Quảng Ninh: Cấp tập chạy đua phòng chống bão Mangkhut
Các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Ninh đang phải chạy đua với thời gian để thực hiện các biện pháp phòng chống bão số 6 có tên quốc tế là Mangkhut.
Ngay sau khi có thông tin về bão, huyện Cô Tô đã chủ động thực hiện kiểm đếm, ký cam kết di chuyển tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn và phát tờ rơi thông tin đường dây nóng của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện đến các chủ phương tiện đề phòng tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào thủy triều, các phương tiện chưa thể di chuyển đến nơi neo đậu an toàn đúng như dự kiến là trong sáng nay (14.9).
Với cấp gió hiện tại, bão Mangkhut đạt cấp 5 (cấp lớn nhất trong thang bảng Quốc tế), mạnh hơn cơn bão Harvy đã đổ bộ vào nước Mỹ năm 2017 là Cấp 4.
Huyện Cô Tô cũng chủ động triển khai kiểm tra, rà soát các hồ đập, các nơi có nguy cơ sạt lở, các điểm xung yếu, chuẩn bị sẵn sàng địa điểm, lương thực, thực phẩm để di dân nhằm giảm thiểu rủi ro về người và tài sản.
Hiện tại, trên địa bàn huyện có khoảng 80 khách du lịch, trong đó có 2 khách nước ngoài tình nguyện ở lại đảo. Huyện Cô Tô cũng đã đề nghị các chủ nhà nghỉ, khách sạn đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm và yêu cầu các du khách phải đảm bảo tuyệt đối an toàn khi lưu trú trên đảo.
Video đang HOT
Tàu thuyền đánh cá, tàu khách đã trở về neo động tại các khu vực tránh trú bão.
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Cô Tô đã phân công các thành viên thường xuyên cập nhật tình hình bão, trực tiếp phụ trách, bám sát tình hình địa bàn để chủ động phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cao nhất cho nhân dân.
Về y tế, ban cũng đảm bảo sẵn sàng lực lượng y, bác sĩ và thuốc men dự trữ nhằm đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khi giao thông bị chia cắt. Các lực lượng quân sự, biên phòng, công an huyện đảm bảo trực sẵn sàng 24/24h, chủ động khi có tình huống xảy ra. Các lực lượng cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về cơn bão đến nhân dân thông qua hệ thống loa truyền thanh của huyện và tin nhắn tiện ích.
Còn tại Móng Cái, Ban chỉ huy PCTT-TKCN TP.Móng Cái đã kiểm tra các công trình xung yếu trên địa bàn.
Thành phố hiện có 1.295 tàu thuyền khai thác thủy sản. Các xã phường và lực lượng biên phòng đã kêu gọi các chủ tàu về nơi neo đậu an toàn. Đò trên sông biên giới có 400 chiếc đã được thông báo về nơi neo đậu an toàn tại bến Thành Đạt, bến Công ty Tây Bắc và sông Chùa… 358 lồng bè và 23 chòi canh nuôi trồng thủy sản đã được di chuyển về nơi an toàn hoặc gia cố chắc chắn, di chuyển toàn bộ người dân lên bờ.
Toàn địa bàn có 808 nhà yếu, nhà tạm với 2.572 nhân khẩu cần di dời khi có bão và thiên tai xảy ra cũng đã được thông báo và có phương án cụ thể. Thành phố có 21 hồ đập chứa nước cơ bản đảm bảo. Toàn thành phố chủ động phương án theo phương châm “4 tại chỗ” nhằm phòng chống và giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.
UBND huyện Tiên Yên cũng yêu cầu UBND các xã, thị trấn thường xuyên cập nhật thông tin cơn bão, nắm chắc số lượng tàu, thuyền để kêu gọi về nơi tránh trú an toàn; chuẩn bị sẵn sàng theo phương châm “4 tại chỗ”.
Các hộ nuôi trồng thủy sản chủ động theo dõi diễn biến của cơn bão. Thủy sản đã đạt kích cỡ thương phẩm nên được chủ động thu hoạch để tránh thiệt hại.
Các ngành viễn thông, điện, nước phải tổ chức kiểm tra để có phương án bổ sung, gia cố kịp thời các vị trí cột ăng ten, cột điện, đường ống nước bị suy yếu có nguy cơ dễ xảy ra sự cố.
Đối với các xã nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, UBND huyện Tiên Yên yêu cầu cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để có biện pháp sơ tán nhân dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, không để xảy ra thiệt hại về người, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân… UBND huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn tổ chức trực ban nhiêm túc 24/24h.
Theo Danviet
Tàu cao tốc tông sà lan, 32 du khách kêu cứu
Trên đường từ Cô Tô về Vân Đồn (Quảng Ninh), tàu cao tốc Hoàng Quân bất ngờ va chạm với sà lan khiến nhiều người bị thương.
Khoảng 17h ngày 12/6, tàu cao tốc Hoàng Quân chạy từ Cô Tô về Vân Đồn, khi cách cảng Cái Rồng khoảng một km thì đâm vào sà lan chở hàng.
"Tàu chạy rất nhanh, bất ngờ va rầm rầm vào một sà lan, các cửa kính vỡ văng tung tóe. Nhiều người bị lộn nhào, lo ó kêu cứu", một du khách kể lại.
Trên tàu có 32 khách, hơn chục người bị xây xát do kính tàu vỡ văng trúng. "Trong đó một người bị gãy xương sườn. Tất cả được đưa đi cấp cứu ngay sau đó", ông Hoàng Bá Nam, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô thông tin.
Khu vực tàu cao tốc Hoàng Quân va chạm với sà lan cách cảng Cái Rồng khoảng một km. Ảnh: Minh Cương
Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh đã huy động 2 tàu cao tốc ứng cứu, đưa toàn bộ hành khách về bờ an toàn.
Theo ông Phạm Hoàng Ngọc, Trưởng đại diện cảng vụ đường thủy nội địa, tàu cau tốc Hoàng Quân có trọng tải 50 khách, xuất bến từ cảng Cô Tô đi Cái Rồng lúc 16h10, trên tàu có 32 khách, chủ yếu ở Hà Nội.
Minh Cương
Theo VNE
Quảng Ninh: Sóng to, hơn 5.000 du khách mắc kẹt trên đảo Cô Tô Sáng 25.6, hơn 5.000 du khách vẫn còn mắc kẹt trên đảo Cô Tô do sóng to, gió lớn. Ngày 24.6, do biển động, gió giật cấp 5-6 tại vùng biển Cô Tô, Cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh Quảng Ninh đã dừng cấp lệnh các chuyến tàu khách đi các tuyến Vân Đồn và Cô Tô. Sóng to cũng khiến hoạt...