Quảng Ninh lên phương án phòng chống dịch cho từng tổ bầu cử
Để chủ động đảm bảo an toàn cho cử tri và nhân dân, đặc biệt trong ngày bầu cử 23/5 tới trong bối cảnh dịch bệnh, Quảng Ninh đã lên phương án phòng chống dịch cho từng tổ bầu cử trong 1.438 điểm bầu cử trên toàn tỉnh.
Tại khu vực bỏ phiếu số 11 đặt ở nhà văn hóa khu phố 7B (phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả), gần 70 người bao gồm cử tri và các lực lượng phục vụ bầu cử đã tham gia diễn tập tình huống ứng phó khi phát hiện cử tri nghi nhiễm SARS-CoV-2 trong ngày bầu cử.
Tình huống giả định, sau khi khai mạc cuộc bầu cử ngày 23/5, bộ phận đo thân nhiệt tại cổng phát hiện 1 cử tri có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, tăng cao thân nhiệt, hoặc được nhận thông tin về trường hợp nghi nhiễm từ Ban Chỉ đạo các cấp.
Ngay lập tức, cử tri này được đưa vào phòng cách ly tạm thời tại khu vực bỏ phiếu, khai thác lịch sử dịch tễ. Tổ bầu cử báo cáo về Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 địa phương; hệ thống y tế, phun khử khuẩn, an ninh… được kích hoạt, đảm bảo an toàn cho cử tri khác tiếp tục bỏ phiếu bình thường, có bố trí hòm phiếu phụ đến từng hộ gia đình liên quan đang tạm thời cách ly, hoàn thành công tác bỏ phiếu vào cuối ngày theo đúng quy định.
Các lực lượng phục vụ bầu cử có phương án chuyển trạng thái ứng phó với tình huống xấu.
Chị Tạ Thị Lệ và Vũ Thị Huệ, cử tri tham gia diễn tập cho biết: “Cuộc diễn tập cho ngày bầu cử tôi thấy rất tốt, người dân đi bầu cử đều đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, sát khuẩn, khi có khi nghi ngờ bệnh nhân Covid-19 đã xử lý rất nhanh, đảm bảo an toàn cho những cử tri khác”.
Video đang HOT
Trường hợp cử tri nghi nhiễm SARS-CoV-2 được đưa đi cách ly tập trung trong buổi diễn tập.
Khu vực bỏ phiếu số 11 có hơn 2.500 cử tri, trong đó phần lớn là cử tri thuộc đơn vị quân đội làm kinh tế đóng quân trên địa bàn.
Ông Nguyễn Mạnh Tường, tổ trưởng tổ bầu cử cho biết, với số lượng cử tri đông và nguy cơ dịch bệnh cao, việc diễn tập thực tế giúp tổ bầu cử chủ động các biện pháp, phương án ứng phó kịp thời: “Thông qua việc đó thì ý thức của cả cử tri và tổ bầu cử đều được nhân lên, nếu có dịch xảy ra chúng tôi cũng sẵn sàng phương án không còn ngỡ ngàng. Ngay từ bây giờ khu vực bầu cử chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ phương án phun khử khuẩn. Tổ bầu cử được tập huấn theo tinh thần này để đạt được thắng lợi trong cả bầu cử và chống dịch”.
Hiện toàn bộ 1.438 khu vực bỏ phiếu trên địa bàn Quảng Ninh từ đô thị, miền núi, hải đảo đều đã xây dựng phương án phù hợp với đặc thù, có kịch bản, biện pháp sẵn sàng ứng phó đối với các mức độ diễn biến tình hình dịch bệnh khác nhau. Xác định từ nay đến 23/5 là thời gian cao điểm, cùng với việc tổ chức tiếp xúc cử tri, chuẩn bị cơ sở vật chất, tuyên truyền khánh tiết, Ủy ban bầu cử tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu 100% tổ bầu cử phải được thực hành phương án bầu cử trong tình huống giả định có dịch Covid-19.
Đồng thời, các tổ phòng chống dịch cộng đồng ở từng tổ dân, khu phố tiếp tục củng cố gắn với các tổ bầu cử; vận động toàn dân khai báo y tế qua mã QR; thông tin, tuyên truyền đến từng gia đình, từng người dân về cách thức bầu cử trong điều kiện có dịch xảy ra; cấp phát miễn phí khẩu trang y tế cho cử tri khi tham gia các cuộc tiếp xúc cử tri và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026…
Ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh khẳng định, ngành y tế đã đặt trường hợp giả định phải áp dụng giãn cách xã hội, phong tỏa toàn bộ 1 khu vực hành chính (xã, huyện), bố trí phòng phục vụ cử tri là F0, F1, đảm bảo quyền bầu cử của hơn 934.000 cử tri trên địa bàn: “Những phương án này được xây dựng tỉ mỉ và dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế, chúng tôi đã phân tích tỉ mỉ hơn rất nhiều, phòng cho trường hợp có xuất hiện ca dương tính. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HDND tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp phê duyệt phương án y tế cho từng điểm bầu cử, nếu chẳng may có dịch xảy ra thì sẽ có thêm những hòm phiếu phụ và thậm chí thêm các điểm bầu cử tại các bệnh viện, khu vực cách ly.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn tại nhiều địa phương
Ngày 28/4, tại nhiều địa phương như Thái Bình, Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 đang được tích cực triển khai, đảm bảo an toàn cho người được tiêm.
Tiêm vaccine phòng COVID -19 cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch tại tỉnh Thái Bình. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, Sở Y tế tỉnh đã tổ chức tiêm những mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch. Đây là điểm tiêm thí điểm, làm mẫu của tỉnh Thái Bình để rút kinh nghiệm cho các đơn vị y tế khác.
Trong ngày tiêm đầu tiên, 20 cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trực tiếp tham gia điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, những người có nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm cao đã được tiêm vaccine. Theo kế hoạch, Bệnh viện sẽ tiêm vaccine cho 531 cán bộ, y bác sĩ, nhân viên trong bệnh viện và một số đơn vị khác từ nay đến ngày 7/5.
Ông Phạm Nam Thái, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Bình cho biết, thực hiện Quyết định phân bổ vaccine của Bộ Y tế và chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Bình, Sở Y tế đã ban hành kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1. Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công tác tiêm chủng, tỉnh Thái Bình đã tập huấn cho toàn bộ lực lượng trực tiếp tham gia tiêm phòng vaccine trên toàn tỉnh.
Ngành y tế Thái Bình yêu cầu môi bênh viên các tuyên phải bô trí săn sàng từ 5 giương câp cưu trở lên, đảm bảo cơ số thuốc, trang thiết bị cấp cứu, nhân viên cấp cứu, đồng thời Trung tâm Câp cưu 115 săn sàng chi viên khi cân.
Sau buổi tiêm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, ngành y tế sẽ rút kinh nghiệm, tiến tới thực hiện đồng loạt tại các điểm tiêm khác trên toàn tỉnh, đảm bảo an toàn tiêm chủng tại tất cả các điểm tiêm.
Theo kế hoạch, tỉnh Thái Bình sẽ thực hiện tiêm 3.450 liều tại 24 điểm tiêm tuyến tỉnh và các Trung tâm Y tê, bênh viên đa khoa huyên/thành phô; các bệnh viện ngoài công lập trên địa bàn 8 huyện, thành phố. Tỉnh phấn đấu hoàn thành công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 trước ngày 10/5.
* Theo Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn, tính đến 16 giờ ngày 28/4, toàn tỉnh đã có 2.290 trường hợp được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và 10 trung tâm y tế huyện. Sau khi tiêm, mọi người đều có sức khỏe ổn định, chỉ có một số trường hợp có phản ứng thông thường và đã được xử trí kịp thời, đảm bảo an toàn.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Thái Thuần/TTXVN
Các điểm tổ chức tiêm vaccine đã thực hiện tốt công tác chuẩn bị theo các phương án, kế hoạch của Sở Y tế tỉnh. Các địa điểm tiêm vaccine đều được bố trí theo nguyên tắc một chiều và ngay tại Khoa Hồi sức - Cấp cứu của từng đơn vị để kịp thời xử trí các trường hợp có phản ứng sau tiêm. Công tác khám sàng lọc trước khi tiêm được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế.
Các đối tượng được tiêm vaccine COVID-19 gồm: Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp tỉnh và thành phố; cán bộ, nhân viên y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh, các trung tâm trực thuộc Sở Y tế, cơ sở y tế tư nhân và lực lượng Công an tỉnh.
Trước đó, ngày 27/4, các đơn vị đều thực hiện diễn tập tiêm vaccine để cán bộ y tế tại các đơn vị tham gia tiêm chủng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần đảm bảo chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 diễn ra an toàn, hiệu quả và không lãng phí vaccine.
* Thông tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ Y tế phân bổ vaccine phòng COVID-19 cho tỉnh theo hai đợt. Đợt 1, ngày 16/4 với 6.200 liều để tiêm chủng cho đối tượng ưu tiên là cán bộ y tế, cán bộ khu cách ly, cán bộ nhân viên tại các cảng, cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Đợt 2, ngày 27/4/2021 với 1.700 liều; trong đó 800 liều cho cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, 400 liều cho Công an tỉnh và 500 liều cho Bệnh viện Trung ương Huế.
'Chỉ 1 ca mắc Covid-19 ở cộng đồng dịp 30/4, cả nước sẽ rất cực' Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh chỉ cần 1 ca lây nhiễm ở cộng đồng xuất hiện trong dịp lễ 30/4-1/5, ngành y cả nước sẽ rất cực khổ khi phải truy vết các ca tiếp xúc. Sáng 28/4, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cùng Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì phiên làm việc đột xuất với...