Quảng Ninh: Cần xử lý nghiêm hành vi lùi xe trên cao tốc Hạ Long – Vân Đồn
Ngang nhiên lùi xe trên cao tốc Hạ Long- Vân Đồn gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Chiếc xe đi lùi trên cao tốc Hạ Long – Vân Đồn.
Khoảng 16h 50p, tại km 30, nút lên xuống Vũ oai, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, xe ô tô mang BKS 30A- 15961 đang di chuyển hướng Vân Đồn đi Hạ Long bất ngờ dừng lại, sau đó một phụ nữ khoảng 40 tuổi xuống xe hướng dẫn lái xe lùi xe trên cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Một số lái xe bức xúc nói, hành vi lùi xe trên cao tốc là một tội ác đối với gia đình, xã hội, cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm. Với tốc độ di chuyển 100km/h, chỉ cần một va chạm nhỏ cũng có thể trả giá bằng tiền bạc, thậm chí là mạng sống.
Bộ GTVT đề xuất xe máy phải bật đèn suốt cả ngày
Dự luật Giao thông đường bộ sửa đổi đưa vào quy định xe máy phải bật đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế suốt quá trình lưu thông trên đường.
Video đang HOT
Bộ GTVT đang lấy ý kiến dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi. Trong đó, dự luật bổ sung nhiều quy định mới, đặc biệt là quy tắc sử dụng đèn của các phương tiện tham gia giao thông.
Xe máy phải bật đèn nhận diện
Cụ thể, khoản 3 Điều 27 của dự luật giao thông quy định: Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau.
Như vậy, người lái xe máy khi tham gia giao thông phải bật đèn được trang bị theo thiết kế của xe.
Đại diện Bộ GTVT cho rằng các quy định trên được tham khảo từ Công ước về biển báo và tín hiệu đường bộ (Công ước 1968). Trong đó, quy định bật đèn xe máy cả ngày nhằm tăng nhận diện, giúp người điều khiển ô tô dễ dàng nhận diện các phương tiện đang lưu thông. Đặc biệt xe tải thường có những điểm mù mà người ngồi trong ô tô không phát hiện được, từ đó giảm tai nạn giao thông.
Theo quy định hiện nay của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 100/2019, người điều khiển xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện; máy kéo, xe máy chuyên dùng...) bắt buộc phải sử dụng đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
Theo điểm L khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt 100.000-200.000 đồng nếu không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
Đề xuất mới quy định xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn cả ban ngày. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG
Quy định không phù hợp
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Công ước về biển báo và tín hiệu đường bộ có quy định về bật đèn chiếu sáng cả ngày đối với phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, quy định này chỉ phù hợp với các nước châu Âu, ánh sáng ban ngày không đủ, sương mù nhiều, cần bật đèn để nhận diện.
Còn ở Việt Nam, một đất nước nhiệt đới với thời tiết vào mùa hè nhiệt độ luôn ở mức cao. Nếu bật đèn gây chói mắt với người điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều. Cạnh đó sẽ tiêu tốn một lượng điện ở bình ắcquy, từ đó tăng tiêu thụ nhiên liệu, tăng chi phí, tăng lượng phát thải khí gây ô nhiễm môi trường.
"Nên tôi cho rằng việc bật đèn xe máy vào ban ngày với nước ta là không cần thiết. Đặc biệt việc bật đèn cũng không giảm thiểu được tai nạn giao thông, mà còn tác dụng ngược, như ô nhiễm môi trường, gây chói mắt..." - ông Quyền nêu quan điểm.
Một chuyên gia giao thông cũng cho rằng hiện nay Việt Nam có khoảng 60 triệu xe máy, mỗi ngày có khoảng 20 triệu xe hoạt động sẽ tiêu hao lượng nhiên liệu rất lớn. Từ đó xảy ra tình trạng ô nhiễm ánh sáng trên đường phố, tăng phát thải khí nhà kính góp phần làm khí hậu nóng lên, điều này đi ngược với xu thế.
Luật Giao thông đường bộ sửa đổi dự kiến được đưa vào chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10, thông qua tại kỳ họp thứ 11, nếu phạm vi điều chỉnh của luật vẫn giữ như Chính phủ đề nghị.
"Chúng ta thử cảm nhận nếu quy định này được áp dụng, vào mùa hè nắng đến 40 độ C, hàng triệu xe đổ ra đường dẫn đến kẹt xe, khói bụi, nóng bức... Có người bật đèn position light hay gọi là đèn đờmi nhưng có người bật đèn lớn và chiếu thẳng giữa mặt người đi ngược chiều thì rõ ràng đây không phải là một đề xuất tối ưu cho việc giảm tai nạn giao thông..." - vị này nhận định.
Cùng quan điểm, anh Nguyễn Văn Hùng (Hà Nội) cho rằng Hà Nội, TP.HCM đường lúc nào cũng đông đúc, tốc độ di chuyển chỉ khoảng 20-30 km/giờ thì việc bật đèn chiếu sáng cả ngày không chỉ không cần thiết mà còn gây nguy hiểm. "Thực tế hiện nay số lượng xe máy ở nước ta vẫn chiếm phần lớn, ô tô chỉ lượng nhỏ. Nên tôi cho rằng buộc xe máy bật đèn chiếu sáng cả ngày không phù hợp. Thậm chí nhiều người phải bỏ thêm tiền để cải tạo độ bền của bình ắcquy, bóng đèn... Và với nhiệt độ như nước ta nếu kẹt xe hoặc dừng đèn đỏ, xe đồng loạt bật đèn, dù là loại đèn gì thì đó cũng là điều quá khủng khiếp" - anh Hùng nói.
Sau kiến nghị của cử tri, đường và cầu được sửa chữa Trong năm 2020, Bộ GTVT cho phép đầu tư sửa chữa định kỳ đoạn tuyến từ Lộ Tẻ đến ngã ba đường dẫn cầu Vàm Cống. Chính phủ vừa có văn bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Theo đó, về lĩnh...