Quảng Ninh: Hàng loạt tàu du lịch bị đình chỉ hoạt động
Kể từ ngày 8.8, Quảng Ninh đề nghị từ chối cấp phép rời cảng, bến và đình chỉ 20 tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
UBND thành phố Hạ Long vừa có công văn hỏa tốc đề nghị Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh từ chối cấp phép rời cảng, bến và đình chỉ hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đối với 20 tàu du lịch kể từ ngày 8.8, đến khi có văn bản chấp thuận hoạt động trở lại của UBND thành phố.
Nguyên do đến ngày 5.8, các chủ tàu trên chưa hoàn thành việc lắp đặt hệ thống báo cháy tự động cho buồng máy theo yêu cầu của chính quyền địa phương.
Quảng Ninh đình chỉ hoạt động của 20 tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long. Ảnh minh họa.
Video đang HOT
UBND thành phố Hạ Long yêu cầu các chủ tàu du lịch bị đình chỉ khẩn trương hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống cảm biến nhiệt, hoặc cảm biến khói trong buồng máy theo yêu cầu của UBND thành phố. Đề nghị Chi hội tàu du lịch Hạ Long thông tin và tiếp tục đôn đốc các chủ tàu khẩn trương thực hiện chủ trương của chính quyền địa phương nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
Trong số các cá nhân, đơn vị bị đình chỉ hoạt động tàu du lịch tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, có Công ty TNHH thương mại và du lịch quốc tế Sơn Tùng; Công ty TNHH đầu tư dịch vụ du lịch Quyết Thành Đạt và ông Phạm Năng Minh bị đình chỉ 2 tàu, số còn lại bị đình chỉ 1 tàu.
Theo quy định của chính quyền địa phương, các tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long phải thực hiện lắp đặt bổ sung hệ thống camera giám sát buồng máy có màn hình hiển thị tại khoang lái xong trước ngày 25.6.2018; bổ sung thêm bình chữa cháy di động xong trước ngày 5.8.2018
Trường hợp đến thời hạn quy định, các tàu du lịch không hoàn thành việc lắp đặt bổ sung các thiết bị trên sẽ bị đình chỉ hoạt động đến khi có văn bản chấp thuận hoạt động trở lại của UBND thành phố Hạ Long.
Theo Danviet
Quảng Ninh: Đình chỉ 2 tàu du lịch vì "nhập nhèm" tính phí bữa ăn
Ngày 22.11, UBND TP.Hạ Long (Quảng Ninh) ban hành Văn bản số 9086/UBND về việc từ chối cấp phép rời cảng, bến và đình chỉ hoạt động trên Vịnh Hạ Long đối với các tàu Hồng Long QN-4266 và tàu Vũ Gia 02 QN-6363. Thời gian từ chối cấp phép từ 7h ngày 22.11.2017 cho đến khi có văn bản chấp thuận hoạt động trở lại của UBND TP.Hạ Long.
Tàu Hồng Long bị tố chặt chém khách du lịch.
Theo đó, tàu Hồng Long của ông Nguyễn Hồng Việt bị đình chỉ với lý do: Thuyền viên trên tàu có hành vi không thỏa thuận rõ ràng với khách hàng về phí dịch vụ của tàu (tính phí chế biến hải sản và dùng bia để hấp hải sản). Tàu Vũ Gia 02 của bà Nguyễn Thị Bảo Yến bị đình chỉ để Chi cục thuế Hạ Long và các cơ quan chức năng kiểm tra, đối chiếu và xác định lại mức doanh thu tính thuế khoán, xử lý kết quả kiểm tra về quản lý, sử dụng hóa đơn đối với bà Nguyễn Thị Bảo Yến. Thời gian từ chối cấp phép từ 7h ngày 22.11.2017 đến khi có Văn bản chấp thuận hoạt động trở lại của UBND TP.Hạ Long.
UBND thành phố yêu cầu ông Nguyễn Hồng Việt và bà Nguyễn Thị Bảo Yến phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Trước đó, theo thông tin của một số cơ quan báo chí, khoảng 9h30 ngày 11.11, anh Nguyễn Đình Tuyên, công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai, đi cùng đoàn gồm 9 người tham quan vịnh Hạ Long trên tàu du lịch Hồng Long, biển kiểm soát QN-4266, với giá trọn gói 2,6 triệu đồng. Đến khoảng 11h30, đoàn có nhu cầu ăn trưa và gọi món theo thực đơn gồm cá song, mực ống, thuỷ sâm, cơm rau. Khi tàu gần về đến bờ, đoàn phải thanh toán cho bữa ăn với giá hơn 8 triệu đồng.
Du khách cho rằng đã bị tàu Hồng Long "chém đẹp" khi giá các loại đồ ăn cao hơn nhiều so với ngoài thị trường.
Theo anh Tuyên, tàu Hồng Long đã có hành vi chặt chém với giá gấp đôi và lừa đảo. Cụ thể, đoàn của anh uống chưa hết 1 thùng bia Hà Nội nhưng chủ tàu vẫn ghi trong hoá đơn là 31 lon bia với giá 930.000 đồng. Đáng chú ý, khi về đến bờ, qua tìm hiểu mới biết, nhà tàu đã lợi dụng việc đoàn không am hiểu về hải sản nên trắng trợn thay cá song bằng cá sủ, thuỷ sâm bằng con thưng biển. Số tiền đoàn phải thanh toán cho bữa ăn là 6,4 triệu đồng.
Ngoài ra, đoàn phải thanh toán thêm một hoá đơn gồm công chế biến, đồ tráng miệng, 6 lon bia để hấp hải sản với giá hơn 1,8 triệu đồng. Tổng số tiền đoàn phải thanh toán cho bữa cơm trưa là hơn 8 triệu đồng.
Theo Danviet
Mất điện toàn đảo Cô Tô, dân và du khách nhốn nháo Huyện đảo du lịch Cô Tô (Quảng Ninh) đã bị mất điện lưới 3 ngày hôm nay và dự kiến tình trạng mất điện trên toàn đảo sẽ còn kéo dài. Mất điện kèm theo mất nước sạch khiến người dân và du khách trên đảo nhốn nháo. Cầu cảng Cô Tô. Ảnh: Nguyễn Hùng Theo Cty Điện lực Quảng Ninh, vào lúc...