đặt trong mối tương quan phát triển của khu vực và tỉnh để tính lại mục tiêu phát triển, định hướng phát triển, phân lại các vùng dựa trên cơ sở phân tích hiện trạng và tính toán kỹ hướng phát triển chi tiết, cụ thể cho từng vùng.
Cụ thể như vùng đồi núi phải tập trung khai thác tài nguyên rừng, phát triển làm giàu từ rừng, kết nối với huyện biên giới Bình Liêu để phát triển kinh tế nông nghiệp, giữ nguồn sinh thủy.
Cùng đó, vùng trung tâm tập trung phát triển đô thị và phát huy, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc; vùng ven biển sẽ là động lực phát triển mới của Tiên Yên, phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch, vùng nông nghiệp sinh thái hữu cơ, giữ vùng nuôi thủy sản rộng lớn, quỹ rừng ngập mặn phong phú đa dạng.
Huế sẽ làm kênh thoát lũ từ sông Bồ sang sông Hương
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang nghiên cứu xây dựng một con kênh thoát nước từ sông Bồ dẫn sang sông Hương nhằm cắt lũ cho vùng hạ du.
Thừa Thiên Huế sẽ làm kênh thoát lũ dẫn nước từ sông Bồ sang sông Hương để thoát lũ cho vùng hạ du sông Bồ. Trong ảnh: trận lũ hồi tháng 10-2022 khiến đô thị Huế bên sông Hương bị ngập nặng - Ảnh: ĐỨC HIẾU
Chiều 9-12, tại phiên chất vấn của kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Phương - chủ tịch UBND tỉnh - thông tin về phương án chống ngập cho thành phố Huế.
Trước đó, đại biểu Trần Quốc Thắng đã nêu vấn đề đợt mưa đầu tháng 12 vừa qua chưa phải là mưa quá lớn nhưng đã khiến nhiều địa phương như TP Huế, huyện Phú Lộc, huyện Quảng Điền... bị ngập lụt.
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Đình Đức - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết đợt mưa vừa rồi ở Huế là đợt mưa rất lớn và hiếm gặp trong vòng mấy chục năm qua. Riêng trong ngày 2-12, lượng mưa ghi nhận ở huyện Phú Lộc là hơn 650mm chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ.
Hậu quả của đợt mưa bất thường này khiến 3 người chết, gần 3.000 ngôi nhà ở Huế bị ngập.
Theo ông Đức, trong đợt mưa vừa rồi các hồ thủy lợi Tả Trạch và thủy điện Bình Điền (đầu nguồn sông Hương) chỉ tích nước, không xả lũ nên hạ nguồn sông Hương không bị ngập nặng.
Tuy nhiên ở đầu nguồn sông Bồ, lượng mưa quá lớn khiến hồ chứa thủy điện Hương Điền nhanh chóng đầy. Thủy điện này đã phải xả lũ 300 - 1.200m 3/s để đảm bảo an toàn và khiến hạ du con sông nước lên nhanh, gây lũ ở huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà...
"Qua theo dõi nhiều năm, chúng tôi thấy rằng để thoát lũ nhanh cho các khu vực thấp trũng ở vùng Quảng Điền, Hương Trà... thì phải chuyển nước từ sông Bồ sang sông Hương. Hiện nay mức báo động lũ trên sông Bồ cao hơn sông Hương đến tận 1m", ông Đức giải thích.
Theo ông Đức, để thoát lũ nhanh trên sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ nghiên cứu để có dự án làm thêm nhiều kênh dẫn nước từ sông Bồ sang sông Hương bởi lũ trên sông Hương sẽ thoát ngay về cửa biển, còn ở sông Bồ sẽ về đầm phá, chậm hơn nhiều.
Người dân xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế lội lũ giữa mùa đông trong đợt mưa lớn bất thường đầu tháng 12 này - Ảnh: NHẬT LINH
Trả lời thêm về điều này, ông Nguyễn Văn Phương - chủ tịch UBND tỉnh - cho biết tỉnh đang cho nghiên cứu và sẽ sớm trình HĐND tỉnh đề án thực hiện xây dựng kênh dẫn dòng nước từ sông Bồ sang sông Hương tại khu vực xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.
Riêng về ngập lụt đô thị, ông Phương cho biết hiện nay tỉnh đang cho Viện quy hoạch xây dựng cùng các sở, ngành nghiên cứu, tìm phương án thoát lũ tối ưu cho khu vực đô thị Huế.
"Hiện nay hệ thống cống ngầm của hệ thống cải thiện môi trường nước phía Nam đang dần hoàn thiện. Sắp tới khi đưa vào hoạt động, hệ thống này sẽ góp phần vào việc cắt lũ cục bộ cho đô thị Huế", ông Phương khẳng định.
Sắp thanh tra hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng... tại hàng loạt tỉnh thành Các tỉnh, thành nằm trong danh sách thanh tra trong năm 2023 của Bộ Xây dựng gồm Thái Nguyên, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang. Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa ký ban hành Kế hoạch thanh tra năm 2023 và giao Chánh Thanh tra Bộ tổ chức triển khai, đôn đốc việc thực hiện...