Quảng Ngãi: Núi cao đe dọa “vùi lấp” trường học, trụ sở UBND xã
Nằm ngay dưới chân ngọn núi Moang Mo Ơn cao hàng trăm mét, thường xuyên bị sạt lở, lại đang có nhiều vết nứt lớn nên trụ sở UBND xã, trạm y tế và đặc biệt trường TH&THCS xã Ba Giang (Ba Tơ, Quảng Ngãi) cùng khoảng 10 hộ dân bi đe doa “vui lâp”.
Xã vùng cao Ba Giang, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng sạt lở núi trong mùa mưa bão, nhất là khu vực gần ngọn núi Moang Mo Ơn cao hàng trăm mét.
Được xây dựng nằm dựa lưng vào vách núi Moang Mo Ơn, trụ sở UBND xã, trạm y tế xã, đặc biệt là trường Tiểu học và THCS xã Ba Giang đang rât lo lắng khi ngọn núi phia sau lưng xuất hiện nhiều vết nứt lộ thiên lớn, có nguy cơ sạt lở vùi lấp bất cứ khi nào, đe dọa đến an toàn của những cán bộ, học sinh và giáo viên nơi đây.
Trường Tiểu học và THCS xã Ba Giang nơi có hơn 200 học sinh theo học luôn đặt trong tình trạng “báo đông” vì những vết nứt trên núi.
Những vết nứt trên ngọn núi Moang Mo Ơn bắt đầu xuất hiện vào mùa mưa năm 2013. Kể từ đó, những hộ dân sống gần khu vực núi luôn cam thây bât an, nhất là vào mùa mưa bởi các vết nứt ngày càng lớn hơn, có vết nứt dọc dài hàng trăm mét, cùng nhiều vết nứt nhỏ khác.
Thầy Phạm Tiến Dũng, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS xã Ba Giang cho biết, trong năm 2017 có đoàn thị sát của tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng huyện Ba Tơ, chính quyền địa phương và đại diện nhà trường đa đi kiểm tra va phát hiện ra vết nứt lớn trên sườn núi Moang Mo Ơn.
“Năm 2017, lãnh đạo nhà trường cùng đoàn khảo sát đã kiểm tra các vết nứt trên núi, với vết nứt dài như vậy thì nguy cơ trượt núi rât cao và với khối lượng đất đá lớn nêu đô xuống sẽ vùi lấp luôn cả ngôi trường. Vì vậy, mỗi khi có mưa lớn, giáo viên và học sinh đang theo học tại trường rất lo lắng, bất an”.
Trụ sở UBND xã Ba Giang, huyện Ba Tơ được xây dựng dưới chân núi Moang Mo Ơn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thầy Dũng còn lo lắng bởi ngoài 1 vết nứt lớn chạy dọc theo ngọn núi còn có nhiều vết nứt nhỏ khác, cũng như đã có 1 số điểm sạt lở phía sau ngôi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến tường rào.
Núi Moang Mo Ơn đang đe dọa “vùi lấp” trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học và 10 hộ dân
Ông Trần Thanh Hoài, Chủ tịch UBND xã Ba Giang xác nhận, vết nứt trên núi Moang Mo Ơn bắt đầu xuất hiện vào năm 2013, đến năm 2017 thì các vết nứt này tiếp tục xuất hiện nhiều và lớn hơn, đáng kể có vết nứt chạy dọc theo ngọn núi dài khoảng 100m, rộng 0,5m và nhiều vết nứt nhỏ khác.
Trước tình hình này, tỉnh Quảng Ngãi và huyện Ba Tơ cũng đã tiến hành khảo sát về các vết nứt, qua khảo sát phát hiện những vết nứt lớn rất nguy hiểm, nếu những vết nứt này gây sạt núi thì toàn bộ các trụ sở nằm dưới chân ngọn núi sẽ bị vùi lấp và ảnh hưởng đến 10 hộ dân sống gần đo.
Đoàn khảo sát kiểm tra các vết nứt trên núi.
“Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, đơn vị khảo sát đề nghị cần di dời trụ sở UBND, trạm y tế và trường học đến 1 nơi khác an toàn hơn để học sinh, giáo viên và cán bộ yên tâm công tác. Tuy nhiên, tính toán chi phí di dời rất lớn nên gặp khó khăn. Hiện tại theo chỉ đạo của huyện, nếu trời mưa lớn, có dấu hiệu sạt lở thì sẽ chủ động di dời học sinh, cán bộ đi nơi khác”, ông Hoài cho biết.
Minh Quân
Theo Công lý
Quảng Ngãi: Phát thèm với gà re, ếch núi, chạch cát ở vùng cao Ba Tơ
Như bù lại những cái khó của huyện vùng cao Ba Tơ, thiên nhiên đã ưu ái ban tặng nơi đây nhiều loại sản vật có chất lượng thơm, ngon nổi tiếng như gà re, ếch núi, chạch cát... Để rồi những ai một lần đặt chân đến đây và thưởng thức, khi trở về khó lòng mà quên được.
Gà Re
Theo lời các già làng trong vùng, giống gà này vốn là gà rừng được người Hre ở Quảng Ngãi bắt, thuần hóa và nuôi rồi lấy tên cộng đồng mình để đặt (một số người đọc gọn là gà re).
Gà re chỉ có 3 màu đen, trắng ngà và nổ (đen xen trắng); chân có 2 màu chì và vàng. Tuy trọng lượng khi trưởng thành trung bình khoảng 1,2 kg/con nhưng chất lượng thịt thơm ngon, dai, ngọt... đến miễn chê. Vì vậy đây là giống gà được ưa chuộng số 1 Quảng Ngãi và cả nhiều vùng lân cận, với giá bán có thời điểm lên đến 200-250.000 đồng/kg, đắt hơn gấp từ 2-2,5 lần so với gà thường.
Ếch núi
Không to như đồng loại sống ngoài tự nhiên, hay được nuôi nhốt ở đồng bằng, ếch núi có hình dáng thon, dài và kích cỡ con to nhất bằng phân nữa cổ tay nhất người lớn với trọng lượng bình thường từ 50-150 gram/con.
Ếch núi có màu sậm đen, sống chủ yếu hang, hốc đá ở dọc ven bờ suối và nơi ẩm ướt. Thịt ếch núi rất dai, thơm và ngon gấp nhiều lần so với ếch sống ở đồng bằng. Tuy nhiên do người tham và số lượng bắt rất ít nên ếch núi được xếp vào loại một trong số đặc sản hàng hiếm ở vùng cao Quảng Ngãi. Vì vậy dù giá bán hiện lên đến 150.000 đồng/kg, nhưng không dễ để mua về chế biến, thưởng thức.
Cá chạch cát
Do sinh sống dưới đáy những đoạn sông, suối lớn có cát nên loài cá này được gọi tên là cá chạch cát. Hình dáng khá giống đồng loại sống ở vùng sông nước dưới đồng bằng, nhưng kích thước cá chạch cát khi trưởng thành chỉ to hơn phân nửa và chiều dài bằng ngón tay út người lớn.
Thân cá chạch cát có màu vàng nhạt, ở 2 bên lưng là hàng chấm đen hình chữ nhật, kéo dài từ đầu đến đuôi và được phân bố khá đều. Trừ những khi mưa lũ lớn nước sông, suối dâng cao; thời gian còn lại trong năm đều có thể đánh bắt được cá chạch cát, bằng hình thức quăng chài, cất vó, lưới vây kéo tay. Thịt cá chạch cát rất ngon, có mùi thơm và dai vì vậy chạch cát được xem là đặc sản hiếm ở vùng miền núi Quảng Ngãi, với giá bán từ 150-170.000 đồng/kg.
Sim rừng Bùi Hui
Có diện tích hiện ước trên 20 ha, thảo nguyên Bùi Hui, xã Ba Trang là nơi có diện tích sim mọc tự nhiên lớn nhất ở tỉnh Quảng Ngãi.
Mùa thu hoạch sim rừng ở đây diễn ra từ cuối tháng 7, kéo dài đến tháng 9 là chấm dứt. Với giá bán tại chỗ từ 15-17.000 đồng/kg, còn mang xuống chợ giá là 20.000 đồng/kg đã mang về cho nhiều gia đình nơi đây tiền triệu đồng/ngày. Ngoài bán trái cho các huyện thành trong tỉnh và lân cận, người dân Ba Tơ còn chế biến sim rừng thành rượu rất thơm, ngon nổi tiếng.
Theo Danviet
Hì hụi lội đồng săn đặc sản nòng nọc: Ngon, bổ hiếm có món nào bằng Khác suy nghĩ của nhiều người, cộng đồng người Hre ở huyện miền núi Ba Tơ, Quảng Ngãi sau khi làm sạch ruột và chế biến nòng nọc thì loại đặc sản này trở nên ngon, bổ dưỡng hiếm có món nào sánh bằng. Cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa nước hè thu và đông xuân, người dân ở các bản làng...