Quảng Ninh đã giải quyết được điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển kinh tế – xã hội
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, Quảng Ninh đã tạo được bước đột phá trong việc huy động các nguồn lực để triển khai các công trình, dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, tạo nền tảng, lực đẩy để Quảng Ninh tiếp tục có được những đột phá mới trong phát triển kinh tế – xã hội.
Đoàn công tác Bộ GT-VT thăm công trường thi công cầu Cửa Lục 1 – cây cầu 6 làn xe đầu tiên tại Quảng Ninh.
Ngày 12/5, tại buổi làm việc với Đoàn công tác Bộ GTVT về kinh nghiệm tổ chức thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức PPP, BOT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã nêu bật những thành tựu của địa phương thời gian qua, đặc biệt, việc vận dụng linh hoạt trong huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, trong đó ưu tiên nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông, tạo được sự bứt phá nhanh chóng.
Để thu hút các nhà đầu tư, tỉnh quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư. Thay vì bị động “chờ” nhà đầu tư đến với mình, Quảng Ninh đã chủ động kết nối, mời gọi nhà đầu tư có tiềm lực trong và ngoài nước đầu tư dự án vào địa bàn. Tỉnh cũng đã chủ động xóa bỏ tư duy đầu tư dàn trải, manh mún, thay bằng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, dứt điểm và hiệu quả.
Trong đó, tỉnh đã đưa ra các giải pháp nhằm huy động các nguồn vốn theo hướng công khai, minh bạch, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và xã hội, “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”. Tỉnh luôn quyết liệt đổi mới, sáng tạo trong giải phóng mặt bằng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, giảm các đầu mối và tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Video đang HOT
Với quan điểm, phương châm hành động “Hiệu quả của doanh nghiệp là thành công của tỉnh”, Quảng Ninh cam kết luôn đồng hành cùng nhà đầu tư trong suốt quá trình, vòng đời thực hiện dự án, minh bạch các lợi ích chính quyền, người dân và nhà đầu tư, giải quyết kịp thời, hiệu quả quyền lợi cho người dân, củng cố niềm tin trong nhân dân để nhận được sự ủng hộ ngay từ đầu…
Từ năm 2014 đến 2019, tổng nguồn vốn đầu tư của các dự án theo hình thức PPP trên địa bàn tỉnh khoảng 46.297 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực giao thông có 7 dự án với tổng vốn 43.099 tỷ đồng. Hiện Quảng Ninh đã có gần 100km đường cao tốc, đang triển khai cao tốc Vân Đồn – Móng Cái với tổng chiều dài trên 80km, sở hữu cảng tàu khách quốc tế, sân bay quốc tế tư nhân đầu tiên ở Việt Nam.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm qua đạt gần 345.000 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với giai đoạn 2011 – 2015, trong đó vốn ngoài nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 tăng bình quân gần 20%/năm và chiếm hơn 57% cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội.
Bộ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Văn Thể xem giới tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.
Bằng tư duy, cách làm đổi mới, trong 4 năm liên tiếp Quảng Ninh đứng đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), 3 năm liên tiếp đứng đầu về Chỉ số cải cách hành chính (Par Index)… Từ thực tiễn tại Quảng Ninh, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15 về đầu tư theo hình thức đối tác PPP và sau đó là Nghị định số 63 năm 2018. Đây cũng là khung pháp lý đầy đủ đầu tiên để nước ta đẩy mạnh hình thức xã hội hóa đầu tư thông qua hình thức PPP.
Với những thành tựu, giải pháp, cách làm hiệu quả của Quảng Ninh, Đoàn công tác Bộ GTVT đã ghi nhận, đánh giá rất cao cách làm của Quảng Ninh. Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, Quảng Ninh đã chủ động đề xuất những giải pháp huy động nội lực kết hợp thu hút đầu tư để phát triển hạ tầng giao thông, giúp giải quyết được điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển kinh tế – xã hội. Chính nhờ những công trình giao thông trọng điểm mà tỉnh đang triển khai, các cửa ngõ giao thông quan trọng để Quảng Ninh kết nối với quốc tế đều đã được mở.
Liên quan đến các kiến nghị của tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng khẳng định, Bộ GTVT sẽ đồng hành, hỗ trợ tối đa về cơ chế chính sách, riêng việc triển khai dự án cảng Hòn Nét – Con Ong theo phương thức PPP, BOT, đây là tư duy sáng tạo của Quảng Ninh, thông qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nên cần được chia sẻ, ủng hộ. Bộ sẽ sớm báo cáo Chính phủ về nội dung này.
Vì sao chỉ số PCI của Điện Biên giảm 2 bậc?
Theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số PCI năm 2020 của tỉnh Điện Biên đạt 62,62 điểm, xếp thứ 46 trên bảng xếp hạng chung của cả nước (giảm 2 bậc so với 2019); xếp thứ 8/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Trao đổi với phóng viên VOV, ông Phạm Đức Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên cho biết, với 64,11 điểm, năm 2019, Điện Biên xếp thứ 44 trên bảng xếp hạng PCI toàn quốc, đạt kế hoạch của tỉnh đề ra là nằm trong nhóm xếp hạng PCI từ 40 - 45 của cả nước. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2014, chỉ số PCI của Điện Biên vươn lên nằm trong nhóm các tỉnh có chỉ số khá của cả nước và xếp thứ 7/14 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc. Nhiều chỉ số thành phần được cải thiện đáng kể như: tiếp cận đất đai; chi phí thời gian; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động của chính quyền; đào tạo lao động và chỉ số về thiết chế pháp lý, an ninh trật tự...
Có được kết quả trên là nhờ sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp trong việc từng bước thực hiện nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Năm 2020, Điện Biên xếp thứ 46 trên bảng xếp hạng PCI của cả nước (giảm 2 bậc so với năm 2019
Năm 2020, theo kết quả công bố của VCCI mới đây, chỉ số PCI tỉnh Điện Biên đạt 62,62 điểm, xếp thứ 46 trên bảng xếp hạng chung của cả nước (giảm 2 bậc) và xếp thứ 8/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (giảm 1 bậc).
Ông Phạm Đức Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên cho rằng, mặc dù có giảm về điểm số và thứ hạng trên bảng xếp hạng chung của cả nước, nhưng so với các tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc, nhất là khu vực phía Tây Bắc thì chỉ số PCI năm 2020 của Điện Biên vẫn ở mức tương đối khả quan. Về 10 chỉ số thành phần thì có 4 chỉ số có điểm số tăng so với năm trước là: chi phí thời gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động của chính quyền tỉnh. Đây là những chỉ số rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, bởi khi những chỉ số này được cải thiện, chứng tỏ môi trường kinh doanh của tỉnh đang tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
Việc PCI của tỉnh năm 2020 bị giảm 2 bậc và nhiều chỉ số thành phần như: gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; tính minh bạch; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động và thiết chế an ninh, trật tự... cũng bị giảm điểm có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Điển hình nhất là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp không ít khó khăn; nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động. Trong khi đó, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 còn chậm và chưa giải quyết đáng kể những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư; một số nội dung ảnh hưởng bởi sự thay đổi các quy định của pháp luật, nên bị kéo dài thời gian giải quyết...
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong xử lý kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đảm bảo thông thoáng, hiệu quả
Cũng theo ông Phạm Đức Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên, trong 3 tỉnh khu vực Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu) thì Điện Biên vẫn là tỉnh có chỉ số PCI cao nhất trong năm 2020 (Sơn La xếp thứ 55 và Lai Châu xếp thứ 57). Riêng tỉnh Lai Châu đã cho thấy sự bứt phá quyết liệt, khi từ vị trí cuối bảng năm 2019 vươn lên xếp thứ 57 năm 2020, tăng 4 bậc. Đây là điều tất yếu, bởi các địa phương đều luôn nỗ lực thu hẹp khoảng cách về chỉ số PCI của mình với các địa phương khác.
Trong thời gian tới đây, tỉnh Điện Biên sẽ chỉ đạo các ngành, các địa phương phân tích, đánh giá từng chỉ số thành phần, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các nhóm giải pháp khắc phục. Trong đó, sẽ tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong xử lý kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường công khai, minh bạch, nhất là các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch ngành, lĩnh vực... Đặc biệt là sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện chính quyền điện tử trong xử lý thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân; tăng cường nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ và đạo đức công vụ của đội ngũ công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới .
Xử lý vướng mắc về mặt bằng cho dự án hạ tầng giao thông trọng điểm Nghệ An đang tập trung chỉ đạo việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan đến việc giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Ảnh minh họa: Quang Toàn/BNEWS/TTXVN Tỉnh Nghệ An đang tập trung chỉ đạo việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, kịp...