Quảng Ngãi mời HLV Park Hang-seo giao lưu với giới trẻ
Nhằm khơi dậy niềm đam mê bóng đá cho giới trẻ, Quảng Ngãi mời HLV Park Hang-seo giao lưu giải tranh cúp Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh mở rộng lần thứ I năm 2019.
Tại buổi họp báo Hội thảo quốc tế giá trị di sản công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh diễn ra chiều 7/6, ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết HLV trưởng Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Park Hang-seo đã nhận lời mời về địa phương giao lưu.
Ông Park Hang-seo giao lưu với người hâm mộ Quảng Nam tháng 12/2018. Ảnh: Minh Hoàng.
“Dự kiến ngày 16/6, HLV Park Hang-seo dự và trao cúp chung kết giải bóng đá mini tranh cúp Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh mở rộng lần thứ I năm 2019. Ngoài ra, ông Park sẽ đi thăm trường Năng khiếu Thể dục thể thao Quảng Ngãi và giao lưu với học sinh tại trường này”, vị giám đốc Sở nói.
Theo ông Trí, nhận thấy giá trị di sản địa chất Lý Sơn (Quảng Ngãi) có nhiều nét tương đồng với đảo Jeju (Hàn Quốc) nên Quảng Ngãi quyết định mời HLV Park Hang-seo về địa phương giao lưu với người hâm mộ, khơi dậy niềm đam mê bóng đá với giới trẻ nhân sự kiện này.
Giải bóng đá này diễn ra từ ngày 10 đến 16/6 với 17 đội tham gia đến từ các công viên địa chất trong nước, 9 huyện, thành phố trong phạm vi công viên địa chất Quảng Ngãi và một số trường đại học… Ban tổ chức hy vọng giải bóng đá lần này góp phần giới thiệu rộng rãi giá trị di sản công viên địa chất Lý Sơn -Sa Huỳnh đến với du khách, giới khoa học trong nước và quốc tế.
Trước đó, giữa tháng 12/2018, sau khi vô địch AFF Cup, ông Park Hang-seo đã về giao lưu với người hâm mộ Quảng Nam.
HLV Park Hang-seo lần đầu biết về đội tuyển Curacao. Huấn luyện viên Park Hang-seo đánh giá cao đối thủ Curacao ở trận chung kết King’s Cup sắp tới. Ông cho rằng đó là thử thách tốt và trải nghiệm thú vị với đội tuyển Việt Nam.
Theo Zing
Ít ai biết giữa lòng Tokyo hoa lệ vẫn có một thư viện kiểu "một nghìn chín trăm hồi đó" đẹp như phim điện ảnh
Ngày nay, thư viện Jimbocho được mở rộng và đã phát triển với hàng trăm đầu sách mới lẫn cũ, đồng thời trở thành điểm tham quan và mua sắm được giới trẻ ưa thích.
Tokyo (Nhật Bản) thường được người ta nhắc đến bởi sự hào nhoáng, sầm uất của những trung tâm thương mại, những con phố mua sắm với đèn neon sáng lấp lánh. Thế nhưng, ít ai biết rằng, náo nhiệt bậc nhất châu Á này lại sở hữu một thư viện yên bình - nơi mà bạn sẽ tha hồ được "ngụp lặn" trong kho tàng hàng ngàn cuốn sách với nhiều thể loại khác nhau. Đó là thư viện Jimbocho.
Nếu bạn là một "mọt sách" chính hiệu và có được may mắn đặt chân đến đất nước mặt trời mọc thì đừng bỏ lỡ việc ghé thăm thư viện này nhé!
@sontungst
Jimbocho được biết đến là "thị trấn sách" cổ nhất thế giới. Nơi đây được đặt tên theo một vị samurai nổi tiếng ở thế kỉ thứ 17 - Nagaharu Jimbo. Ít ai biết rằng, khu phố và nhiều nhà sách của thị trấn đã bị thiêu rụi trong một vụ hoả hoạn lớn vào năm 1913. Sau đó, một giáo sư đại học tên là Iwanami Shigeo đã cố gắng phục hồi nơi này bằng việc mở một nhà sách mà sau này đã phát triển thành công ty xuất bản Iwanami Shoten - một trong những nhà xuất bản lớn ở Nhật Bản.
@nowherek
Ngày nay, thư viện Jimbocho được mở rộng và đã phát triển với hàng trăm đầu sách mới lẫn cũ, đồng thời trở thành điểm tham quan và mua sắm được giới trẻ ưa thích. Ngoài ra, xung quanh khu vực này còn nơi tọa lạc của rất nhiều trường đại học nổi tiếng: Trường Luật Tokyo, Trường Luật Meiji, Trường đại học Juntendo,... Đó cũng chính là lí do khiến Jimbocho chẳng bao giờ vắng khách hàng.
@ninjacatgirl
Những cuốn sách ở đây thuộc đủ mọi thể loại tuy nhiên sách về nghệ thuật - văn hóa vẫn luôn được nhiều người săn tìm nhất. Đặc biệt, ở Jimbocho bạn có thể tìm thấy những cuốn sách tiếng Anh tại một số cửa hàng như: Sanseido, Isseido, Kitazawa, Komiyama. Bên cạnh đó, nơi đây cũng là địa chỉ thường lui tới của những người yêu thích sưu tầm sách cổ - quý.
@mai_ishikiriyama___
Đến đây, bạn sẽ nhận ra một điều rằng hầu hết những cửa hàng sách đều nằm ở phía Nam của nhà ga Jimbocho. Mục đích của điều này là để hạn chế việc ánh sáng trực tiếp chiếu vào làm hư hại sách, đồng thời giúp khách hàng có thể dễ dàng ghé thăm các cửa hàng mà không mất thời gian đi bộ quá xa.
@_amyhwh
Nếu xuất phát từ Shinjuku, bạn đi Shinjuku line về phía Motoyawata, sẽ mất khoảng 9 phút là đến Jimbocho với chi phí là 220 Yên (48k). Cùng xem thêm một số hình ảnh check-in của giới trẻ tại thư viện nổi tiếng này:
@msalt69
@ninjacatgirl
@mayanoue
@litazhu32
@joliraisin
@ urbanscape
@ninjacatgirl
@dogstalker14
@oootaviooo
Theo Helino
Vỡ mộng về giới trẻ Hàn với cuộc thi "Ai ở bẩn nhất?": Quần là áo lượt ra đường nhưng phòng riêng không khác gì bãi rác Đừng thấy trên phim lung linh mà lầm tưởng về sự ngăn nắp của giới trẻ Hàn Quốc, nếu không mọi người sẽ bị vỡ mộng đấy. Xem phim Hàn Quốc và có dịp đến thăm xứ sở kim chi, chắc hẳn ai cũng ấn tượng với sự trau chuốt của giới trẻ nơi đây. Họ hiếm khi ra đường với gương mặt...