Quảng Ninh: Kỹ sư về hưu nuôi gà, thả cá, trồng lan, thu 15 tỷ/năm
Nhờ mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ nuôi gà, thả cá, trồng lan, ông Nguyễn Danh Thuyên, kỹ sư về hưu ở xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ (tỉnh Quảng Ninh) đã biến khu đất cằn cỗi thành trang trại tổng hợp, mỗi năm thu về hàng chục tỷ đồng.
Ông Nguyễn Danh Thuyên cho biết, sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác về nghỉ hưu theo chế độ, năm 2013, ông đã mạnh dạn thuê 3 ha đất tại thôn Đè E, xã Lê Lợi (huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh) để phát triển mô hình kinh tế trang trại vườn-ao-chuồng (VAC).
Trang trại chăn nuôi của ông Thuyên kết hợp nuôi gà siêu trứng, trồng hoa lan và nuôi cá giống. Ông Thuyên cho biết, khi khởi đầu làm kinh tế trang trại, ông đầu tư gần 3 tỷ đồng xây 2 dãy chuồng; nhập 10.000 con gà siêu trứng trọng lượng 1,2 – 1,5 kg/con về nuôi. Toàn bộ gà giống đều được nhập từ những doanh nghiệp sản xuất giống uy tín. Giống gà này có ưu điểm khỏe, phù hợp với điều kiện thời tiết nhiều vùng, sức đề kháng tốt.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm quan mô hình sản xuất giống cá song của ông Nguyễn Danh Thuyên.
Để đàn gà sinh trưởng khỏe mạnh, ông đã sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi và thực hiện tiêm vắc xin định kỳ phòng bệnh cho đàn gia cầm. Nhờ đó, chỉ sau nửa tháng, đàn gà đã cho thu hoạch những mẻ trứng đầu tiên, tỷ lệ gà đẻ trứng đạt 90 – 95%. Sau 1 năm, sản lượng trứng giảm, ông Thuyên thay thế bằng lứa gà mái mới.
Nhờ áp dụng quy trình chăn nuôi khoa học, đàn gà siêu trứng thương phẩm trong trang trại phát triển ổn định, ít bị dịch bệnh. Trung bình mỗi năm cho thu hoạch khoảng 3 triệu quả trứng, cung ứng cho các thị trường trong và ngoài tỉnh; với giá bán bình quân 1.700 – 1.800 đồng/quả, doanh thu từ nuôi gà đạt hơn 5 tỷ đồng/năm.
Từ tiền lãi của việc nuôi gà, ông Thuyên tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng trang trại. Đến năm 2015, ông đã mở rộng, xây 26 ô thử nghiệm nuôi cá song giống. Ông Thuyên tiết lộ: “Trước đây, tôi từng công tác tại Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh, nên khi đầu tư sang lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng có kinh nghiệm để áp dụng.”
Video đang HOT
Để cá song giống phát triển khỏe mạnh, ông Thuyên đã đầu tư hệ thống dẫn nước, khu xử lý nước biển đầu vào, lắp đặt các thiết bị sục khí, máy đo chỉ tiêu môi trường…
“Khác với nuôi gà đẻ trứng, nuôi trồng thủy sản đòi hỏi yếu tố kỹ thuật rất khắt khe, đặc biệt về môi trường nước luôn phải kiểm soát đảm bảo sát trùng sạch sẽ trước khi thả giống nuôi. Để cá song giống phát triển khỏe mạnh, tôi đã đầu tư hệ thống dẫn nước, khu xử lý nước biển đầu vào, lắp đặt các thiết bị sục khí, máy đo chỉ tiêu môi trường… Hiện nay, trung bình mỗi năm, trang trại của tôi cung cấp ra thị trường hơn 3,5 triệu cá song giống các loại”, ông Thuyên nói.
Không dừng lại ở chăn nuôi, nhận thấy thị trường hoa lan hồ điệp ngày càng phát triển, năm 2017, ông Thuyên tiếp tục mở hướng đầu tư xây dựng 2 nhà trồng lan hồ điệp khép kín với diện tích hơn 2.700 m2.
Tính riêng vụ hoa Tết vào cuối năm 2018, lứa lan đầu tiên tại dự án này đã thu hoạch được 3,8 vạn cây.
Với ưu thế về quy mô lớn, hoa lan hồ điệp nở đều, đẹp, ông Thuyên không định hướng thị trường bán lẻ, mà làm đầu mối lớn phân phối cho các nhà vườn từ Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng và Quảng Bình; đặt hàng từ tháng 11 âm lịch và sẽ giao hoa sát vụ Tết.
Tính riêng vụ hoa lan hồ điệp Tết vào cuối năm 2018, lứa lan đầu tiên tại dự án này đã thu hoạch được 3,8 vạn cây. Dự kiến vụ xuân cuối năm 2019 này, vườn lan hồ điệp sẽ xuất bán 5 vạn cây, đem lại cho ông Thuyên doanh thu 5 tỷ đồng/năm.
Với 3 mô hình trên, trung bình mỗi năm trang trại chăn nuôi tổng hợp của ông Nguyễn Danh Thuyên đạt doanh thu trên 15 tỷ đồng.
Ông Thuyên phấn khởi cho biết, ngay từ khi bắt tay vào triển khai dự án, tôi xác định đã làm là phài làm lớn. Nhận thấy Hoành Bồ có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để cây lan sinh trưởng và phát triển tốt, tôi quyết định đầu tư trồng lan hồ điệp chất lượng cao trên chính mảnh đất này.
Và cũng rất thuận lợi là thời điểm ông Thuyên triển khai dự án, nhờ nguồn vốn nông thôn mới của địa phương hỗ trợ mà ông đã giảm được áp lực tài chính để mạnh dạn đầu tư quy mô lớn, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
“Đến thời điểm này, các mô hình mà tôi thử nghiệm đều đã đi vào ổn định. Mong muốn lớn nhất của tôi là được thuê thêm đất để mở rộng sản xuất, giúp cho nhiều bà con có công ăn việc làm”, ông Thuyên cho biết.
Với 3 mô hình trên, trung bình mỗi năm trang trại chăn nuôi tổng hợp của ông Nguyễn Danh Thuyên đạt doanh thu trên 15 tỷ đồng. Ngoài ra, trang trại của ông còn tạo việc làm ổn định cho 20 lao động địa phương với mức thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng.
Theo Danviet
Khai trương tuyến xe buýt chở giáo viên ở hai xã vùng cao Quảng Ninh
Từ ngày 16/9, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh chính thức đưa vào vận hành hai tuyến xe buýt đưa đón cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục đi công tác tại hai xã miền núi.
Đưa vào vận hành các tuyến xe bus chuyên chở giáo viên đi dạy ở 2 xã vùng cao. Ảnh: Văn Đức-TTXVN
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) Nguyễn Anh Tú cho biết: Từ ngày 16/9, huyện Hoành Bồ chính thức đưa vào vận hành hai tuyến xe buýt đưa đón cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục đi công tác tại hai xã miền núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhất của huyện là Đồng Sơn và Kỳ Thượng.
Hoành Bồ là huyện miền núi, địa bàn rộng, nhu cầu có xe đưa đón của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục là rất lớn. Trên cơ sở nguyện vọng của các cán bộ, giáo viên đang công tác tại hai xã miền núi Đồng Sơn và Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ đã hỗ trợ một phần kinh phí, bố trí xe buýt đưa đón tại hai tuyến: Trới (trung tâm huyện) - Kỳ Thượng, Trới - Đồng Sơn và chiều ngược lại, lịch chạy 2 lần/tuần, với phương thức Nhà nước, nhân dân cùng làm.
Đưa vào vận hành các tuyến xe bus chuyên chở giáo viên đi dạy ở 2 xã vùng cao. Ảnh: Văn Đức-TTXVN
Cụ thể, sáng thứ Hai hằng tuần, hai xe buýt sẽ đưa các thầy, cô giáo từ thị trấn Trới đi xã Đồng Sơn (khoảng 35 km), Kỳ Thượng (gần 60km) và đón thầy cô trở lại trung tâm huyện vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy trong tuần.
Trong ngày đầu tiên đã có 46 cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo của huyện được đưa đón tới trường.
Đưa vào vận hành các tuyến xe bus chuyên chở giáo viên đi dạy ở 2 xã vùng cao. Ảnh: Văn Đức-TTXVN
Hoành Bồ là địa phương duy nhất trong tỉnh triển khai hoạt động chăm lo cho đội ngũ nhân viên ngành giáo dục và đào tạo.
Đây là chủ trương thiết thực, ý nghĩa, thể hiện sự vận dụng sáng tạo của huyện trong việc quan tâm phát triển chất lượng giáo dục ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số./.
Theo Văn Đức/TTXVN
Trồng rừng gỗ lớn - hiệu quả nhân đôi Đến thăm một số xã khó khăn thuộc tỉnh Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Cà Mau, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi màu xanh bạt ngàn của những cánh rừng keo lai, keo tai tượng, hứa hẹn sẽ mang lại năng suất và giá trị kinh tế cao cho người trồng rừng....