Quảng Ninh: Để sản phẩm OCOP gắn kết với du lịch
Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước được chọn thí điểm Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có 402 sản phẩm OCOP đang thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng.
Là địa phương được biết đến với nhiều sản phẩm OCOP ngon nổi tiếng như củ cải, trứng vịt biển Tân Bình, Ngan sao Đại Bình, cá song Đức Thịnh, rượu khoai, rượu sim, chân giò Ba Miền…. Những năm qua, huyện Đầm Hà đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khuyến khích người dân và các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm OCOP của địa phương. Đồng thời, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm, tạo mối liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản của huyện.
Sản phẩm OCOP củ cải Đầm Hà đã tạo nên thương hiệu, giúp người nông dân yên tâm phát triển sản xuất.
Hiện trên địa bàn huyện Đầm Hà đang có 28 sản phẩm tham gia vào chương trình OCOP, trong đó có 22 sản phẩm đã có nhãn mác bao bì, 11 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp giấy đăng ký nhãn hiệu.
Đầm Hà có nhiều sản phẩm OCOP ẩm thực được du khách gần xa đánh giá cao qua các kỳ hội chợ OCOP và tại các lễ hội ở các địa phương. Đến nay, huyện đã định hình 3 tuyến và 17 điểm du lịch. Các tuyến du lịch đều xuất phát từ thị trấn Đầm Hà đến các xã Đầm Hà, Đại Bình, Dực Yên, Quảng An, Quảng Lâm với các loại hình du lịch văn hóa tâm linh, du lịch biển kết hợp với văn hóa trải nghiệm, khám phá.
Trong phát triển sản phẩm OCOP, Hội Nông dân huyện Đầm Hà đã vận động hội viên nông dân tham gia vào các tổ nhóm, nuôi trồng và sản xuất sản phẩm theo quy hoạch của địa phương, đăng ký xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Video đang HOT
Đồng thời, huyện đã gắn kết chặt chẽ giữa phát triển dịch vụ thương mại với phát triển du lịch, phát triển các trung tâm OCOP trở thành địa chỉ tham quan và cung ứng các sản phẩm phục vụ du lịch. Nhiều sản phẩm OCOP của Đầm Hà không những được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh mà cả du khách nước ngoài quan tâm, biết đến như: Củ cải Đầm Hà, trứng vịt biển Tân Bình, ngan sao Đại Bình, gạo bao thai Dực Yên, nấm Linh Chi xã Đầm Hà, rượu khoai Quảng Lâm, cà sấy Đầm Hà…
Cùng với đó, huyện có các cơ chế hỗ trợ để các tổ chức kinh tế phát triển sản phẩm, như hỗ trợ máy sấy cho HTX sản xuất củ cải, máy hấp thanh trùng cho HTX sản xuất nấm linh chi, hỗ trợ xây dựng nhãn mác, bao bì sản phẩm… Thấy rõ được hiệu quả khi phát triển các sản phẩm OCOP, người dân huyện ngày càng hào hứng, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn.
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, có 2 HTX đăng ký phát triển sản phẩm OCOP mới là: Chè Tân Bình, gà bản Đầm Hà; 1 công ty đăng ký phát triển 2 sản phẩm: Dưa lưới Quảng Tân, dưa chuột Quảng Tân; 1 hộ gia đình đăng ký phát triển sản phẩm khau nhục Tô Nhung. Trên cơ sở nhu cầu đăng ký, phát triển của các cơ sở, Ban điều hành chương trình OCOP huyện đã cử cán bộ chuyên môn xuống cơ sở hướng dẫn về quy trình, thủ tục, chính sách hỗ trợ để các cơ sở nắm được và chủ động sản xuất sản phẩm OCOP.
Thu hoạch dưa lưới trồng theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh).
Cùng với đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại đã được triển khai thực hiện hiệu quả. Đầm Hà đã tổ chức hội thi đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP huyện, xây dựng kênh thông tin quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội với tên “OCOP Đầm Hà”. Tích cực đưa các sản phẩm bày bán tại Trung tâm OCOP của huyện, và tham gia các lễ hội, hội chợ của tỉnh. Qua đó sản phẩm đã được người tiêu dùng, đặc biệt là khách du lịch trong biết đến đón nhận, tiêu thụ số lượng lớn các sản phẩm.
Gian hàng OCOP Đầm Hà thu hút đồng đảo khách mua hàng
Tham gia vào chương trình OCOP của Quảng Ninh, ngành du lịch những năm gần đây đã có nhiều hoạt động cụ thể. Theo đó, trong 4 năm gần đây, Sở Du lịch đều chủ trì phối hợp tổ chức các chương trình phát động, các hội nghị kết nối thực phẩm an toàn phục vụ khách du lịch, mỗi năm đều thu hút số lượng đơn vị, cơ sở sản xuất nông sản, doanh nghiệp du lịch tham gia ngày càng nhiều hơn.
Việc phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch góp phần tăng cường sự gắn kết giữa các sở, ngành, đơn vị và doanh nghiệp du lịch trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, hưởng ứng tiêu thụ sản phẩm OCOP Quảng Ninh phục vụ du khách. Theo đó từng bước xây dựng huyện Đầm Hà trở thành vùng trọng điểm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh Quảng Ninh. Từ đó sẽ cho ra nhiều hơn những sản phẩm sạch, chất lượng, an toàn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
TP.HCM và 13 tỉnh miền Tây cùng kêu gọi đầu tư du lịch
Hội đồng liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng TP.HCM và 13 tỉnh, TP Đồng bằng sông Cửu Long vừa được thành lập với mục tiêu cùng quảng bá và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.
Tại Hội nghị sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, TP Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra tại Cần Thơ từ ngày 3-4/7, lãnh đạo các tỉnh, TP đã thống nhất xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và phim quảng bá du lịch chung.
Đặc biệt, các địa phương sẽ cùng tổ chức hội nghị xúc tiến mời gọi đầu tư du lịch vào TP.HCM, 13 tỉnh, TP ở ĐBSCL và 5 tỉnh Đông Nam Bộ trong 6 tháng cuối năm.
Đồng thời, trong khuôn khổ Ngày hội du lịch TP.HCM năm 2020 dự kiến diễn ra từ 16-19/7, các địa phương sẽ xây dựng gian hàng chung và tổ chức hội nghị giới thiệu, quảng bá du lịch.
Hội nghị sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, TP ĐBSCL diễn ra tại Cần Thơ từ ngày 3-4/7. Ảnh: Sở Du lịch TP.HCM.
"Đây là liên kết du lịch đầu tiên được chính quyền các địa phương ký kết thỏa thuận hợp tác và chỉ đạo sâu sát, xác lập một thông điệp rằng TP.HCM và ĐBSCL sẽ có nhiều sản phẩm tạo sự khác biệt, chứ không phải như một số người cho rằng du lịch ở miền Tây rất giống nhau. Mỗi địa phương sẽ có nét khác biệt riêng, tạo sự cạnh tranh để phát triển", ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM chia sẻ.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng khẳng định, TP xác định là cửa ngõ du lịch nên sẽ có các sản phẩm để "hút" dòng khách từ các tỉnh, TP khác đến trải nghiệm các tour du lịch liên kết từ TP về ĐBSCL.
Ông nhấn mạnh, TP.HCM có hơn 1.300 doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch nhưng con số khách đến với thị trường ĐBSCL vừa qua vẫn còn khiêm tốn. Ông đề nghị các doanh nghiệp du lịch đầu ngành xúc tiến sản phẩm liên kết và đầu tư nâng cao chất lượng các điểm đến trong chùm tour.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng TP.HCM và khu vực ĐBSCL cần thúc đẩy hơn nữa dòng khách hai chiều để đạt hiệu quả cao nhất.
"Nếu làm bài toán hoán đổi, 1/3 của 10 triệu dân TP.HCM về du lịch ở ĐBSCL, và ngược lại 1/3 của 20 triệu dân của 13 tỉnh, TP ĐBSCL đến du lịch ở TP.HCM, sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn trước mắt của doanh nghiệp, xáo bỏ dần tâm lý e ngại du lịch của người dân", ông nhận định.
6 tháng đầu năm, tổng khách du lịch đến TP.HCM đạt 9,4 triệu lượt, giảm 54,7% so với cùng kỳ. Trong đó, lượng khách quốc tế ước đạt 1,3 triệu lượt, chủ yếu đến từ 3 tháng đầu năm, giảm 69,3% so với cùng kỳ, trong khi du khách nội địa cũng giảm 50,9%. Lần đầu tiên, tổng thu du lịch 6 tháng giảm gần 50%, ước đạt 34.099 tỷ đồng.
Cùng lúc đó, ở khu vực ĐBSCL, số khách du lịch đạt 12,9 triệu lượt, giảm 51% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 10.300 tỷ đồng, giảm 53% so với cùng kỳ.
6 tháng đầu năm 2020, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt trên 4 triệu lượt 6 tháng đầu năm 2020, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt 4.193.703 lượt; Hà Giang tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước trong 6 tháng cuối năm 2020; Tháng 6, tổng lượng khách đến Lào Cai ước đạt 168.000 lượt là những thông tin du lịch đáng chú ý. 6 tháng đầu năm...