Quảng Ngãi: Xã miền núi đầu tiên đạt chuẩn Nông thôn mới
Niềm vui to lớn mang tên “xã chuẩn Nông thôn mới” đến với người dân xã Nghĩa Sơn (Tư Nghĩa) vào những ngày cuối năm. Cùng với sự đầu tư của nhà nước, chính nội lực từ phía người dân đã góp phần không nhỏ để đưa Nghĩa Sơn sớm về đích Nông thôn mới.
Những đường làng ngõ xóm khang trang. Những con đường bê tông mới thay thế cho đường cũ. Xã Nghĩa Sơn nay đã thực sự thay da đổi thịt. Đó là kết quả sau 5 năm phấn đấu từ vùng nông thôn với hạ tầng yếu kém, xuống cấp để trở thành xã miền núi với 98% hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số cán đích Nông thôn mới đầu tiên của tỉnh.
Đến với Nghĩa Sơn hôm nay, nhìn vào những khu dân cư thoáng mát, sạch đẹp của đồng bào địa phương, ít ai nghĩ đây là vùng đất mà thu nhập của người dân chủ yếu vẫn dựa vào nông, lâm nghiệp. Điện, đường, trường, trạm đều được kiên cố hóa, đời sống được nâng cao rõ rệt. Có được những điều ấy, đều nhờ vào sự đoàn kết của người dân. Các gia đình trong xã đã tham gia hiến 5ha đất, góp công mang lại những công trình đúng như mong đợi.
Đường về xã Nghĩa Sơn hôm nay
Chị Phạm Thị Hạnh ngụ ở thôn 1, xã Nghĩa Sơn là một trong những hộ dân tích cực hiến đất để góp phần tạo nên sự đổi thay bộ mặt nông thôn của Nghĩa Sơn. “Đồng bào ở đây ai cũng hiểu cái mục đích của xây dựng Nông thôn mới là để người dân hưởng lợi có đường sá khang trang, có trường học, nhà văn hóa kiên cố… nên ai cũng đồng lòng ủng hộ. Cách đây 2 năm, để xây nhà văn hóa thôn gia đình tôi cũng sẵn sàng hiến hơn 200 mét vuông”- chị Hạnh phấn khởi nói.
Video đang HOT
Là xã miền núi, gần 100% hộ dân là người đồng bào dân tộc H’rê nhưng tỷ lệ hộ nghèo của từng thôn trong xã chiếm rất ít, chỉ rơi vào những gia đình người già, neo đơn. Người dân đều có mức sống cao, tính chung thu nhập bình quân của người dân trên 23 triệu đồng/người/năm, cao hơn bình quân của người dân nông thôn trong bộ tiêu chí xã nông thôn mới khoảng 5 triệu đồng.
Ông Phạm Mai Sương, một người dân trong xã cho biết, bà con đồng bào Hre Nghĩa Sơn rất chăm chỉ làm ăn, trồng keo, làm rừng, từ nuôi bò cỏ nay đã chuyển sang nuôi bò lai thu nhập cao. “Hiện nay kinh tế thay đổi hết, mỗi người dân phải làm ăn chăm chỉ, có tiền để trang trải cuộc sống. Phải phấn đấu lắm thì mới có thể cho con cái ăn học đàng hoàng, có nhà, có xe và không còn gia đình nào ỷ lại, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước”- ông Sương bộc bạch.
Vinh dự được chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Tư Nghĩa và của tỉnh Quảng Ngãi, Nghĩa Sơn được nhà nước đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là giao thông, giáo dục, y tế… tạo diện mạo mới cho vùng miền núi. Chỉ riêng trong năm 2016, Nghĩa Sơn được đầu tư hơn 9 tỷ đồng hoàn thiện các tiêu chí về hạ tầng, sớm đưa xã về đích Nông thôn mới.
Những ngôi nhà khang trang, kiên cố thường thấy ở xã miền núi Nghĩa Sơn
Cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, người dân góp phần không nhỏ, đóng góp cùng với nhà nước xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Ông Phạm Văn Sơn- Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn cho biết: Làm Nông thôn mới có thành công hay không đều phụ thuộc vào người dân. Bởi có những cái như bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, tham gia bảo hiểm y tế, xây dựng gia đình văn hóa… nếu người dân không tham gia, thực hiện, thì Nhà nước có hỗ trợ, đầu tư bao nhiêu thì xã Nghĩa Sơn không thể nào hoàn thành bộ 19 tiêu chí.
“Và điều quan trọng nữa là có sự ủng hộ hiến đất, cây cối hoa màu của người dân thì tiến độ thi công các công trình mới được hoàn thành một cách suông sẻ. Bởi đó là đất của dân. Đáng mừng nhất để Nghĩa Sơn cán đích Nông thôn mới chính là được nhân dân ủng hộ hết mình”- ông Sơn ghi nhận những đóng góp to lớn của đồng bào dân tộc H’rê tại địa phương.
Ngoài việc đầu tư cho xã Nghĩa Sơn, 5 năm qua, Quảng Ngãi đã huy động được trên 6.370 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Kết quả, Quảng Ngãi đã xây dựng 127 tuyến đường xã với tổng chiều dài 71,8km; 18 tuyến đường thôn dài 11km; hệ thống kênh mương nội đồng dài gần 40km. Quảng Ngãi cũng đã xây mới và nâng cấp 60 nhà văn hóa, khu thể thao thôn, xã; 20 trường học bậc mầm non, tiểu học và nhiều hạ tầng tiện ích phục vụ đời sống dân sinh…
Ông Dương Văn Tô- Giám đốc Sở NN&PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh cho hay: Sau 5 năm thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, Quảng Ngãi có hơn 10 xã khác đạt chuẩn Nông thôn mới. 60 xã đạt từ 10 đến 18 tiêu chí nông thôn mới với nhiều khởi sắc vượt trội. Cuộc vận động toàn dân tham gia chương trình mục tiêu đã tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân.
Riêng với xã miền núi Nghĩa Sơn, việc hoàn thiện các tiêu chí cuối cùng để đạt chuẩn Nông thôn mới trước thềm năm 2017 không chỉ nâng cao mức sống cho người dân mà còn có ý nghĩa rất lớn. Đó là đòn bẫy để huyện Tư Nghĩa cùng với huyện Nghĩa Hành hướng tới mục tiêu huyện Nông thôn mới vào năm 2020.
Theo Thanh Phương (Báo Quảng Ngãi)
Bà Lự hiến 120m2 đất ruộng để xã thi công tuyến đường
Trong những năm qua trên địa bàn xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã xuất hiện nhiều tấm gương tự nguyện hiến đất, hiến công xây dựng NTM...
Đường giao thông nội đồng có sự đóng góp của bà Lự
Hưởng ứng phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), trong những năm qua trên địa bàn xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã xuất hiện nhiều tấm gương tự nguyện hiến đất, hiến công xây dựng NTM, trong đó có gương bà Phí Thị Lự ở thôn Vinh Quang.
Sinh năm 1956, hiện nay làm phó tổ trưởng tổ liên gia quản số 4 ở thôn Vinh Quang nên bà Lự đã hiểu được xây dựng NTM cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và phải nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Hàng ngày bà Lự chứng kiến cảnh người dân trong thôn đi trên con đường đất đỏ với nhiều ổ voi, ổ gà, trời nắng thì bụi, trời mưa thì lầy lội, nhất là trẻ nhỏ và học sinh ngày 2 buổi cắp sách tới trường thường xuyên phải đi qua con đường này.
Cũng do đi lại khó khăn đã làm hạn chế phần nào sự giao thương và phát triển kinh tế trong thôn. Bà Lự với tư cách là phó tổ trưởng tổ liên gia tự quản thôn đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc góp phần nhỏ bé cùng thôn thi đua xây dựng NTM. Bà Lự đã tuyên truyền, vận động các hộ trong tổ liên gia tự quản tham gia hiến đất, hiến công làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.
Năm 2013, địa phương có chủ trương làm đường nội đồng tuyến liên thôn từ thôn Dương Chỉ đi thôn Vinh Quang. Lúc đó một số bộ phận người dân chưa hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của việc hiến đất, hiến công, đóng góp tiền làm đường nên việc giải phóng mặt bằng con đường rất khó khăn. Thấy vậy bà Lự đã vận động con cháu tự nguyện, gương mẫu đi đầu hiến 120m2 đất ruộng để xã thi công tuyến đường. Nhìn bà Lự hiến đất, nhiều gia đình có đất nằm trong tuyến đường cũng làm theo đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công xong con đường và đi vào sử dụng.
Ngoài tự nguyện hiến đất, gia đình bà Lự còn luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
Theo Thanh Hương (NNVN)
Dân vận khéo để hoàn thiện giao thông nông thôn Năm 2016, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ đăng ký xây dựng 4 mô hình "Dân vận khéo" trên lĩnh vực xây dựng cầu đường giao thông. Đến nay, các mô hình đã hoàn thành, góp phần nâng chất tiêu chí giao thông trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện các công...