Quảng Ngãi: Săn nhum biển làm thành đặc sản “mắm nhum”
Nhum biển, hay còn gọi là cầu gai, nhím biển được ví như “nhân sâm” của biển, đặc sản của vùng ven biển Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). Người dân nơi đây đã chế biến nhum biển thành đặc sản “ mắm nhum” mà chỉ có ở Sa Huỳnh.
Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6, ngư dân ven biển xã Phổ Châu (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vào mùa săn nhum biển trên gành rạng. Nhum thường xuất hiện ở khu vực gành Trọc, gành Nhu – hai lũy đá ở hai đầu bãi biển thôn Châu Me là nơi “bám đá” của loài nhum biển.
Lúc này, ngư dân mang theo đồ nghề của một thợ lặn, tay cầm thêm một đoạn sắt dài khoảng nửa mét với một bên đầu được bẻ cong như lưỡi câu và đầu còn lại cắm vào cán gỗ dùng để nạy nhum khỏi đá.
Trung bình mỗi lần đi săn nhum, ông Nguyễn Chinh (thôn Châu Me, xã Phổ Châu) phải ngụp lặn liên tục từ sáng cho đến tận trưa nắng. Công việc vất vả, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy khi dưới gành rạng phủ rêu trơn trượt, sơ sẩy thì chân liền giẫm phải những “quả cầu gai”, nhưng trong năm chỉ có một mùa khai thác, nên ai nấy đều dốc sức.
Vào mùa nhum, mỗi ngày ông Chinh có thể bắt được 3-4kg nhum. Giá nhum đầu mùa khoảng 350.000 đồng/kg ruột nhum thành phẩm. Mỗi kg ruột nhum tương đương với 100-120 con nhum đánh bắt, làm sạch và chỉ giữ lại ruột nhum.
Nhum biển được bắt về sau đó tách đôi để lấy ruột nhum. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Anh Hồ Văn Trọng (thôn Châu Me, xã Phổ Châu) hành nghề bắt nhum chỉ mới vài năm nay nhưng rất am hiểu về loài nhum. Anh cho biết, từ sau mùa đông thì dưới những gành rạng những con nhum bắt đầu mùa sinh sản. Trời mùa đông, biển động thuyền không thể ra gành rạng vì sóng lớn, phải qua hết mùa sinh sản, nhum dần “trưởng thành” thì ngư dân mới hành nghề bắt nhum.
Video đang HOT
“Nhum nhỏ như cái chén nhưng rất cứng phải dùng dao chặt ra vì Nhum không tự mở miệng được như sò. Lặn dưới nước không dùng bình hơi thì người bình thường chỉ lặn được khoảng 1 phút rồi ngoi lên, nạy đá từng con nhum, mỗi lần lặn có thể bắt được từ 5-7 con nhum”- Anh Trọng chia sẻ.
Mỗi ngày ngư dân thu nhập 1-1,5 triệu đồng từ việc bán nhum biển.
Chị Võ Thị Thanh Trúc bên đặc sản mắm nhum. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Một trong những đặc sản nhum là chế biến thành mắm nhum, chị Võ Thị Thanh Trúc chia sẻ bí quyết: “Nhum ở Sa Huỳnh rất ngon, có lẽ vì gặp dòng nước biển hợp nên nhum vừa béo ngậy lại vừa thơm. Sau khi bắt về, phải dùng muỗng nạo thịt nhum bên trong cho vào một cái chum lớn và bỏ muối vào tỷ lệ tương ứng, đậy thật kỹ khoảng 15-20 ngày, cho đến khi đặc sền sệt, thơm rưng rức. Mỗi 500ml mắm nhum có giá 150.000-180.000 đồng”.
Mắm nhum là thứ nước chấm ngon tuyệt và là đặc sản tiến vua của người dân Quảng Ngãi xưa. Cứ khoảng 100 con nhum được 1 kg thịt và đem ủ mắm, ngày nay lượng khai thác nhum không nhiều và chỉ vào mùa thì dưới gành đá mới tìm thấy nhum.
Bà Trịnh Thị Sương, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Châu, cho biết: “Ngư dân các thôn Vĩnh Tuy, Châu Me, Tấn Lộc đều hành nghề săn nhum biển. Toàn xã có khoảng 30 ngư dân làm nghề săn nhum”.
Từ lâu nghề bắt nhum và làm mắm nhum đã trở thành đặc sản của người dân xã Phổ Châu. Cư dân ven biển xã Phổ Châu chỉ khai thác khi đúng vụ nhum từ tháng 4 đến tháng 6, riêng cả mùa đông là mùa sinh sản thì người dân không khai thác. Mỗi người dân ở đây đều tham gia bảo vệ sự sinh sản tự nhiên của nhum. Chính vì vậy, mỗi năm, nhum luôn xuất hiện dày đặc khi vào mùa khai thác.
3 món ăn dân dã trở thành đặc sản được săn lùng dịp Tết
Những món ăn bình dân dần trở thành đặc sản và có giá đắt đỏ vào dịp Tết được nhiều bà nội trợ săn lùng.
Món rươi
Trước đây, rươi món ăn phổ biến của người dân làng quê, giá rất rẻ. Tuy nhiên, với hàm lượng dinh dưỡng cao cũng như chỉ có theo mùa nên dần dần trở thành món ăn ngon, quý hiếm được nhiều người ưa chuộng vào dịp Tết.
Vào ngày Tết, muốn dùng rươi để chế biến món ăn sẽ phải dùng rươi đông lạnh. Vì mùa rươi chỉ kéo dài từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 âm lịch hàng năm, nên người ta sẽ cho rươi vào cấp đông để giữ con rươi được lâu. Việc cấp đông cho con rươi có thể để được từ 1 đến 2 tháng mà con rươi vẫn hết sức tươi ngon.
Từ con rươi, bà nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ngon để mâm cơm ngàyTết thêm thú vị như: Lẩu rươi, rươi kho niêu đất, chả rươi, nem rươi...
Cá kho làng Vũ Đại
Trước kia cá kho chỉ là món ăn bình dị, dân dã ở các gia đình ở nông thôn. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, cá kho ngày càng được nhiều người ưa chuộng và giá đắt đỏ, đặc biệt cá trắm được kho ở làng Nhân Hậu, Lý Nhân, Hà Nam.
Ai ăn món cá trắm kho này một lần rồi vẫn xuýt xoa nhớ mãi. Trong quá trình kho cần phải ủ trấu để giữ nhiệt cho nồi luôn trong trạng thái sôi lục bục. Cá kho suốt 24 tiếng đồng hồ và luôn phải có người trông trong suốt quá trình kho.
Cá kho xong săn chắc lại, mùi thơm tỏa lên kết hợp của gừng, hành, cá và các loại gia vị khác. Khúc cá có màu đen nâu xương mềm tơi, khi ăn không phải bỏ đi một chút nào. Món cá kho này ăn với cơm nóng thì vô cùng tuyệt vời.
Cầu gai
Có hình thù khác lạ, gai nhọn đâm vào rất đau, cầu gai (hay thường gọi là nhum biển) đã từng khiến người dân ở Phú Quốc sợ hãi, không dám ăn. Thế nhưng sau dần, nó trở nên phổ biến và trở thành đặc sản của Phú Quốc. Giá một con cầu gai đã chế biến lên đến 40.000 đồng. Đặc biệt là trong dịp Tết những năm gần đây, nó đã trở thành món đặc sản của nhiều gia đình.
Cầu gai có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau và bổ dưỡng, được nhiều người đặc biệt yêu thích, nhất là phái mạnh. Nếu bạn có dịp đến những vùng biển của Việt Nam như Phú Quốc, Bình Thuận, Ninh Thuận... bạn sẽ có dịp được thưởng thức cầu gai với nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau như cầu gai sống ăn với mù tạt, cầu gai nấu cháo, nhum biển nướng mỡ hành...
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Gỏi tỏi và hàu son trên đảo Lý Sơn Hàu son, gỏi tỏi, cua dẹt hay cá tà ma là những đặc sản bạn nên thử sau khi khám phá vẻ đẹp của huyện đảo Lý Sơn. Với người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi), họ luôn xem những món dưới đây là đặc sản quê hương dùng để mời khách đến đảo. Hàu son Những con hàu son (hay vẹm) ruột màu...