Quảng Ninh: Nuôi loài gà “mọc râu” bằng cây thuốc bổ, thơm ngon đáo để, chưa kịp lớn lái đã đòi mua
Báo điện tử DANVIET.VN được biết, từ 10 năm nay, anh Hoàng Văn Điện (xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) đã chọn loài gà râu-1 trong những giống gà đặc sản bản địa để chăn nuôi.
Nhờ nuôi gà râu bằng những cây thuốc Nam, anh Điện nuôi không kịp để bán, cháy hàng liên tục…
Mặc dù đang là những ngày hè oi ả, nắng nóng nhưng trang trại chăn nuôi gà râu thả vườn rộng 3ha của anh Hoàng Văn Điện lại vô cùng thoáng đãng, mát mẻ.
Trong trang trại trồng toàn bạch đàn, keo, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN thấy hàng trăm, hàng nghìn con gà râu đang nằm nghỉ ngơi dưới những tán cây tránh nắng.
Những con gà mái sẽ có “chòm râu” ở dưới phần mỏ, còn những con gà trống sẽ có mào dài bên dưới.
Dù là gà mái, nhưng những con gà của gia đình Điện lại có chùm lông mọc dưới cằm trễ xuống như bộ râu.
Anh Điện cười lý giải với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Hầu như ai lần đầu nhìn thấy giống gà râu này đều lấy làm thích thú. Vì giống gà này có cả phần lông mọc bên dưới thành chùm, nom như một bộ râu. Vậy nên nó được gọi là gà râu”.
Theo anh Điện, tổ tiên của giống gà râu là gà rừng được ông cha ta mang về nhà nuôi thuần phục và từ đó nhân giống ra. Giống gà râu này 90% từ khi sinh ra là có chòm râu phía dưới mỏ, càng lớn càng thấy rõ. Chính vì đặc thù tự nhiên này mà chúng được gọi là gà râu.
Video đang HOT
Cận cảnh “bộ râu” của những con gà râu-1 trong những giống gà đặc sản, bản địa có ở một số vùng của tỉnh Quảng Ninh.
Anh Điện chia sẻ, anh bắt đầu nuôi giống gà râu từ năm 2010. Là người đi đầu trong việc nuôi gà râu ở Hải Hà nên thời gian đầu, trang trại gà mấy trăm con gà của anh cũng gặp rất nhiều khó khăn.
“Khó khăn nhất lúc đó là việc chăm sóc cho gà sao cho không bị bệnh, chuyện tiêm phòng cho gà con, nhất là khi đó, các loại thuốc thú y còn khá khan hiếm ở vùng đất Hải Hà đầy nắng gió này. Dần dần, tôi tự mày mò, học hỏi kinh nghiệm từ trên mạng internet, từ những người đi trước để có thể tự tiêm vaccine cho đàn gà của mình….”, anh Điện thổ lộ.
Từ khi anh Điện làm chủ được việc tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gà râu, đến bây giờ, anh tự hào khi trang trại của mình cũng như của các hộ gia đình khác mà anh giúp đỡ chưa từng xảy ra dịch cúm gia cầm.
Cũng theo anh Điện, gà râu là loại gà cần thời gian chăn thả kéo dài khoảng 8 tháng, gà ăn ít, lớn chậm, đặc biệt gà râu ăn rất nhiều rau. Gà bố mẹ đẻ ít, tỉ lệ đẻ trứng chỉ đạt 32 – 35%, ngoài ra, gà râu không chỉ đẻ trứng trong chuồng mà còn đẻ và ấp trứng ở các gốc cây.
Sau một thời gian có đủ kinh nghiệm, kỹ thuật thú y, anh Điện quyết định bán thuốc và hướng dẫn bà con cách tiêm phòng bệnh cho gà
Để gà sạch, thơm ngon, ít mắc dịch bệnh, ngoài việc tiêm phòng vaccine đầy đủ cho gà, anh Điện còn nuôi gà thả rông, nuôi gà thả vườn, nuôi gà thả đồi. Anh mày mò tìm hiểu và trồng các loại cây thuốc Nam, cây thảo dược và tìm cách cho gà ăn các loại cây này. Trong trang trại, dưới tán cây keo, anh Điện trồng các loại loại thảo dược như cỏ mần trầu, rau má, cỏ mật…để cho gà râu ăn.
Anh Điện thả gà ra từng khu vực, gà kiếm ăn hết khu này mới chuyển sang khu khác. Mỗi đợt cách nhau một khoảng thời gian nhất định đẻ để các loại thảo dược khôi phục, tạo đợt thức ăn mới cho đàn gà ở lứa sau.
Nước uống phục vụ đàn gà cũng là nước giếng khoan được anh Điện cho khoan ở độ sâu 50m, đảm bảo an toàn, tinh khiết.
Anh chia sẻ, gà con lúc mua có giá khoảng 12.000 đồng/con, nuôi sau khoảng 8 tháng sẽ thành gà thịt thương phẩm, bán ra thị trường với giá từ 140.000 – 170.000 đồng/kg.
Trong khoảng 3 tháng đầu, gà râu được cho ăn cám công nghiệp, sau 3 tháng trở đi gà chỉ ăn ngô, cám vào sáng sớm lúc 6h và chiều lúc 16h. Khoảng thời gian giữa hai lần ăn, gà được thả rông ngoài vườn, tìm ăn các loại cây thuốc Nam, cây thảo dược tự nhiên.
Anh Điện cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN xem các loại cây thuốc Nam mọc tự nhiên trong vườn như cỏ mật, cỏ mần trầu…
Theo anh Điện, trang trại gà Hiền Điện của anh hiện cung cấp gà giống và gà thịt thương phẩm cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt là tại đảo Cái Chiên, người dân cũng nhập gà râu của anh để bán cho khách du lịch.
“Có một vị khách du lịch đến từ Hà Nội, sau khi được ăn thịt gà râu, cảm thấy thịt gà rất thơm ngon, ngậy mùi, nên quyết định mua thêm hàng chục con, cho làm thịt rồi đòng vào một thùng xốp ướp đá mang về Hà Nội ăn dần”, anh Điện hào hứng cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết.
Anh Điện cho biết thêm: “Gà râu của gia đình tôi cung cấp chủ yếu cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nên khi các nhà hàng không hoạt động thì mức độ tiêu thụ cũng giảm đi rõ rệt. Từ đầu năm đến giờ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên gia đình tôi chỉ tiêu thụ được 5.000 con gà. Tính riêng khoảng thời gian dịch nặng nề nhất, tôi chỉ bán được 2000 con”.
Theo anh Điện, dịch Covid-19 gây khó khăn chung cho nông dân, doanh nghiệp, nhưng bình thường giống gà râu của nhà anh nuôi không kịp để bán, luôn trong tình trạng cháy hàng.
Khoảng thời gian giãn cách giữa các lứa gà là lúc anh Điện chăm sóc khôi phục các loại cây cỏ, cây thảo dược tự nhiên trong vườn để đàn gà râu có cái để ăn.
Theo anh Điện, đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 40 hộ dân mua gà râu giống từ trang trại gia đình anh và nuôi thành công, cho thu nhập ổn định.
Thịt gà râu Hiền Điện đã được công nhận là sản phẩm OCOP từ đầu năm 2020. Hằng năm, trừ các chi phí, gia đình anh Điện thu lãi từ 250 – 300 triệu đồng từ mô hình nuôi gà râu.
Cả nước có 1.200 hồ chứa xuống cấp, hư hỏng
Chiều 2/6, Bộ NNPTNT gửi công điện về việc Tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi năm 2020 tới UBND 45 tỉnh, thành phố có đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn.
Theo Bộ NNPTNT, từ năm 2010 đến nay đã xảy ra 70 sự cố đập, hồ chứa thủy lợi, tập trung trong 3 năm: năm 2017 (23 hồ), năm 2018 (12 hồ), năm 2019 (11 hồ).
Gần đây nhất, ngày 28/5/2020 đã xảy ra sự cố vỡ đập hồ Đầm Thìn, huyện Cẩm Khe, tỉnh Phú Thọ. Sự cố vỡ đập gây hư hỏng công trình, ngập lụt ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng nhân dân vùng hạ du.
Cả nước hiện có khoảng 1.200 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ chưa có kinh phí sửa chữa, nâng cấp, trong đó, có khoảng 200 hồ chứa hư hỏng nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu gây ra mưa, lũ cực đoan, bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.
Trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, TP có đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn chỉ đạo tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với mưa, lũ cực đoan, bão, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa, tập trung một số nhiệm vụ: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 7/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước; Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ NNPTNT về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thuỷ lợi trong mùa mưa, lũ năm 2020.
Bộ trưởng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố rà soát, đánh giá năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; điều chỉnh phân cấp quản lý, khai thác cho phù hợp với quy định và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, tuyệt đối không giao cho tổ chức, cá nhân không có đủ năng lực quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi...
Vụ cây phượng bật gốc: Giải pháp an toàn cho học sinh Để đảm bảo an toàn cho học sinh, hầu hết các trường trên địa bàn TP.HCM đều chủ động kết nối với đơn vị chuyên môn để chăm sóc cây. Ngày 26-5, việc cây phượng bật gốc tại Trường THCS Bạch Đằng, quận 3 khiến một học sinh tử vong và nhiều học sinh bị thương đã cho thấy công tác chăm sóc,...