Quảng Ngãi: Quá tải bệnh nhi tay chân miệng
Trong những ngày qua, Khoa nhi – Bệnh viện Đa khoa Qung Ngãã tiếp nhận hơn 870 ca bệnh nhi bị bệnh tay, chân, miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi, khiến bệnh viện quá ti và bệnh nhii nằm ngoài hành lang để chữa bệnh.
Theo báo cáo của Sở Y tế Qung Ngãi, tốc độ lây lan dịch bệnh tay, chân, miệng xy ra ngày càng phức tạp, chỉ trong 45 ngày, số ca bệnh tăng gần 4 lần so với từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5. Trong đó, 4 trẻ mắc bệnh đã tử vong.
Trước tình hình dịch bệng bùng phát mạnh ở trẻ em, ngành y tế Qung Ngãã gửi 17 mẫu bệnh phẩm đến Viện Pauster Nha Trang xét nghiệm, phát hiện các mẫu bệnh phẩm dương tính với chủng vi-rút Enterovirus 71 (EV71). Đây là chủng vi-rút có tính độc lực cao, nếu trẻ bị sốt mà không kịp thời nhập viện điều trị thì nguy cơ bị suy tim, viêm màng não và dẫn đến tử vong.
Hiện bệnh viện ĐK Qung Ngãi có 85 giườnh ở Khoa nhi nhưng số bệnh nhi mắc bệng có gần 300 bệnh nhân; trong đó có 20 ca đang ở mức độ nguy hiểm (mức độ 2/4). Đội ngũ y bác sỹ ở Khoa nhi gồm 8 bác sỹ và 25 điều dưỡng. Theo quan sát của PV Dân trí, mỗi giườnh được bố trí 2 bệnh nhi, số còn lạii nằm ở hành lanh viện.
Tại các trường mầm non, hầu hết phụ huynh cho trẻ ở nhà tự trông nom và chăm sóc con cái, tránh tiếp xúc với nhiều trẻ khác. Cô giáo Nguyễn Thị Hoa, Hiệu phó trường Mầm non 19/5 cho biết: “Từ khi dịch tay, chân, miệng bùng phát thì số lượng trẻ đến trường gim hơn 50%. Nguyên nhân do các bậc phụ huynh cách ly với các trẻ em khác, để người nhà trông coi trẻ đến khi dịch hết bùng phát mới cho trẻ đến trường”.
Nếu không có kế hoạch dập dịch thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh sẽ không dừng lại ở con số trên. Hiểm họa đang rình rập con cái sẽ khiến nhiều phụ huynh không thể an tâm công tác.
Theo Dân Trí
Bệnh tay - chân - miệng và cách phòng chống
Đã có hàng chục trẻ tử vong do bệnh tay - chân - miệng. Sau đây là lời khuyên của các bác sĩ về cách phòng chống để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Các biện pháp phòng chống bệnh lây lan
Các biện pháp dự phòng
a) Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là ở nhà trẻ, mẫu giáo về tầm quan trọng của giữ gìn vệ sinh, như vệ sinh răng miệng, rửa tay trước, sau khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là mỗi lần thay tã cho trẻ; ăn chín, uống sôi.
b) Vệ sinh phòng dịch: Trẻ mắc bệnh không đến lớp đến khi hết loét miệng và các phỏng nước. Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày, thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng.
Video đang HOT
c) Khi trẻ đến lớp có sốt, loét miệng, phỏng nước phải thông báo cho gia đình và cơ quan y tế.
d) Hằng ngày làm sạch dụng cụ học tập, đồ chơi và các dụng cụ khác bằng chloramin B 2%. Dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc; ngâm, tráng nước sôi trước khi ăn, sử dụng.
Biện pháp chống dịch
- Tổ chức: báo cáo theo quy định. Một nơi được gọi là ổ dịch khi ghi nhận từ 2 ca lâm sàng trở lên (trong đó có ít nhất 1 ca được phòng xét nghiệm xác định dương tính), trong thời gian 7 ngày.
- Các biện pháp chuyên môn:
Tại gia đình bệnh nhân:
Bệnh nhân phải được cách ly, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được khử khuẩn bằng chloramin B; quần áo, chăn màn dụng cụ của bệnh nhân phải được khử khuẩn bằng đun sôi, ngâm dung dịch chloramin B 2%;
Người chăm sóc bệnh nhân: thực hành vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay ngay khi thay tã cho trẻ. Hạn chế hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bệnh.
Khi trẻ còn triệu chứng bệnh tay - chân - miệng, không cho trẻ tham gia các hoạt động, gặp gỡ đông trẻ em khác như đến lớp, đi bơi,...
Theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để thông báo cho cơ quan y tế.
Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Chưa có vaccin phòng bệnh.
Tại các cơ sở điều trị: Cán bộ y tế phải áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.
Rửa tay ngay bằng dung dịch sát khuẩn khi có tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân dù mang hay không mang găng tay.
Mang trang phục phòng hộ cá nhân khi làm những thủ thuật trên bệnh nhân có nguy cơ tạo giọt bắn tới niêm mạc.
Nguyên tắc điều trị
- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ.
- Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.
- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
Độ 1: Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.
Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
Hạ sốt khi sốt cao bằng paracetamol.
Dặn dò dấu hiệu nặng cần tái khám ngay: (sốt cao, thở nhanh, khó thở, rung giật cơ, bứt rứt, co giật, hôn mê, yếu liệt chi).
Chỉ định nhập viện (biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp, sốt cao, nôn nhiều, nhà xa).
Độ 2: Điều trị nội trú tại bệnh viện huyện hoặc tỉnh.
Điều trị như độ 1;
Thở ôxy khi có thở nhanh.
Chống co giật;
Immunoglobulin (nếu có).
Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, mạch mỗi 4 - 6 giờ.
Độ 3: Điều trị nội trú tại bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện huyện nếu đủ điều kiện.
Xử trí tương tự độ 2.
Chống phù não.
Chống hạ đường huyết, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải.
Dobutamin được chỉ định khi suy tim mạch.
Độ 4: Điều trị nội trú tại bệnh viện Trung ương hoặc bệnh viện tỉnh, huyện nếu đủ điều kiện.
Xử trí tương tự độ 3.
Điều trị biến chứng (phù não, sốc.suy hô hấp, phù phổi cấp).
Kháng sinh: chỉ dùng khi có bội nhiễm.
Khi trẻ mẫu giáo có dấu hiệu bệnh tay - chân - miệng phải thông báo ngay cho gia đình và cơ quan y tế để tránh lây lan.
TS. Trần Thanh Dương
(Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế)
Theo SK&ĐS
Dịch tay chân miệng có bất thường? Chỉ trong vòng 5 tháng (từ đầu năm đến nay) cả nước đã ghi nhận 6 nghìn trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng, trong đó có 17 trẻ tử vong. Dịch tay chân miệng năm nay có bất thường? Vi rút đã biến đổi độc lực nguy hiểm hơn? Bóng nước nổi trong miệng trẻ Theo TS Trần Thanh Dương,...