Quảng Ngãi: Siết chặt quản lý giao dịch bất động sản
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản chỉ đạo các Sở ngành thường xuyên cập nhật thông tin về các dự án (DA) bất động sản đã được UBND tỉnh phê duyệt khu vực DA do nhà đầu tư thực hiện.
Theo đó, các cá nhân và tổ chức chỉ được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở theo Nghị định số 43/2014 và dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai trên website của Sở Xây dựng và các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân biết thực hiện giao dịch.
Sở Xây dựng được giao phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra hoạt động của các đơn vị môi giới bất động sản và các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực giao dịch, kinh doanh bất động sản trên địa bàn; tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh xem xét chỉ đạo thực hiện.
UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện công bố công khai và thường xuyên cập nhật thông tin các dự án bất động sản đã được thu hồi giao đất; phê duyệt giá đất tính thu tiền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất trên website của Sở và các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân biết tiến độ thực hiện.
Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi thường xuyên đăng tải thông tin khuyến cáo các tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch, kinh doanh bất động sản phải tìm hiểu kỹ thông tin, hồ sơ pháp lý dự án và quy định pháp luật có liên quan. Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra, xử lý việc đăng tải thông tin, quảng cáo, rao vặt, có liên quan đến hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động sản khi chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định.
Công an tỉnh kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản của các tổ chức, cá nhân liên quan.
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, cương quyết xử lý tháo dỡ các ki-ốt rao bán bất động sản trái phép, không đảm bảo đúng theo quy định nằm trên địa bàn phụ trách và báo cáo kết quả xử lý về UBND tỉnh.
Các cá nhân có nhu cầu mua nhà ở thương mại và đất nền tại các dự án phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh khi thực hiện giao dịch mua bán, hợp đồng đặt cọc giữ chỗ để mua nhà ở hình thành trong tương lai hoặc đất nền trong các dự án phát triển đô thị cần phải tham khảo đầy đủ các quy định pháp luật về nhà ở, pháp luật dân sự trước khi thực hiện các giao dịch để tránh các thiệt hại có thể xảy ra.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
"Rừng" cao ốc chung cư dọc tuyến metro Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao
Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 2A Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài 13km và đi hoàn toàn trên cao với 12 nhà ga. Dọc tuyến đường sắt trên cao này, nhiều năm qua hàng trăm dự án nhà ở cao tầng đã "mọc" lên, làm thay đổi cả một bộ mặt đô thị Hà Nội.
Dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dự kiến triển khai từ cuối năm 2008 và hoàn thành vào năm 2013, tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD gồm nguồn vốn trong nước kết hợp với vốn vay ODA của Trung Quốc. Tuy nhiên do chậm tiến độ, đến tháng 10/2011, dự án mới chính thức được triển khai và điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên hơn 868 triệu USD (hơn 18.000 tỉ đồng).
Theo dự kiến ban đầu, dự án sẽ được đưa vào khai thác năm 2016, song đến nay dự án đã phải điều chỉnh lùi tiến độ nhiều lần.
Theo nhận định của các chuyên gia, tuyến đường sắt trên cao tại Hà Nội sau khi đi vào hoạt động không chỉ cải thiện tình hình giao thông đô thị, thay đổi bộ mặt Thủ đô mà còn là "cú hích" cho nhiều dự án, góp phần làm gia tăng giá trị bất động sản quanh khu vực mà nó đi qua.
Video đang HOT
Mặc dù không nằm cạnh tuyến metro đi qua, nhưng tận dụng lợi thế kết nối với metro từ những tuyến đường lớn, hàng loạt dự án cao ốc cũng đang gấp rút xây dựng.
Dọc tuyến metro, tốc độ xây dựng hàng loạt dự án nhà ở cao tầng đang diễn ra với mức độ khá cao.
Điểm đầu của tuyến metro này tại nút giao cắt đường Cát Linh - Giảng Võ, đi theo đường Hào Nam, qua phố Hoàng Cầu tới đường Láng, sau đó chạy ngang qua sông Tô Lịch, rồi chạy dọc theo trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung (Hà Đông) và kết thúc tại ga Bến xe Yên Nghĩa.
Tại Hà Nội, ngay sau khi đề án xây dựng hai tuyến đường sắt trên cao là Hà Đông - Cát Linh và Nhổn - ga Hà Nội được công bố, đã kéo giá bất động sản tại các khu vực phía Tây Hà Nội và hai bên tuyến đường chạy qua lên cao. Thậm chí, thời điểm đó, thông tin này còn làm sống lại nhiều dự án đã "đắp chiếu" từ lâu.
Hàng loạt cao ốc đã và đang mọc lên trên các khu đất xung quanh Hoàn Cầu nhằm tận dụng vị trí đắc địa và lợi thế không gian rộng lớn của khu vực này.
Qua khảo sát thực tế, giá nhà dọc khu Hoàn Cầu, bám theo trục metro đang chào bán khá cao, có một số dự án nằm cạnh nhà ga được rao ở mức 400-500 triệu/m2.
Thật vậy, thị trường thời gian qua đã ghi nhận lương giao dịch đột phá tại một số dự án như Khu đô thị mới Văn Phú, FLC Star Tower, TNR GoldSeason và sắp tới đây là chắc chắn sẽ là Vinhomes Smart City Nguyễn Trãi... đều có một phần nguyên nhân do nằm gần tuyến đường sắt cao tốc trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Lý giải về điều này, giới chuyên gia cho rằng loại hình giao thông mới này sẽ giúp cải thiện tình hình giao thông đô thị, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm không khí, nhất là cư dân sống gần đó sẽ dễ dàng di chuyển nhanh chóng đến các điểm quan trọng, chất lượng đời sống được nâng cao.
Nhiều dự án cao ốc đang hối hả xây dựng dọc tuyến metro.
Báo cáo xu hướng giá trị bất động sản (BĐS) quanh khu vực các tuyến metro Hà Nội của Công ty TNHH MTV Gachvang.com vừa cho biết, chỉ trong một năm trở lại đây, dọc hai tuyến đường sắt đô thị đang triển khai là Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội, giá trị nhà đất thể hiện xu hướng tăng trưởng rõ ràng từ hơn 20% cho đến hơn 100%.
Chưa kể tới việc, hàng loạt trung tâm mua sắm, các khu đô thị mới dọc các tuyến metro sẽ được hình thành, mang lại cho những cư dân sinh sống trong khu vực tuyến tàu đường sắt trên cao đi qua một môi trường sống - làm việc - giải trí hiện đại, sôi động.
Và như vậy, theo nghiên cứu của Công ty tư vấn bất động sản CBRE, khu vực bất động sản gần với ga tàu điện sẽ có giá trung bình cao hơn 10 - 20% so với khu vực khác. Đặc biệt, trong trường hợp thị trường bị suy thoái, những dự án nhà ở kết nối tốt với tuyến tàu điện có khả năng phục hồi nhanh hơn.
Trong đó, khu vực hiện có giá BĐS cao nhất chính là đường Thái Hà với giá bán xấp xỉ 400 triệu đồng/m2. Mức giá tiếp đó giảm dần tại ba tuyến đường thuộc phường Cát Linh là An Trạch, Hào Nam và Vũ Thạnh. Khu vực đường Đặng Tiến Đông có giá đất thấp nhất trong số 5 con đường được khảo sát - ở mức 310 triệu đồng/m2
Dọc những con đường cách nhà ga metro khoảng 2-3km giá nhà cũng đang tăng mạnh.
Dọc theo tuyến Cát Linh - Hà Đông có nhiều tuyến đường chính có cư dân đông đúc thuộc quận Đống Đa như đường Vũ Thạnh, Hào Nam, An Trạch (thuộc phường Cát Linh); đường Đặng Tiến Đông, Thái Hà (thuộc phường Trung Liệt); đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, Đê La Thành (phường Ô Chợ Dừa) và đường Nguyễn Viết Xuân (thuộc phường Hà Cầu, quận Hà Đông). Trong đó, khảo sát cho thấy khu vực hiện có giá cao nhất chính là đường Thái Hà với giá bán xấp xỉ 400 triệu đồng/m2.
Chỉ một đoạn đường ngắn, nhưng có tới hàng chục cao ốc vây quanh, Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi trở thành con đường "đau khổ" tại Hà Nội.
Không chỉ đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi, tại tuyến đường vành đai 3 của Hà Nội có nhiều cao ốc đã đưa vào sử dụng như dự án Thăng Long number 1 (40 tầng), Ecogreen City (35 tầng), khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ gồm 5 tòa chung cư cao từ (36-45 tầng), khu chung cư Vinaconex 1 (22- 27 tầng). Sắp tới đây, hàng chục tòa cao ốc 30-40 tầng cũng sắp đưa vào sử dụng báo hiệu tình trạng kẹt xe khủng khiếp hơn nữa.
Trong 4 quận nội đô, dọc tuyến đường Kim Mã, Giảng Võ một số tòa chung cư cao từ 30 tầng trở lên cũng sắp đưa vào sử dụng sẽ khiến cung đường này ken nghẹt người.
Không chỉ giá đất thổ cư dọc theo hai bên đường sắt trên cao tăng chóng mặt mà nhiều chủ đầu tư các dự án bất động sản cũng dựa vào tuyến đường sắt này để đẩy giá. Theo khảo sát từ một số đơn vị nghiên cứu thị trường, các dự án chung cư mọc lên hai bên tuyến đường này đều thay đổi nội dung quảng cáo từ đầu năm với nội dung mới "nằm sát cạnh tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ", "cách ga đường sắt chỉ vài trăm mét, quên đi nỗi lo tắc đường".
Xét trên toàn dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, một loạt dự án đã hình thành. Song song với tuyến đường sắt đang dần thành hình, một loạt dự án này cũng đã xây dựng xong phần thô hoặc được mở bán.
Xuyên suốt tuyến metro Cát Linh - Hà Đông là "rừng" cao ốc.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, những tiêu chuẩn cụ thể về phát triển công trình cao tầng khu vực nội đô Hà Nội đã được cơ quan quản lý ban hành từ nhiều năm qua. Trong đó, Quy chuẩn XDVN (QCXDVN 01:2008/BXD) là quy chuẩn quan trọng nhất liên quan đến kiểm soát phát triển nhà cao tầng như quy chuẩn về mật độ xây dựng, tầng cao, giao thông, bãi đỗ xe...
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ
Lỗ 200 triệu USD trong 6 năm, quỹ bất động sản Vinaland của VinaCapital chuẩn bị dừng hoạt động Tính đến ngày 31/12/2018, Vinaland đã hoàn tất thoái vốn khỏi toàn bộ các dự án bất động sản trong danh mục. Trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn và mang lại hàng chục triệu USD cho quỹ. Quỹ đầu tư Bất động sản Vinaland thuộc VinaCapital dự kiến sẽ hủy niêm yết chứng chỉ quỹ trên sàn chứng khoán London...