Quảng Ninh cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, nguyên nhân phát sinh dịch bệnh phần lớn do chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỉ lệ lớn, không bảo đảm các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học.
Sau khi kiểm tra thực tế tại thành phố Móng Cái, một trong 6 địa phương của tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn châu Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Nghiêm Xuân Cường vừa có chỉ đạo, yêu cầu thành phố Móng Cái cần thực hiện nghiêm các giải pháp cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi nhằm kiểm soát các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới trên địa bàn; xử lý tiêu hủy lợn dịch theo quy định; duy trì tốt các chốt kiểm dịch động vật tạm thời (cấp xã).
Ông Nghiêm Xuân Cường yêu cầu thành phố Móng Cái tổ chức phun hóa chất tiêu độc, khử trùng vùng dịch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; đảm bảo 100% các chủ cơ sở ký cam kết nghiêm thực hiện “5 không” (không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ tiêu thụ; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt; không vứt lợn chết ra môi trường).
Đối với việc thực hiện hỗ trợ thiệt hại cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo cần xác định đầy đủ chính xác về đối tượng, mức hỗ trợ, khối lượng theo đúng quy định của pháp luật.
Dịch bệnh tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố Móng Cái phát sinh từ ngày 16/5 đến ngày 27/6, tại 75 hộ gia đình của 7 thôn, ở 4 xã trong đó làm chết và tiêu hủy 898 con lợn bằng 57.791,6kg.
Video đang HOT
Ngay sau khi xuất hiện dịch bệnh, thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp trong phòng chống, khoanh vùng dập dịch và kiểm soát dịch bệnh tả lợn châu Phi nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại.
Xuất hiện đầu tiên tại thị xã Quảng Yên hồi tháng 5, đến nay dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng ra thêm 5 địa phương (thị xã Quảng Yên, huyện Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên và thành phố Uông Bí) khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với hàng trăm hộ dân, thiệt hại hàng nghìn con lợn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, nguyên nhân phát sinh dịch bệnh phần lớn do chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỉ lệ lớn, không bảo đảm các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học; virus bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn lưu hành ngoài môi trường và trên lợn nhập từ các tỉnh về; thời tiết diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho sức khỏe đàn vật nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút sinh sôi bệnh dịch tả lợn châu Phi và gây bệnh.
Ngành nông nghiệp cũng như chính quyền từ cấp tỉnh tới cấp huyện của Quảng Ninh có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng chống dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên, tình hình dịch trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ dịch bùng phát, lan rộng còn hiện hữu. Hiện các địa phương đã có kế hoạch chủ động phòng chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng vật tư, hóa chất và huy động mọi nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch với mục tiêu cao nhất là khoanh vùng, dập dịch, nhanh chóng kiểm soát các ổ dịch, không để lây lan diện rộng trên địa bàn.
Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện để khôi phục chăn nuôi lợn ngay sau khi dịch bệnh được khống chế và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm, thuỷ sản để bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Tại các chốt kiểm dịch động vật tạm thời (cấp xã) lập hàng rào, biển báo, phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ kiểm soát chặt chẽ lợn, sản phẩm lợn ra, vào vùng dịch.
Quảng Ninh: Tự chữa bệnh táo bón bằng lá cây, cụ ông bị ngộ độc
Để chữa táo bón, cụ ông 88 tuổi ở Hải Hà, Quảng Ninh đã hái và đun lá lộc mại trồng vườn nhà rồi uống dẫn đến suy hô hấp, tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng, nguy kịch.
Thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy( Quảng Ninh) cho biết, đơn vị vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân cao tuổi bị suy hô hấp, tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng, nguy kịch do ngộ độc lá lộc mại.
Theo thông tin, bệnh nhân Nguyễn T (88 tuổi, trú tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) có tiền sử tăng huyết áp, nhập viện cấp cứu trong tình trạng vàng da, mệt mỏi, ăn uống kém, nôn nhiều lần, đi ngoài phân lỏng, tiểu buốt rát, nước tiểu màu đỏ nhạt.
Hình ảnh cây lộc mại mà dân gian truyền nhau trị bệnh táo bón hữu hiệu.
Cụ ông 88 tuổi may mắn được cấp cứu, điều trị kịp thời vì ngộ độc lá lộc mại.
Qua khai thác thông tin từ gia đình bệnh nhân được biết, cụ ông muốn tự chữa bệnh táo bón nên đã hái lá lộc mại trồng tại nhà đem nấu lấy nước uống.
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy đã thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu chẩn đoán suy hô hấp, tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng, tổn thương gan, phổi do ngộ độc lá lộc mại. Tiên lượng bệnh diễn biến phức tạp, nguy kịch. Bệnh nhân được điều trị bằng truyền máu, kháng sinh, thải độc, hồi sức tích cực theo phác đồ. Hiện, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, các chỉ số hô hấp, men gan, tan máu cải thiện.
Bác sĩ CKI Trần Công Cẩn, Khoa hồi sức tích cực và chống độc cho biết: "Người bị ngộ độc lá lộc mại thường có biểu hiện nhịp tim nhanh, mệt yếu, da xanh, ăn không tiêu, đầy bụng, đau vùng ruột, đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón, đi tiểu màu đỏ do một số loại sắc tố trong lá cây gây ra, đi tiểu vặt và buốt...Trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị tan máu cấp, thiếu máu nặng, suy gan, suy thận, thậm chí suy đa tạng và tử vong nhanh chóng.
Lộc mại là cây dược liệu mọc hoang phổ biến ở một số tỉnh miền bắc và đồng bằng nước ta. Theo y học cổ truyền, lá lộc mại có vị nhạt, tính bình, tác dụng nhuận tràng (liều nhỏ), tẩy (liều lớn), tiêu độc, sát trùng. Dân gian truyền nhau kinh nghiệm uống nước lá lộc mại để chữa bệnh táo bón, kiết lỵ... Tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách, quá liều lượng có thể dẫn đến ngộ độc.
Quảng Ninh: Cứu sống học sinh bị ngã từ tầng 4 Mới đây, một em học sinh lớp 8 ở Quảng Ninh bị ngã từ tầng 4 khu Hiệu bộ của nhà trường đã được kịp thời cứu sống. Trước đó, khoảng 9h55 ngày 22/2, tại Trường THCS Nguyễn Văn Thuộc (phường Hà Lầm, Tp.Hạ Long, Quảng Ninh), vào tiết 4 môn Giáo dục thể chất, cô giáo Vũ Thị Thu Hiền và cô...