Quảng Ninh: “Điểm mặt” những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh, từ đêm ngày 10.9 – 12.9 sẽ có mưa trên diện rộng, có nơi mưa to đến rất to, trong cơn dông cần đề phòng gió mạnh, sét, lũ quét, sạt lở đất các khu vực như Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ…
Nước kèm đất đá tràn xuống khu dân cư tổ 2, khu 5, phường Hồng Hải vào ngày 4.8.
Trước diễn biến bất thường của mưa lũ, cũng như nguy cơ sạt lở đất gây thiệt hại về tài sản, tính mạng con người, ngày 10.9, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các sở ban ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung triển khai ngay các giải pháp phòng chống mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn.
Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Ninh giao Sở NN&PTNT, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn theo dõi chặt chẽ, vận hành an toàn các hồ, đập thủy lợi, đê điều, cũng như triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp khi có mưa lũ.
Giao Sở GTVT chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện, chủ động bố trí vật tư, phương tiện tại các vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở, ngập lụt, chia cắt khi bị lũ để kịp thời khắc phục các sự cố, đảm bảo giao thông…
Cơn lũ ngày 14.8 đã cuốn trôi cầu Cổ Ngựa ở Lương Mông, huyện Ba Chẽ khiến giao thông giữa Quảng Ninh và Bắc Giang bị chia cắt.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, rà soát ngay các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất khi có mưa lũ; kịp thời cảnh báo đến chính quyền địa phương và người dân biết, chủ động thực hiện di dời đến nơi an toàn hoặc có phương án khi xảy ra mưa lớn.
Chủ động tổ chức cắm biển báo, bố trí lực lượng tuần tra, canh gác, kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn tại các khu vực xung yếu, bến đò ngang, khu vực nước ngập sâu, chảy xiết, ngầm tràn giao thông khi có mưa lũ; kiên quyết không cho người, phương tiện giao thông đi qua đoạn đường không đảm bảo an toàn…
Theo Danviet
Video đang HOT
Ngược lũ cùng Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
Ở nơi cách mặt biển tới gần 1.000m, Lương Mông - xã cao nhất của huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) - vẫn bị cô lập vì lũ. Sau 12 giờ bị chia cắt, đến sáng ngày 15.8, phóng viên Dân Việt ghi nhận tình trạng người và cảnh vật nơi đây vẫn xơ xác, tiêu điều.
Đúng 6h ngày 15.8, chúng tôi xuất phát tại huyện ủy Ba Chẽ, bắt đầu hành trình ngược lũ lên xã cao nhất huyện - Lương Mông. Từ thị trấn Ba Chẽ đến xã Lương Mông phải qua các xã Nam Sơn, Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, với chiều dài 54km. Khi chúng tôi đến Ba Chẽ vào chiều hôm trước, cả 5 xã trên đều bị cô lập trong nước lũ. Trước đó, toàn bộ 5 xã phía trên (Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn) bị cô lập hoàn toàn, không thể đi lại được do nước sông Ba Chẽ dâng cao.
Đặc biệt trên địa bàn 2 xã Lương Mông và Minh Cầm, mưa lũ lớn đã làm sạt, sói lở, hư hỏng nặng một số đoạn đường, cầu ngầm tràn, gây ngập lụt, chia cắt trên các tuyến đường giao thông, nhất là trên tuyến đường tỉnh lộ 330; một số nhà dân, nhà văn hóa thôn và nhiều hoa màu của nhân dân bị ngập lụt.
Ngay điểm lụt đầu tiên là cầu Khe Tâm (xã Nam Sơn), xe chúng tôi đã phải dừng lại, bất lực đứng nhìn nước lũ phủ kín cây cầu.
Đến sáng sớm 15.8, cầu Khe Tâm mới thông. Ngồi trên xe, ông Vũ Văn Diện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh thở phào: "Khe Tâm mà thông thì các điểm ngập lụt khác chắc cũng đã thông. Mới chiều qua thôi, tôi cùng đoàn công tác đi kiểm tra tình hình lũ bị mắc kẹt tại đây, mãi tới tối phải dùng thuyền phao mới về được thị trấn".
Sau 3 tiếng chạy xe liên tục từ trụ sở Tỉnh ủy ở TP.Hạ Long đến 6 giờ sáng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc cùng đoàn công tác có mặt tại những điểm lũ dữ phá hoại đầu tiên.
Ruộng lúa bị lũ khoét sâu.
Cột điện bị quật đổ.
Miệng cống bị bịt kín rác.
Nhà anh Hoàng Văn Hơn (thôn Đồng Giảng B, xã Lương Mông) bị lũ phá hoang tàn.
Mặt đường bị lật lên nham nhở.
Đến sáng 15.8, huyện Ba Chẽ thống kê có 115 điểm bị ngập lụt, sạt lở hư hỏng. Trong đó có 31 điểm ngập lụt trên các tuyến đường (chủ yếu trên tuyến đường tỉnh 330); 84 điểm sạt lở, hư hỏng. Thiệt hại ước tính 25 tỷ đồng.
Vẻ mặt đầy trăn trở của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khi chứng kiến cảnh tượng trên.
Đến 7h30, chúng tôi mới đến được xã Lương Mông. Cầu Loọc Cạp (thôn Đồng Giảng B, xã Lương Mông) vẫn còn ghi dấu mực nước ngập từ đêm hôm trước đến mấp mé cầu, nước tuy đã rút nhưng vẫn xối xả dưới khe. Nhà của anh Hoàng Văn Hơn (31 tuổi, dân tộc Tày) ở ngay gần cầu Loọc Cạp. Vào chiều hôm trước thì nước ngập vào đến thềm nhà anh Hơn; cả một mảnh vườn nhỏ trước cửa cũng bị lũ cuốn trôi; số rau màu còn lại bị ngập úng, xác xơ khi nước rút; quần áo, chăn màn ướt sũng chất đống trước cửa căn nhà ghép bằng gỗ tạp.
Vừa bước chân đến cửa nhà anh Hơn, ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã lắc đầu: "Ở đây không ổn rồi!". "Không ổn", bởi theo ông Đọc, căn nhà tạm dựng ngay bên bờ suối Loọc Cạp, nền đất yếu, hiện tượng xói mòn đã xuất hiện ngay cả khi không có lũ. Ngay lập tức, ông Đọc đã chỉ đạo bổ sung hộ anh Hoàng Văn Hơn vào danh sách các hộ phải di dời khẩn cấp khỏi nơi sạt lở nguy hiểm.
Ngoài nhà anh Hơn, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh còn đến thăm, động viên, chia sẻ những thiệt hại của nhiều hộ dân Lương Mông do trận lũ lụt hôm trước. Anh Lộc Văn Hậu (thôn Đồng Giảng B, xã Lương Mông) không giấu niềm vui: "Có lãnh đạo đến động viên, dù mất mấy ruộng ngô nhưng tôi cũng thấy an lòng".
Trên đường đi hễ thấy người già và gia đình trẻ nhỏ là ông dừng lại hỏi thăm rất nhiều.
Khoảng 8h30, đoàn công tác đến được điểm cuối cùng của xã Lương Mông là cầu tràn Cổ Ngựa - nút giao thông nối 2 thôn Đồng Giảng A và thôn Xóm Mới (xã Lương Mông) - đã bị lũ cuốn phăng từ sáng 13.8, khiến người dân 2 thôn và xã giáp ranh Sơn Động (Bắc Giang) tạm thời không thể qua lại giao thương như trước.
Có lẽ tràn Cổ Ngựa chưa bao giờ thấy đông người đến thế. Hàng trăm người (bao gồm các lực lượng dân quân tự vệ, công an các xã, bộ đội, công nhân cầu đường) được huy động để đến đây bê đá ngăn lũ, khắc phục sạt lở. Ông Đọc chỉ đạo muộn nhất trong 5 ngày tới, tràn Cổ Ngựa phải được thông suốt, nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện qua lại, về lâu dài Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh lên phương án xây dựng tràn kiên cố.
Khoảng 8h30, đoàn công tác được chứng kiến được toàn cảnh cây cầu Cổ Ngựa bị lũ phá hủy hoàn toàn gây ra chia cắt Quảng Ninh - Bắc Giang.
Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải và huyện Ba Chẽ có phương án cải tạo, sửa chữa kịp thời 2 khu vực cầu bị bong tróc mặt đường. Đối với cầu tràn Cổ Ngựa, trước mắt, tập trung bố trí lực lượng, thiết bị máy móc làm nhanh đường tràn tạm để nối giao thương giữa các xã Quảng Ninh - Bắc Giang.
Bí thư Tỉnh ủy động viên công nhân khắc phục sự cố lũ cuốn tràn Cổ Ngựa.
Theo Danviet
Lại về với Bình Liêu Hơn ba mươi năm quả tình là quãng thời gian quá dài cho ngày về lại. Thời gian ấy đủ để cho người ta quên đi chuyện xưa kham khó. Thời gian ấy đủ để người ta gây dựng cho mình một nền tảng vững bền. Cảm nhận ngày trở lại Không có sự tình cờ nào ý nghĩa mà thú vị hơn...