Quảng Ngãi: Vừa khắc phục thiệt hại vừa chủ động ứng phó đợt mưa lũ mới
Ngày 26/10, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đã có công điện số 11 đề nghị các địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương tổ chức khắc phục nhanh các thiệt hại do mưa, lũ trong thời gian qua: tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, cứu trợ lương thực cho các hộ có nguy cơ thiếu đói, khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị hư hỏng, sạt lở, xử lý bảo đảm vệ sinh môi trường sau lũ…
Khẩn trương dọn bùn, đất để người dân lưu thông trên đường tỉnh lộ 622B.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện ven biển, đảo, Chi cục Thủy sản chủ động cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ – Lý Sơn và ngược lại) khi vùng biển tỉnh Quảng Ngãi có gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ, sử dụng các hệ thống thông tin liên lạc hiện có để thông báo cho chủ phương tiện, thuyền trưởng tàu, thuyền biết về diễn biến của áp thấp nhiệt đới, để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Các đơn vị cần tổ chức kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, nhất là ở trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Bên cạnh đó, tổ chức các biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản tại các khu neo đậu; tuyệt đối không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè khi có sóng, gió lớn.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, vừa qua, mưa lũ lớn diễn biến phức tạp nhưng một số người dân vẫn rất chủ quan nên đã xảy ra thiệt hại về người rất đánh tiếc. Do đó, các địa phương cần tăng cường thông tin, tuyên truyền về mưa, lũ và các biện pháp ứng phó đến người dân; bố trí lực lượng canh gác 24/24 giờ, cắm biển cảnh báo và quyết liệt trong việc ngăn cấm người dân đi lại qua các khu vực nguy hiểm.
Các địa phương khẩn trương kiểm tra, chuẩn bị nơi di dời, sơ tán dân, các trang thiết bị, phương tiện, hậu cần; tuyên truyền, thông báo, hướng dẫn nhân dân chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết…
Tính đến 17 giờ ngày 25/10, toàn tỉnh đã có 4 người chết và mất tích, nguyên nhân do người dân chủ quan, tham gia nhiều hoạt động bị chính quyền địa phương cấm, ngăn cản như: đánh cá, vớt củi, đi qua các ngầm, tràn, tuyến đường bị ngập sâu, sạt lở… Mưa lũ đã làm thiệt hại 419,5 ha rau màu, 125 ha lúa vụ ba, 67,39 ha cây trồng hằng năm cùng hàng chục ha cây ăn quả, đất sản xuất, nuôi trồng thủy sản bị sa bồi, thủy phá. 13.823m kênh mương nội đồng bị sạt lở, 28 đập dâng bị bồi lấp. Đất, đá sạt lở, bồi lấp rãnh, lề, mặt đường nhiều vị trí, với tổng khối lượng 3.754m3 trên các tuyến quốc lộ đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi; các tuyến tỉnh lộ, các tuyến giao thông liên xã, liên thôn bị sạt lở gây ách tắc giao thông cục bộ.
48 giờ mưa kỷ lục gây ngập ở Quảng Ngãi
Đợt mưa từ tối 22 đến 24/10 vượt kỷ lục 12 năm trước làm Quảng Ngãi mênh mông nước, gần 11.000 nhà ngập, một người chết, ba người mất tích.
Quốc lộ 1 qua xã Bình Long bị ngập một km khiến giao thông ách tắc sáng 24/10. Ngoài ra, quốc lộ qua xã Bình Nguyên cũng bị ngập 400 m, đến trưa nước rút.
Huyện Bình Sơn là nơi thiệt hại nặng nhất do mưa lũ hai ngày qua với 6.500 nhà ngập. Các xã Bình Minh, Bình Mỹ, Bình Trung bị ngập sâu nhất khoảng 1,5 - 2,5 m. Các huyện còn lại ngập khoảng 0,3 - 0,5m.
Nước lũ lên nhanh khiến nhiều người dân không kịp di chuyển đồ đạc, gia súc, gia cầm. Ban chỉ huy quân sự huyện Bình Sơn đã cử chiến sĩ dùng thuyền thúng giúp người dân di chuyển đàn lợn lên cao.
Tại TP Quảng Ngãi, một số khu dân cư ngập sâu. Phan Ngọc Khánh Vy và Phạm Đăng Minh Ngọc tổ chức lễ cưới ở đường Nguyễn Công Phương. Nhà trai dùng thuyền thúng để rước dâu. Bộ ảnh cưới của hai bạn trẻ do thợ chụp ảnh cưới thực hiện đang trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội. Ảnh: Lê Tuấn
Đường Quang Trung ở TP Quảng Ngãi ở đoạn gần đại học Phạm Văn Đồng là một trong những đoạn ngập nặng nhất. Nhiều ngôi nhà đang bị phong tỏa vì liên quan ca Covid-19 lại thêm nước bủa vây.
Trước đó, sáng 23/10, TP Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn, Đức Phổ, Nghĩa Hành... mênh mông nước sau trận mưa kéo dài từ tối hôm trước.
Ông Nhâm Xuân Sỹ, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Ngãi cho biết, lượng mưa tại trung tâm TP Quảng Ngãi là 532 mm, cao hơn kỷ lục cũ năm 2009 là 525 mm trong 24 giờ. Ngoài trung tâm thành phố, lượng mưa ở cầu Trà Khúc 1 là 576 mm trong 24 giờ, cao hơn kỷ lục cũ năm 2009 là 518 mm.
Ngôi nhà bên quốc lộ 1, gần cầu Ô Sông, bị nước lũ tràn vào nửa mét, nước rút nhưng chân nhà bị xói lở, cửa sắt bị hư hỏng.
Ở huyện Sơn Tịnh, ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Thu Dung nằm bên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cạnh cánh đồng thôn Ngân Giang nên mỗi khi mưa lớn đều ngập nước.
Sống 30 năm ở thôn Ngân Giang, gia đình bà Dung vẫn bình thản mỗi mùa mưa dù nước vào nhà.
Chiều tối 24/10, nước ở Quảng Ngãi rút chậm. Trong vườn hoa bên quốc lộ 1, anh Bùi Văn Sang (24 tuổi) đang ngắt lá của hoa cúc bị ngập úng. Sang cùng mẹ trồng 400 chậu cúc ở phía đông quốc lộ 1 nhưng nay tất cả vừa bị nhấn chìm trong nước và hư hỏng.
"Chiều hôm qua nước mới mấp mé, nhưng nửa đêm nước lên nhanh, vườn hoa em vừa gần đường vừa gần mương thoát nước nên bị hư hỏng hết", Sang nói và ước tính thiệt hại 40 triệu đồng tiền vốn.
Mưa lũ làm nhiều đoạn đường núi ở huyện Trà Bồng sạt lở, như tuyến Eo chim đi Trà Nham; tuyến thôn Sơn xã Sơn Trà; tuyến Trà Tân đi Trà Nham (cũ); tuyến Trà Binh - Trà Tân. Ngoài ra, sạt lở núi tại UBND xã Trà Xinh làm ảnh hưởng đến nhà làm việc của cơ quan quân sự xã. Các huyện, thị xã khác trong tỉnh cũng bị hư hỏng, sạt lở nhiều tuyến đường.
Hai ngày qua, nước các sông dâng cao gây nguy hiểm cho các nhà ven sông. Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Quảng Ngãi, từ tối 22 đến chiều 24/10, lượng mưa đo được ở các điểm rất lớn từ 498 mm đến 850 mm.
Lũ trên sông Trà Bồng tại trạm Châu Ổ đã đạt đỉnh và đang dao động ở mức cao, sông Trà Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu xuống chậm.
Trước nguy cơ lũ tiếp tục lớn, hàng chục chiến sĩ đã đến xã Bình Trị giúp địa phương đắp bao cát lên hồ thủy lợi ở xã này. Hồ này nằm trên khu vực đồi núi cao và đã đầy nước sau hai ngày mưa vừa qua, nếu nước tiếp tục dâng cao nước có thể tràn xuống khu dân cư phía dưới.
Quảng Ngãi đang khắc phục hậu quả đợt mưa lũ hai ngày qua và chuẩn bị ứng phó đợt mưa lũ mới.
Mưa lũ hoành hành ở Quảng Ngãi - Quảng Nam. Video: Đắc Thành - Phạm Linh
Mưa lũ chưa rút, miền Trung lại có cảnh báo đợt mưa lớn kéo dài gần 1 tuần Từ hôm nay (19-10), đợt mưa lớn ở các tỉnh miền Trung kết thúc. Dự báo từ ngày 22 đến 27-10, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có khả năng xảy ra đợt mưa lớn tiếp theo. Dự báo từ ngày 22 đến 27-10, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có khả năng xảy ra đợt mưa lớn tiếp...