Quảng Ninh đã gỡ được 5/7 cảnh báo ‘thẻ vàng’ IUU
Quảng Ninh là một trong những địa phương trong nước bị Ủy ban châu Âu (EC) áp “ thẻ vàng” cảnh báo về khai thác hải sản bất hợp phép ( IUU).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, sau nhiều nỗ lực, đến hết tháng 5/2022, đã có 5/7 cảnh báo của Ủy ban châu Âu cơ bản được đáp ứng, còn lại 2 cảnh báo tiếp tục được tháo gỡ.
Năm cảnh báo được gỡ gồm: Kiểm soát tàu cá ra, vào cảng; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá; quản lý tàu và cấp giấy phép khai thác thủy sản; công tác an toàn thực phẩm tàu cá; xử phạt vi phạm hành chính khai thác thủy sản trái phép. Hai cảnh báo chưa thực hiện được là chứng nhận nguồn gốc thủy sản và xác nhận nguyên liệu khai thác thủy sản.
Đến thời điểm này, Quảng Ninh có trên 3.850 tàu đã đăng ký vào phần mềm Cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia, là điều kiện kiểm soát vi phạm tàu cá. Thời gian qua, tỉnh không có trường hợp tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
Video đang HOT
Hiện toàn bộ 210 tàu đánh bắt xa bờ (dài trên 15m) đã lắp đặt và đồng bộ thiết bị giám sát hành trình, có đăng ký, có giấy phép khai thác thủy sản và giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; 964 tàu khai thác vùng lộng (dài 12-15m); trong đó, 840 tàu đã được đăng ký, 124 tàu đang tiếp tục được đăng ký, 631 tàu đã ký cam kết an toàn thực phẩm; 693 tàu đã được cấp giấy phép khai thác thủy sản.
Mục tiêu đến hết năm 2022, 100% tàu sẽ có giấy phép khai thác thủy sản. Các loại tàu đánh bắt có chiều dài dưới 6-12m thuộc quyền quản lý của các địa phương cấp huyện, đang được đẩy mạnh đăng ký, đăng kiểm, cấp phép các loại.
Theo Chi cục Thủy sản Quảng Ninh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện Quảng Ninh có công trình Khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng kết hợp cảng cá tại thị trấn Cái Rồng thuộc huyện Vân Đồn. Tuy nhiên, phần hạ tầng cảng cá ở công trình này chưa được hoàn thiện theo quy định, khiến cho Quảng Ninh chưa đủ điều kiện để công bố cảng cá, đồng nghĩa chưa thể có tổ chức quản lý cũng như nội quy hoạt động; chưa có đánh giá tác động môi trường cảng cá hay triển khai các thủ tục bàn giao khu vực biển. Nhất là khi không có cảng cá, sẽ không thể thực hiện hoạt động chứng nhận nguồn gốc thủy sản và xác nhận nguyên liệu khai thác thủy sản, trong khi đây đều là những tiêu chí, cảnh báo cứng của EC, buộc phải đạt được mới có thể gỡ “thẻ vàng” IUU.
Việc kiểm soát tàu cá ra, vào cảng và kiểm soát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng hiện nay của Quảng Ninh mới ở mức đáp ứng ban đầu tiêu chí của EC đưa ra, cần phải nâng cao tỷ lệ này mới có giá trị bền vững.
Để đạt được điều này, mới đây Quảng Ninh đã ra quyết định thành lập 10 trạm kiểm soát tàu cá, sản lượng khai thác thủy sản tạm thời tại các địa phương trong tỉnh, góp phần gỡ khó cho thủy sản Quảng Ninh nói riêng, của Việt Nam nói chung khi tiến vào các thị trường tiêu thụ khó tính trên thế giới.
Kiên Giang rà soát lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá
Theo Chi cục Thủy sản Kiên Giang, tỉnh hiện còn 295 tàu cá không khả năng lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và thuộc diện xoá đăng ký, loại trừ như: phương tiện nằm bờ ngừng hoạt động, hư hỏng, chìm, cháy, nước ngoài bắt giữ, ngân hàng quản lý...
Tàu đánh bắt hải sản trên vùng biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN
Tuy nhiên, ngành chức năng tập trung kiểm tra, rà soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá đối với số tàu này và toàn bộ đoàn tàu thuộc diện phải lắp đặt thiết bị, nhằm đảm bảo theo dõi, giám sát, kiểm soát được 100% tàu cá hoạt động trên biển.
Cùng với đó, tỉnh tập hoàn thành đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định, kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra, vào cảng, các cửa sông, cửa biển và tăng cường xử lý tàu vi phạm phát hiện qua hệ thống giám sát hành trình tàu cá.
Qua theo dõi hệ thống giám sát hàng ngày, ngành chức năng phát hiện thực hiện cuộc gọi đối với tàu cá vượt ranh giới trên biển quay về vùng biển Việt Nam, không sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép. Đồng thời, phát hành văn bản cảnh báo đối với tàu vượt ranh giới trên biển, tàu cá mất kết nối với hệ thống giám sát và cung cấp thông tin đề nghị các lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra, xác minh nhóm tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Mặc dù vậy, trên ngư trường vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng chủ tàu cá, thuyền trưởng khi đưa tàu ra khơi khai thác đánh bắt tháo gỡ thiết bị giám sát hành trình gửi sang tàu khác. Hoặc, gửi trên các bè nuôi cá lồng trên biển của ngư dân, hay gửi vào bờ làm cho thiết bị giám sát hành trình tàu cá mất kết nối với hệ thống hoặc có kết nối nhưng ở cùng một vị trí trong thời gian dài. Từ đó, ngành chức năng không thể theo dõi, giám sát, kiểm soát được 100% tàu cá hoạt động trên biển.
Tỉnh Kiên Giang vẫn kiên quyết thực hiện các giải pháp trọng tâm để ngăn chặn hiệu quả, không để xảy ra tình trạng tàu cá ngư dân vi phạm IUU, làm ảnh hưởng đến kết quả chống IUU chung của tỉnh và cả nước.
Cụ thể, tỉnh tập trung rà soát, khoanh vùng, lập danh sách các đối tượng, nghề khai thác, địa bàn trọng điểm tại địa phương... đã vi phạm và có nguy cơ cao vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài để tăng cường theo dõi, nắm tình hình chặt chẽ, triển khai đồng bộ giải pháp ngăn chặn, xử lý.
Ngành chức năng phối hợp với địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cộng đồng ngư dân và các thành phần có liên quan không thực hiện hành vi vi phạm; đề cao tinh thần ngăn chặn, tố giác các hành vi vi phạm; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân cố tình đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Đến thời điểm này, tỉnh cơ bản đã ngăn chặn được tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Từ tháng 9/2021 đến nay, không có trường hợp tàu cá nào vi phạm IUU khi kiểm tra tại các cảng cá, bến cá; số tàu cá vi phạm về các thủ tục hành chính khi ra vào các trạm kiểm soát Biên phòng giảm đáng kể so với trước đây.
Từ đầu năm 2022 đến nay, sản lượng khai thác thủy sản trên ngư trường của Kiên Giang giảm 6,78% so với cùng kỳ, chỉ đạt 35,6% kế hoạch, tương đương 173.776 tấn.
Tỉnh đã quy định phân vùng khai thác đánh bắt gồm ven bờ, lộng và khơi; đồng thời quy định vùng cấm khai thác quanh năm nhằm khôi phục, tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên ngư trường; phân cấp vùng ven bờ cho huyện, thành phố ven biển quản lý.
Quyết liệt xử lý triệt để tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Cà Mau về việc tập trung triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp chống khai thác IUU. Cà Mau có đội tàu khai thác thủy hải sản lớn. Ảnh tư liệu: Thế Anh/TTXVN Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ...