Quảng Ngãi: Tàu thuyền đầy ắp tôm cá, ngư dân phấn khởi cập cảng
Xuyên suốt dịp lễ 2/9, các cảng cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn sôi động với hàng chục tàu đầy ắp tôm cá cập bến mỗi ngày.
Tại cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), ngư dân Võ Triêm – chủ tàu QNg 95534 TS đang hối hả cùng bạn thuyền đưa cá lên bờ.
“Chuyến biển này chỉ đánh bắt vài ngày thì trúng mẻ cá bè được tầm 2 tấn nên cập cảng sớm. Với giá cá bè bán cho thương lái là 80.000 đồng/kg thì mỗi thuyền viên cũng có thu nhập vài chục triệu đồng” – ông Triêm chia sẻ.
Cùng với tàu ông Triêm, còn có nhiều tàu khác đang cập cảng. Dù còn mệt mỏi sau nhiều ngày lênh đênh trên biển khơi, nhưng các thuyền viên vẫn nở nụ cười rạng rỡ bởi chuyến ra khơi thuận lợi, khai thác được nhiều tôm cá.
Trên bến dưới thuyền, tiếng người gọi nhau, cười nói, nhân công ngồi phân loại cá cho vào sọt nhựa… khiến cho bầu không khí ở đây sôi động, nhộn nhịp.
Video đang HOT
Cũng tại cảng Sa Kỳ, các thuyền viên trên tàu cá QNg 96525 TS của ngư dân Nguyễn Văn Phước (trú xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn) đang phấn khởi vì thu được 3 tấn cá gồm cá gai, cá ngừ.
“Tàu tôi đánh bắt hải sản trên biển cách đất liền khoảng 15 hải lý. Hiện giá cá gai là 13.000 đồng/kg, cá ngừ giá hơn 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết các khoản chi phí thì mỗi thuyền viên cũng kiếm được vài chục triệu đồng” – ngư dân Nguyễn Văn Phước vui mừng.
Các ngư dân chia sẻ, họ đã nhiều lần ăn lễ mừng Tết Độc lập 2/9 tại ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam. Vào ngày này, mọi người tự cho phép mình nghỉ ngơi một ngày trên biển. Họ lấy ít cá, mực, bia… rồi tất cả anh, em cùng quây quần với nhau trên tàu giữa biển khơi.
Theo ông Nguyễn Thanh Hùng – Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, có rất nhiều tàu cá xã Bình Châu và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp cập cảng, mang đầy khoang cá nục, cá ngừ về bán cho thương lái.
Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 3.200 tàu thuyền có chiều dài hơn 15m đánh bắt xa bờ ở 2 ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Việc khai thác thuận lợi, ngư dân có nguồn thu nhập cao và tạo công ăn việc làm nhiều người lao động địa phương nên bà con rất vui mừng phấn khởi.
Ngư dân Cà Mau vào mùa lưới đáy
Những ngày qua, ngư dân ở vùng biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đang tất bật chuẩn bị ngư cụ để ra khơi đánh bắt tôm cá.
Ngày 31.8, ông Lâm Sĩ Em, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển thông tin, khoảng 10 ngày qua tại địa phương đã bước vào vụ mùa lưới đáy (loại ngư cụ được người dân sử dụng để giăng bắt tôm cá ven bờ - PV), nhiều ngư dân có thu nhập mỗi ngày hơn 1 triệu đồng nên rất phấn khởi.
Sản phẩm đánh bắt đang được người dân phân loại
Theo ghi nhận của PV Một Thế Giới, cứ vào khoảng 20 giờ tối, tại các dãy nhà ven sông Rạch Gốc - nơi các ngư dân làm nghề đóng đáy lại sáng đèn. Nhiều phụ nữ tập trung để phân loại tôm cá, không khí làm việc nhộn nhịp, tiếng cười nói rôm rả cả vùng. Bình quân cứ khoảng 3 - 4 giờ phân loại tôm cá, mỗi lao động ở địa phương sẽ có thu nhập từ hơn 150.000 đồng. Các loại thủy sản mắc (dính) đáy chủ yếu là tôm sắt (tôm biển), mực nang, cá khoai... Các loại này hiện có giá bán tương đối ổn định.
Mực nang sau khi được phân loại
Chị Yến, ngụ thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển chia sẻ: "Tranh thủ thời gian nhàn rỗi, tôi đi phân loại tôm cá để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Bình quân mỗi bữa tối tôi kiếm khoảng hơn 140.000 đồng. Ngoài ra tôi còn được chủ cho tôm cá về làm thức ăn. Từ nay đến cuối năm là bước vào mùa lưới đáy, chính vụ thì khoảng tháng 11 - 12 dương lịch".
Hiện nay, tuy chưa vào chính vụ nhưng bình quân mỗi ngày người làm nghề lưới đáy ở cửa biển Rạch Gốc có thu nhập hàng triệu đồng. Những lao động đi theo làm công cho chủ đáy cũng được hưởng lợi theo.
Tôm sắt (tôm biển) sau khi được phân loại sẽ được bán cho các vựa thu mua
Anh Nam, một lao động theo nghề thả lưới đáy thuê ở xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển cho biết: "Chủ ghe tôi có 50 lưới đáy với 11 lao động. Mỗi người phụ việc thả và thu lưới đáy được trả công 2 miệng lưới, còn lại 28 lưới của chủ đáy. Mọi chi phí cho chuyến đi do chủ đáy chịu hết. Những ngày qua đang vào mùa vụ nên tôi cũng có khoản thu nhập nhất định. Mỗi ngày tôi có thu nhập từ hơn 1 triệu đồng từ việc bán hải sản từ 2 miệng đáy".
Nhiều người có thu nhập từ việc lựa đáy thuê
Ông Lâm Sĩ Em, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc nói: "Trong mùa đóng đáy, ngư dân có thu nhập tiền triệu mỗi ngày là bình thường. Cùng với đó, những phụ nữ ở địa phương cũng có thêm nguồn thu nhập từ việc lựa đáy. Vào chính vụ, có thời điểm các chủ phương tiện có thu nhập từ chục triệu mỗi ngày. Chủ đáy mà trúng mùa thì lao động đi theo cũng được hưởng lợi vì họ được chia phần rất cao".
Vào vụ đáy, các phương tiện chuẩn bị ngư cụ, nhu yếu phẩm rồi xuất bến từ sớm tinh mơ để ra biển tìm vị trí thuận thả lưới đánh bắt. Đến tối mịt họ mới thu lưới vào bờ, sau đó phân loại hải sản để bán cho các vựa thu mua. Nghề đóng đáy dẫu cơ cực, vất vả nhưng mỗi khi trúng mùa thì ngư dân rất phấn khởi, hăng hái chuẩn bị cho những chuyến tiếp theo - đó là niềm vui, động lực để ngư dân vươn khơi, bám biển.
Thanh bình bức tranh biển đảo Lý Sơn Du lịch Lý Sơn có lẽ đã quá thân thuộc với nhiều người. Tuy nhiên qua góc ảnh của mỗi du khách, bức tranh thiên nhiên Lý Sơn lại hiện lên khác lạ, thanh bình và khá hoang sơ. Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có 3 đảo là xã đảo An Bình, đảo Cù Lao Ré và hòn Mù Cu....