Quảng Ninh: Lấy ra con vắt sống trong hốc mũi bệnh nhân
Một bệnh nhân tại H.Tiên Yên ( Quảng Ninh) thường xuyên bị chảy máu cam, khi đến khám tại bệnh viện thì phát hiện con vắt dài 2 cm sống trong hốc mũi.
Ngày 29.10, thông tin từ Trung tâm Y tế H.Tiên Yên (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân thường xuyên chảy máu cam nhưng khi siêu âm thì phát hiện con vắt dài 2 cm sống trong hốc mũi.
Con vắt được lấy ra khỏi mũi bệnh nhân. ẢNH NH
Video đang HOT
Trước đó, ngày 25.10, bệnh nhân nữ L.T.P (52 tuổi, trú tại xã Tiên Lãng, H.Tiên Yên, Quảng Ninh) đến khám trong tình trạng thường xuyên chảy máu cam từ mũi phải, số lượng ít và tự cầm máu; không ngạt mũi, không chảy nước mũi.
Tại Trung tâm Y tế H.Tiên Yên, các bác sĩ đã tiến hành kiểm tra nội soi mũi và phát hiện thấy một con vắt trong hốc mũi bên phải, dài khoảng 2 cm.
Sau khi gây tê tại chỗ, con vắt đã được lấy nguyên vẹn ra bên ngoài. Không có khó khăn trong quá trình lấy bỏ, có chảy máu mũi tại chỗ giác bám của con vắt, sau đó tự cầm máu. Không có bất thường khác được tìm thấy trong hốc mũi.
Bác sĩ Vũ Thị Thùy Linh (Khoa Tai – Mũi – Họng, Trung tâm Y tế H.Tiên Yên), cho biết tại cơ sở đã nhiều lần thực hiện gắp thành công con vắt cho các bệnh nhân trong huyện.
“Mọi người ở vùng núi rừng ẩm ướt nơi có nhiều vắt cần cẩn trọng trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là những người đi rừng cần hạn chế uống nước khe, suối… Nếu có chảy máu mũi hoặc ho kéo dài hãy đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám soi tai, mũi, họng loại trừ tình trạng đỉa, vắt chui vào ký sinh trong cơ thể”, bác sĩ Vũ Thị Thùy Linh khuyến cáo.
Bơm keo vá ruột non cho nam thanh niên 20 tuổi
Ngày 25-10, tin từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ cho hay các bác sĩ vừa cấp cứu thành công một trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa từ ruột non hiếm gặp, sốc mất máu nguy kịch.
Bệnh nhân ổn định sau khi được cầm máu - Ảnh: BV cung cấp
Bệnh nhân là anh B. (20 tuổi), được một bệnh viện ở Cà Mau chuyển đến trong tình trạng nguy kịch: huyết áp tụt, mạch khó đo, đi tiêu ra máu đỏ tươi ồ ạt. Bệnh nhân đã được cấp cứu tại bệnh viện địa phương và chuyển viện ngay đến Bệnh viện Đa khoa trung ương.
Ê kíp trực khoa cấp cứu đã tiến hành xử trí, lập 2 đường truyền cùng lúc để vừa bù nhanh dịch truyền, vừa truyền máu và huyết tương cấp cứu.
Ngay sau đó bệnh nhân được nội soi dạ dày và đại tràng cấp cứu; ghi nhận ở đại tràng bệnh nhân có nhiều máu đỏ tươi, không tìm thấy vị trí chảy máu. Bác sĩ nghi ngờ chảy máu từ ruột non nên cho chụp cắt lớp vi tính bụng có cản quang và phát hiện bị thoát mạch, chảy máu.
Các bác sĩ tiến hành chụp DSA và nút động mạch cầm máu cấp cứu. Sau khi xác định ổ thoát mạch từ ruột non, các bác sĩ tiến hành bơm hỗn hợp keo làm tắc ngay vị trí chảy máu. Sau can thiệp, bệnh nhân hết xuất huyết, sức khỏe ổn định, tiếp tục được theo dõi và điều trị.
Bác sĩ Bồ Kim Phương, trưởng khoa nội tiêu hóa - huyết học lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, cho biết tỉ lệ xuất huyết tiêu hóa dưới chiếm khoảng 20/100.000 người. Trong một số trường hợp phải can thiệp khi chảy máu vẫn tiếp diễn sau điều trị nội khoa và nội soi.
Can thiệp nội mạch được xem là một trong những phương pháp nhanh, hiệu quả và an toàn. Bác sĩ sẽ luồn ống thông vào mạch máu của bệnh nhân, tình trạng sẽ được chẩn đoán chính xác và can thiệp vào mạch máu đang bị xuất huyết, nút mạch cầm máu nhanh.
Hay đau bụng, đi khám phát hiện ung thư Một phụ nữ ở TP.Uông Bí (Quảng Ninh) thấy đau bụng tưởng rối loạn tiêu hóa, khi kiểm tra nhận kết quả ung thư. Ngày 24.9, thông tin từ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết bệnh viện này vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ (52 tuổi, trú tại P.Yên Thanh, TP.Uông Bí, Quảng Ninh) thường xuyên đau bụng,...