Quảng Ninh miễn phí xét nghiệm, cách ly, tìm nguồn vắc xin cho dân từ các tỉnh phía Nam về
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản gửi các sở ngành, địa phương yêu cầu chủ động hỗ trợ tốt nhất cho người Quảng Ninh từ các tỉnh thành phía Nam trở về địa phương, miễn các chi phí xét nghiệm cũng như cách ly tập trung.
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương hỗ trợ cho người địa phương trở về từ các tỉnh, thành phía Nam – Ảnh: TIẾN THẮNG
Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, hỗ trợ tối đa để đón tất cả người dân là công dân tỉnh Quảng Ninh và gia đình đang sinh sống, làm việc tại một số tỉnh thành khu vực phía Nam (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…) có nhu cầu trở về địa phương.
Những người có nhu cầu trở về khẩn trương liên hệ (trực tiếp bằng điện thoại, tin nhắn, văn bản… hoặc thông qua người thân) để thông tin đến UBND cấp xã nơi cư trú nhằm tổng hợp, gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Khi tiếp nhận, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có người dân đăng ký trở về khẩn trương phối hợp cùng gia đình bố trí phương tiện để đón công dân, bố trí lực lượng thường trực tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch của tỉnh để kịp thời tiếp nhận, đưa về địa phương (yêu cầu bố trí phương tiện phù hợp đảm bảo an toàn phòng chống dịch, không bắt buộc sử dụng xe cứu thương.
Trường hợp người có phương tiện đi lại bằng ôtô đảm bảo an toàn phòng, chống dịch thì có thể cho phép di chuyển về nơi cách ly để giảm thiểu thời gian chờ đợi).
Video đang HOT
Thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 và bố trí cách ly y tế tập trung hoặc tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định.
UBND tỉnh Quảng Ninh nêu rõ toàn bộ kinh phí thực hiện xét nghiệm sàng lọc, kinh phí tổ chức cách ly tập trung (nếu có) của người dân trở về địa bàn sẽ do UBND các huyện bố trí, người dân không phải chi trả.
Trong trường hợp công dân thực hiện cách ly tại nơi cư trú có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, cần trợ giúp thì UBND cấp xã chủ động nắm bắt thông tin, báo cáo UBND cấp huyện để có giải pháp hỗ trợ toàn bộ lương thực, thực phẩm thiết yếu nhằm đảm bảo thực hiện cách ly an toàn, đảm bảo phòng chống dịch bệnh.
Đối với các địa phương có chốt kiểm soát, ngoài việc đón người về địa phương và thực hiện các biện pháp xét nghiệm thì quá trình triển khai thực hiện cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả mọi công dân, hỗ trợ tối đa về thủ tục (đặc biệt lưu ý người già, phụ nữ có thai, trẻ em và các trường hợp đặc biệt cần trợ giúp khác).
Ngoài ra, các địa phương cũng khẩn trương tổng hợp, đề nghị Sở Y tế bố trí nguồn vắc xin tiêm ngay cho người dân theo chỉ định, quy định đối với các trường hợp người dân chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đủ vắc xin.
Hà Nội chặn nCoV vào bệnh viện
Bệnh viện Đại học Y xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế; Bệnh viện Bạch Mai áp dụng phương châm "phát hiện tại chỗ, cách ly tại chỗ, điều trị tại chỗ".
Ngày 28/1, dịch bệnh bùng phát ở Hải Dương và Quảng Ninh. Cả nước ghi nhận 375 ca nhiễm cộng đồng sau 9 ngày phát hiện. Các vùng dịch lớn hiện đã cơ bản được kiểm soát.
Hà Nội ghi nhận 22 ca nhiễm, đứng thứ ba về số ca mắc trên 10 tỉnh thành có Covid-19, sau Hải Dương, Quảng Ninh. Thành phố đã huy động tổng lực từ hệ thống y tế dự phòng của Hà Nội bao gồm CDC Hà Nội và Trung tâm y tế 30 quận, huyện để điều tra, xác minh, lấy mẫu và xét nghiệm. Các bệnh viện tại Hà Nội siết chặt người đến khám, áp dụng biện pháp bảo vệ an toàn, mục tiêu hàng đầu bảo vệ bệnh viện.
Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai , nhìn nhận bệnh viện luôn trong tư thế sẵn sàng chống dịch đồng thời phải đảm bảo bảo toàn bệnh viện bởi đây là điểm nguy cơ lây nhiễm cao. Mục tiêu hàng đầu là "phát hiện tại chỗ, cách ly tại chỗ, điều trị tại chỗ" để chẩn đoán, ứng phó kịp thời, nhanh nhưng chính xác.
Bạch Mai tiếp nhận xét nghiệm thêm 2.000 mẫu ở Hà Nội và sẵn sàng chi viện về con người, trang thiết bị, vật tư cho các bệnh viện tuyến dưới khi cần. Hiện bệnh viện đã tham gia chi viện cho tâm dịch Hải Dương và Gia Lai để xây dựng bệnh viện dã chiến.
Phó Giáo sư Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương , cho biết bệnh viện huy động toàn bộ nhân viên khoa xét nghiệm để sàng lọc hơn 3.000 mẫu bằng hệ thống xét nghiệm Gene Xpert. Phương pháp này cũng là RT-PCR, tốc độ nhanh, chính xác và tự động nhiều hơn từ quy trình tách chiết, pha trộn đến phân tích mẫu.
Thiết lập kế hoạch dài hơi để bảo vệ bệnh viện ứng phó với Covid-19, kiểm soát người ra vào từ ngoài cổng với ba lớp bảo vệ. Tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách đến đều được kiểm tra đúng theo quy định của Bộ Y tế như đo nhiệt độ từ xa bằng máy đo hồng ngoại, khai báo điện tử kết hợp khai báo giấy. Khoa khám bệnh là lớp thứ hai và trong hệ thống bệnh viện lại tiếp tục sàng lọc. Nếu có nghi ngờ sẽ chuyển làm ngay làm xét nghiệm Gene Xpert.
Từ 03 ngày từ 3/2 đến 5/2, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức xét nghiệm đối với nhân viên các khoa phòng của bệnh viện, kịp thời phát hiện những người đã bị nhiễm nhưng không có triệu chứng, từ đó khoanh vùng được nguồn lây, ngăn chặn sự lây lan sớm nhất có thể.
Bệnh viện tiếp nhận 5.000 mẫu xét nghiệm tại Hà Nội. Phương pháp sử dụng để xét nghiệm lần này là phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử RT- PCR để xác định sự hiện diện của virus thông qua phát hiện vật liệu di truyền của virus, có độ chính xác cao. Đảm bảo cung cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế. Rà soát lại máy thở và các trang thiết bị khác, cơ số thuốc, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch.
Đo thân nhiệt trước cửa ra vào Bệnh viện Lão khoa Trung ương, ngày 2/2. Ảnh: Thùy An.
Các bệnh viện khác như Bệnh viện 103, Bệnh viện 108, Viện Y học dự phòng quân đội, Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương, Chi cục thú y vùng 1... cũng sẵn sàng nhận mẫu xét nghiệm và sàng lọc các ca nghi nhiễm đồng thời nâng mức độ chống dịch, bảo vệ an toàn cho bệnh viện.
Những bệnh viện không tiếp nhận điều trị hay xét nghiệm Covid-19 vẫn tăng cường giám sát, thực hiện đo thân nhiệt, phân luồng, phân loại, sàng lọc, kiểm soát triệt để người bệnh đến khám chữa bệnh. Trong công tác khám chữa bệnh, chú ý phát hiện các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử dịch tễ không rõ ràng... để chỉ định lấy mẫu xét nghiệm ngay hoặc cách ly, chuyển tuyến đúng, không để lây nhiễm chéo trong cộng đồng.
Với các cơ sở bán lẻ thuốc, Sở Y tế yêu cầu khi tư vấn bán thuốc cho những người có dấu hiệu cúm, triệu chứng ho, sốt phải ghi lại tên, địa chỉ, số điện thoại của người bệnh và báo ngay cho trung tâm y tế trên địa bàn để theo dõi, quản lý.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết do biến thể nCoV, thời gian khởi phát bệnh nhanh, người bệnh trẻ cũng có dấu hiệu chuyển nặng. Vì vậy, phải hành động vừa nhanh vừa quyết liệt "nếu không, tốc độ lây nhiễm của virus nhanh hơn hành động của chúng ta".
153 người TP HCM liên quan bệnh nhân nhiễm biến thể nCoV Anh Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM cách ly 153 người liên quan "bệnh nhân 1660", kết quả xét nghiệm đến chiều 1/2 ghi nhận 114 người âm tính, 39 chờ kết quả. Ngành y tế TP HCM truy vết 19 trường hợp tiếp xúc, tất cả đã có kết quả âm tính, một người đang đợi kết quả. 134 hành khách...