Quảng Ninh: Đã có kết quả xét nghiệm người tiếp xúc gần với BN 243
Hiện nay, những trường hợp F2 của bệnh nhân 243 tại chợ Hạ Long 1 (TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã được lấy mẫu thực hiện xét nghiệm Covid-19 ( SARS-CoV-2).
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, qua điều tra dịch tễ, trường hợp anh Q.Q.T (xã Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội) là trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân 243, làm nghề giao hoa. Anh Q.Q.T có lịch trình di chuyển xuống chợ Hạ Long 1 (TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) trong các ngày 21 – 22/3, ngày 2/4 và ngày 4 – 6/4.
Ngày 7/4, anh Q.Q.T đã được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Hiện anh này đang được theo dõi và cách ly tại Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh, Hà Nội.
Anh Q.Q.T có lịch trình di chuyển xuống chợ Hạ Long 1 (TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).
Video đang HOT
Để phòng chống dịch Covid-19, các chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều lập chốt kiểm soát y tế đối với cả người và hàng hóa vào/ra chợ, yêu cầu 100% người vào chợ phải đeo khẩu trang.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã khuyến cáo các trường hợp liên quan tại Quảng Ninh theo dõi, giám sát sức khoẻ tại nhà. Ngoài ra, hiện những trường hợp tiếp xúc với anh Q.Q.T (F2 của bệnh nhân 243) tại chợ Hạ Long 1 đã được Trung tâm Y tế Hạ Long lấy mẫu gửi CDC Quảng Ninh để thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2.
Theo ông Ninh Văn Chủ – Giám đốc CDC Quảng Ninh, trường hợp của anh Q.Q.T không có khả năng lây nhiễm cho người tiếp xúc kể từ khi được lấy mẫu xét nghiệm trở về trước.
Không có thêm ca Covid-19 mới trong ngày, VN kiên trì 5 nguyên tắc phòng dịch
Chiều 8/4, Bộ Y tế thông báo tin vui khi không có thêm ca mắc Covid-19 mới trong ngày. Việt Nam vẫn dừng ở con số 251 ca bệnh.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thống nhất phải kiên định với 5 nguyên tắc phòng dịch: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.
Ngày 8/4 có thêm 4 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được công bố khỏi bệnh ở Việt Nam lên 126 ca, chiếm hơn 50% số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam.
Ngoài ra, còn 17 ca đã có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh, dự kiến vài ngày tới sẽ được công bố khỏi bệnh, chuyển về tuyến dưới theo dõi sức khỏe tiếp.
Ngày 8/4, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất phải kiên định 5 nguyên tắc đã được thực hiện ngay từ những ngày đầu thực hiện phòng chống dịch Covid-19: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Đây là chiến lược không thay đổi, chúng ta phải quyết liệt thực hiện, không được chủ quan, mất cảnh giác.
Đến giờ phút này, chúng ta đang kiểm soát dịch bệnh theo kịch bản dự báo và tới đây sẽ xuất hiện thêm các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tất cả các ca này đều phải coi là ổ dịch tiềm năng (F0), cùng với việc xác định nguồn lây, quan trọng hơn là phải thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng các đối tượng F1, F2 và dập dịch.
Ban Chỉ đạo yêu cầu các địa phương tăng cường thực hiện "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" mở rộng đối tượng rà soát. Trước hết là người nước ngoài vào Việt Nam đang lưu trú tại nhà nghỉ, khách sạn chứ không chỉ ở các khu dân cư; cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam; những người Việt Nam làm việc trực tiếp với người nước ngoài từ các ổ dịch; những người nước ngoài vào Việt Nam du lịch tự do... Đối với người Việt Nam là những người từ nước ngoài về; những người đi đến hoặc đi qua vùng có ca nhiễm bệnh trong nước; những người có liên quan dịch tễ đến các ca bệnh; những người sống lang thang, liên quan đến tệ nạn xã hội.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức lại hệ thống trong bệnh viện, nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng. Bảo đảm đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi khám và điều trị cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19.
Tất cả những người đến khám có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng đều cần được coi là có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 (F1). Trường hợp người bệnh cấp cứu chưa khai thác được yếu tố nguy cơ thì ê kíp cấp cứu phải mang đầy đủ trang phục phòng hộ cá nhân như khi cấp cứu người nhiễm Covid-19. Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố kiểm tra nghiêm túc việc thực hiện tại các cơ sở y tế.
Trừ trường hợp bệnh nặng, cấp cứu, người dân cần liên hệ với cơ sở y tế để được hướng dẫn, đặt lịch hẹn khám trước... và thực hiện đầy đủ các quy định phòng bệnh của bệnh viện.
Ban Chỉ đạo cũng thống nhất nguyên tắc, phải tăng cường bảo vệ cho các lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch, không chỉ công an, y tế, quân đội mà cả thành viên Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ tham gia phòng, chống dịch tại địa phương.
Ban Chỉ đạo trân trọng cảm ơn tất cả những người tình nguyện hiến máu, đặc biệt Bộ Công an đã huy động cán bộ, chiến sĩ hiến máu ủng hộ trong thời điểm khan hiếm máu. Ban Chỉ đạo kêu gọi các lực lượng khác, nhất là thanh niên, tình nguyện hiến máu để có đủ nguồn máu dự trữ cho công tác điều trị bệnh nhân.
Chưa thể khẳng định bệnh nhân 243 ủ bệnh 23 ngày PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết cơ quan chức năng đang điều tra nguồn lây Covid-19 của bệnh nhân 243. Hiện chưa đủ căn cứ kết luận bệnh nhân 243 lây nhiễm tại Bệnh viện Bạch Mai. Trao đổi với Zing sáng 8/4, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp...