Quảng Ngãi xét nghiệm 14.000 người
Chưa tìm được nguồn lây Covid-19 trong huyện, ngành y tế Bình Sơn xét nghiệm nCoV tất cả người dân thị trấn Châu Ổ.
Chiều 14/8, Trung tâm y tế huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã lấy mẫu xét nghiệm người dân tại trung tâm huyện. Ông Võ Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho biết, hôm nay huyện sẽ cho dừng hoạt động chợ Châu Ổ để xét nghiệm 800 tiểu thương; và lấy mẫu xét nghiệm hai tổ dân phố còn lại.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở thị trấn Châu Ổ, Bình Sơn, chiều 14/8. Ảnh: Văn Việt
Video đang HOT
Động thái này được ngành y tế triển khai sau 4 ngày phát hiện chùm ca bệnh liên quan đến tiệm áo cưới Trường Sơn ở thị trấn Châu Ổ. Đến nay, ổ dịch này đã ghi nhận 28 ca ở 5 huyện, thành phố. Riêng Bình Sơn, tổng ca bệnh trong cộng đồng là 15 ca, trong đó 14 ca liên quan đến tiệm áo cưới này.
Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn nhận định, chùm ca bệnh chưa xác định được nguồn lây nên nguy cơ tìm ẩn các ca bệnh khác ngoài cộng đồng và có khả năng lan rộng. Các ca bệnh có lịch trình di chuyển nhiều nơi trong và ngoài huyện, số F1, F2 qua truy vét ngày càng tăng cao.
Việc xét nghiệm trên diện rộng là để chủ động phòng, chống dịch, đồng thời giúp đánh giá mức độ nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng, từ đó triển khai các biện pháp ứng phó. Nhân viên của Trung tâm Y tế huyện sẽ phối hợp với CDC Quảng Ngãi lấy mẫu gộp 10 với 14.000 mẫu gộp và 400 mẫu đơn.
Bình Sơn là nơi thứ hai bùng phát dịch trong cộng đồng ở Quảng Ngãi trong làn sóng Covid-19 thứ 4. Chính quyền đã yêu cầu người dân không ra đường vào 21h đến 5h hôm sau từ ngày 10/8.
Trước đó, thị xã Đức Phổ là nơi đầu tiên ở Quảng Ngãi dịch lây lan trong cộng đồng, ca bệnh xuất hiện từ ngày 26/6. Đến nay, tỉnh này ghi nhận 459 ca Covid-19.
9X làm giàu với trang trại chăn nuôi
Nhờ nắm vững quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, sau 5 năm khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi, chàng trai Lê Văn Tín (30 tuổi), ở thôn Phước Tích, xã Bình Mỹ (Bình Sơn), đã sở hữu trang trại heo, bò quy mô nhất xã, mang về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm.
Khác với nhiều bạn bè cùng trang lứa, biết năng lực của mình không vào được đại học, nên sau khi học hết THPT, Tín đã chọn học nghề sửa xe. Rời quê vào TP.Hồ Chí Minh học nghề và gắn bó với công việc này với mức thu nhập khá ổn định, nhưng sau gần 4 năm thì anh Tín quay về quê và quyết định làm lại từ đầu.
Anh Lê Văn Tín, ở thôn Phước Tích, xã Bình Mỹ (Bình Sơn) chăm sóc đàn bò.
"Thời điểm đó, gia đình tôi gặp biến cố. Cha tôi mất, nên suy nghĩ về con đường làm giàu của tôi thay đổi rất nhiều. Dù công việc ở TP.Hồ Chí Minh đang có thu nhập tốt, nhưng nếu không được ở gần gia đình, chăm sóc mẹ thì việc làm giàu cũng không còn ý nghĩa. Vì vậy, tôi quyết định ở quê làm kinh tế, gầy dựng mô hình chăn nuôi", anh Tín chia sẻ.
Để hiện thực hóa ý tưởng làm giàu bằng mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, năm 2015, anh Tín đi học nghề thú y và tìm hiểu về các loại vật nuôi. Từ số tiền dành dụm được và mượn thêm người thân, năm 25 tuổi, anh Tín xây dựng gần 1.000m2 chuồng trại kiên cố để nuôi heo, bò và gà. Anh Tín cho biết: "Năm 2016, tôi đầu tư chăn nuôi heo. Đây cũng là thời điểm giá heo bấp bênh và xuống thấp. Dù 2 năm chăn nuôi heo không mang lại lợi nhuận, nhưng tôi vẫn cố gắng duy trì, rồi đầu tư mạnh hơn vào bò và gà. Vào khoảng năm 2018 đến nay, thịt heo lên giá liên tục và giữ ở mức cao, nên mô hình chăn nuôi heo theo hướng trang trại của tôi mang về lợi nhuận khá tốt".
Nhờ nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, tuân thủ các quy trình tiêm phòng và chăn nuôi theo hướng khép kín, hạn chế các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài mà nhiều năm qua, đàn heo, bò của anh Tín phát triển mạnh và chưa năm nào bị dịch bệnh. Anh Tín cho hay: "Những năm qua, trung bình mỗi năm, tôi xuất bán hơn 500 con heo thịt và vài chục con bò thịt. Trừ hết chi phí, mỗi năm tôi cũng có được vài trăm triệu đồng. Hiện nay, tôi tiếp tục mở rộng quỹ đất trang trại lên 3ha và xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò với sức chứa trên 50 con".
Việc hiểu rõ năng lực bản thân đã giúp ông chủ trẻ 9X Lê Văn Tín có được những thành công từ khá sớm. "Dù trẻ tuổi, nhưng hiện nay, Tín sở hữu trang trại heo, bò quy mô nhất xã. Tín đã chứng minh cho nhiều bạn trẻ, làm nông nghiệp, chăn nuôi ở quê hương vẫn có thể làm giàu chỉ cần có kiến thức và sự kiên trì. Tấm gương vượt khó làm giàu của Tín là động lực cho nhiều thanh niên nông thôn mạnh dạn làm giàu ở quê hương", Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Mỹ Nguyễn Hồng Liễn bày tỏ.
Cảng cá sông Trà Bồng: Quản lý nhập nhằng, ngư dân chịu thiệt "Cảng cá sông Trà Bồng rất thuận lợi cho tàu cá, nhất là tàu câu mực ra vào. Nhưng đến nay, cảng cá này chưa được công nhận, khiến ngư dân chúng tôi rất vất vả và tốn kém trong quá trình di chuyển tàu cá", ngư dân Huỳnh Tấn Hải, ở xã Bình Chánh (Bình Sơn) cho biết. Chưa được bàn giao...