Quảng Ninh: Cửa hàng xăng cháy rụi là do đốt vàng mã
18 giờ ngày 7/8, một vụ hoả hoạn nghiêm trọng xảy ra tại cửa hàng xăng dầu khu 5, phường Ka Long, TP Móng Cái khiến cửa hàng xăng này bị thiêu rụi, hàng chục hộ dân sống gần vô cùng hoảng sợ. Nguyên nhân đã cơ bản được xác định là do đốt vàng mã.
Sáng 8/8, nguồn tin từ Công an TP Móng Cái (Quảng Ninh) cho biết, qua điều tra ban đầu, nguyên nhân gây cháy xe bồn tại cây xăng khu 5, phường Ka Long, TP Móng Cái là do tàn lửa từ việc thắp hương, đốt vàng mã của một gia đình ở ngay cạnh cây xăng phát tán lửa đúng lúc xe bồn đang bơm xăng xuống bể chứa.
Nguyên nhân cháy cửa hàng xăng đã được xác định
Theo điều tra, khoảng 17 giờ 45 ngày 7/8, xe bồn chở xăng BKS 29C – 643.37 Nguyễn Văn Thành, SN 1994, trú tại xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy (Thái Bình) điều khiển, chở 22.591 lít xăng A92 đến tiếp xăng cho cửa hàng xăng dầu Ka Long.
Tại thời điểm này, cạnh xe bồn chở xăng còn có xe khách giường nằm tuyến Móng Cái – Cao Bằng, BKS 14B – 014.39 do Đặng Đình Trường, SN 1982, trú tại thôn Phú Lộc, Cẩm Phú, Cẩm Giàng (Hải Dương) và Lại Thị Hằng, SN 1977, trú tại thôn Tây Sơn, Phương Trung, Thanh Oai (Hà Nội) cùng quản lý, điều hành. Hai người này tạm trú tại nhà thuê ở cạnh Cửa hàng xăng dầu Ka Long.
Tại cơ quan điều tra, lái xe bồn khai nhận, trước khi bơm xăng, phụ xe Hiếu phát hiện trước nhà trọ của Đặng Đình Trường đang làm lễ cúng trong nhà và trước đầu xe khách. Có thắp hương và bày vàng mã. Trong khi bơm xăng thì chiếc xe khách đỗ bên cạnh đã được Đặng Đình Trường điều khiển ra khỏi cửa hàng xăng. Khoảng 3 đến 5 phút sau xe bồn bốc lửa. Và mặc dù, phụ xe Hiếu cùng lái xe Hải dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành công. Chiếc xe bồn bốc cháy ngùn ngụt…
Video đang HOT
Qua điều tra, chủ xe Đặng Đình Trường, Lại Thị Hằng khai nhận, trước khi điều khiển xe khách khỏi cửa hàng xăng, đã đốt vàng mã và mặc dù sau khi đốt xong vàng mã đã đổ nước vào nên không còn tàn lửa. Tuy nhiên, căn cứ vào lời khai của những người liên quan, nhân chứng và kết quả kiểm tra ban đầu tại hiện trường. Bước đầu cơ quan điều tra đã nhận định nguyên nhân gây cháy là do tàn lửa từ việc thắp hương, đốt vàng mã phát tán đúng lúc xe bồn đang bơm xăng xuống bể chứa…
Trước đó như Infonet đã thông tin, vào lúc 18 giờ ngày 7/8, xảy ra cháy lớn tại cửa hàng xăng dầu Ka Long tại khu 5, Ka Long, Móng Cái. Vụ hoả hoạn lớn khiến cửa hàng xăng này bị thiêu rụi. Nhiều người dân phải sơ tán để đảm bảo an toàn….
Theo Thành Duy (Infonet.vn)
Làng nghề hàng mã tất bật ngày giáp Tết
Vào những ngày giáp tết Nguyên đán, mặc cho mưa phùn giá rét, các làng nghề làm hàng mã ở Nghi Xuân, (Hà Tĩnh) lại tất bật, hối hả với việc xếp đôla, tiền âm phủ, cắt giấy may áo người âm để kịp giao cho khách đặt hàng.
GD&TĐ - Vào những ngày giáp tết Nguyên đán, mặc cho mưa phùn giá rét, các làng nghề làm hàng mã ở Nghi Xuân, (Hà Tĩnh) lại tất bật, hối hả với việc xếp đôla, tiền âm phủ, cắt giấy may áo người âm để kịp giao cho khách đặt hàng.
Hàng mã, nghề gia truyền
Nằm ở phía Bắc thành phố Hà Tĩnh, Nghi Xuân được biết đến với những làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hàng mã như Xuân Hải, Xuân Phổ, Tiên Điền, Xuân Mỹ, Xuân Hồng, mỗi làng nghề nơi đây có hàng chục hộ gia đình theo nghề.
Anh Đậu Văn Quang (xã Xuân Hải) - một trong những hộ làm nghề hàng mã - cho biết: Người dân làng nghề nơi đây chủ yếu làm quần, áo giấy của người cõi âm, đồ cúng táo quân, thổ công, thổ địa, thần thánh. Còn những mặt hàng cao cấp như nhà lầu, xe hơi, ngựa quan,... thường được làm theo nhu cầu từ đơn đặt hàng của khách.
Nguyên liệu sản xuất hàng mã thường được làm xương bằng gỗ, nứa dán giấy thô, giấy màu rất bắt mắt. Tất cả các công đoạn sản xuất đều được làm hoàn toàn bằng thủ công, từ đan khung đến dán giấy thô, giấy màu và hoàn thiện các chi tiết đều do đôi bàn tay khéo léo, sự tỉ mẩn của người thợ.
Sản phẩm được làm quanh năm nhưng chạy nhất vẫn là vào dịp tết và rằm tháng bảy. Giá cả hàng mã vào dịp tết thường cao hơn so với ngày thường, giá một con ngựa có kích cỡ lớn được bán từ 300 đến 500 nghìn đồng, một bộ nhà đời mới kèm theo đồ chia của là 3,5 triệu đồng, nhà đời cũ 4 triệu đồng. Vậy mà khách vẫn sẵn sàng đặt hàng mà không tiếc tiền.
Đang đan nứa, tạo khuôn ngựa, chị Hoàng Thị Huyền, (thôn Hải Hồng, xã Xuân Hải) cho hay: Gia đình chị làm nghề hàng mã đã hơn 40 năm nay, từ đời ông đến bố mẹ giờ rồi truyền sang đời chị. Lúc trước đời ông bà chỉ làm các mặt hàng vàng vụn, vàng lá, hia, mũ quan, lãi không cao. Nhưng đến đời chị ngoài những mặt hàng trên thì chị còn chuyên sản xuất các mặt hàng cao cấp như nhà lầu, ngựa, hổ, tòa sơn trang, kiệu, tàu thuyền,... những mặt hàng này tuy dày công nhưng tính ra cũng lãi hơn nhiều.
Hàng mã không lo ế
Đặc biệt, tại khu vực dưới chân đền Chợ Củi, phát triển thành làng nghề thủ công chuyên sản xuất hàng mã quanh năm, nhưng nóng nhất vào dịp tết nguyên đán. Dân làng nghề đã quen mẫu mã, đầu vào, đầu ra của sản phẩm, họ không những sản xuất hàng bình dân, mà còn làm hàng cao cấp như ngựa, hổ, tòa sơn trang, kiệu, tàu thuyền.
Anh Đậu Văn Tiến (thôn 8, xã Xuân Phổ) - một trong những hộ chuyên sản xuất hàng mã cao cấp - cho biết: Nghề này do anh đi bộ đội học nghề ở Huế rồi đưa về quê để giúp vợ con, người già, thanh niên trong làng có việc làm thêm. Nghề hàng mã do anh Tiến đưa từ Huế về, đã tạo việc làm cho một số thanh niên, người già, những người khuyết tật,...
Việc đốt hàng mã trong dịp tết, rằm, lễ hội là một phong tục cổ truyền, từ bao đời nay nhân dân hương khói phụng thờ, tưởng nhớ người đã khuất. Nghề làm hàng mã đã giải quyết việc làm cho nhiều người dân . Cũng nhờ nghề này mà nhiều hộ dân khá giả, giàu có. Đầu vào, đầu ra rất ổn định đảm bảo có lãi, thu nhập cao.
Tuy nhiên, hiện nay trào lưu đốt vàng mã cũng gây ra những câu chuyện buồn, phiền toái, người ta đốt tràn lan vàng mã, gây lãng phí tiền của và nhiều hệ lụy khác như cháy nổ, ô nhiễm môi trường...
Ông Nguyễn Ban, nguyên trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nghi Xuân, cho biết: "Đốt vàng mã là một vấn đề tâm linh có từ lâu đời của người dân Việt Nam. Nghề vàng mã giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân. Tuy nhiên, người dân nên cần hạn chế việc đốt vàng mã tràn lan, đốt đúng chỗ và không tuyên truyền, quảng bá mê tín dị đoan trong việc đốt vàng mã"
Huy Hiếu
Theo_Giáo dục thời đại
Ảnh: Người dân châu Á thắp hương, đốt vàng mã nhân lễ Vu Lan Người dân khắp các nước châu Á đang tất bật đón lễ Vu Lan để vừa tỏ lòng thành kính với cha mẹ, vừa giúp đỡ các Cô Hồn.Lễ Vu Lan rơi vào ngày Rằm tháng 7 hàng năm ở châu Á là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, được coi là lễ báo hiếu để người dân có thể...