Quảng Ngãi: Loài sâm tên lạ trông hình thù thế nào mà đi kiếm mãi mới tìm được 1 cây ra củ to?
Cứ ngỡ sâm Quảng Ngãi, loại thổ sản nổi tiếng thời xưa, nay không còn. Nhưng mới đây qua điền dã, chúng tôi đã tìm ra cây sâm Quảng Ngãi, điều này mở ra hy vọng về sự hồi sinh, phát triển của giống cây quý này.Từ trong sử sách
Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển viết về tỉnh Quảng Ngãi đã từng chép: “Nghĩa sâm: Sản ở các núi ven biển thuộc huyện Bình Sơn; tháng Hai, tháng Ba nở hoa; người ta đào lấy củ, rửa sạch và xôi qua, cạo hết vỏ thô, ban ngày phơi nắng, ban đêm sấy than.
Thứ sâm này có vằn ngang cũng như bắc sâm, vị ngọt và thanh đạm. Có sâm hộ, đồng niên mỗi người phải nộp hạng nhất và hạng nhì mỗi hạng 1 cân 8 lạng”.
Vậy là đất Quảng Ngãi xưa kia cũng có loại sâm tốt có tiếng. Không có tiếng sao được khi Sử quán ghi khá chi tiết vào sách Đại Nam nhất thống chí vốn lựa chọn rất khe khắt, và người khai thác sâm còn phải nộp thuế cho Nhà nước.
Hoa sâm núi. Ảnh: Cao Chư
Sách Đại Nam nhất thống chí viết vào triều Nguyễn thế kỷ XIX, cách nay khoảng 150 năm, thế mà vẫn còn “mới” nếu so với từ “nghĩa sâm” xuất hiện trong thơ của thi sĩ nổi tiếng Nguyễn Cư Trinh năm 1750, khi ông làm quan Tuần vũ Quảng Ngãi: “Bàn Cổ xưa kia kế đã thâm/ Khéo bày lọc cát đúc thành mâm/ Khạc ra cá nhảy đầy Đông hải/ Dọn những mùi ngon rặt nghĩa sâm/ Chợ cách hóa nên non nước thế/ Đũa giơ rồi rủ gió trăng ngâm/ Mời ông Điếu Tẩu Sa Kỳ tới/ Rót chén yên hà để dưỡng tâm” (bài thơ vịnh An Hải sa bàn).
An Hải là tên một xã phía đông huyện Bình Sơn giáp biển và cửa Sa Kỳ, cũng là tên chỗ có cát xây tròn như cái mâm.
Video đang HOT
“Rặt nghĩa sâm” nghĩa là toàn bộ đều là nghĩa sâm. Trên cái mâm cát ấy, ông Bàn Cổ (theo truyền thuyết là người tạo ra trời đất) chơi trội với sơn hào hải vị, quý như nghĩa sâm.
Điều này cho thấy, muộn nhất là vào thời chúa Nguyễn thế kỷ XVIII, giống nghĩa sâm đã nổi tiếng, đã được định danh. Nghĩa sâm là sâm sản sinh từ đất Quảng Nghĩa (Ngãi), định danh theo lối “truy xuất nguồn gốc”.
Trở lại với sách Đại Nam nhất thống chí, chỗ nói về núi Trung Sơn (Phố Tiên), có ghi “về phía hữu núi, nước khe chảy vào sông Châu Tử ( sông Trà Bồng), sản những son và sâm tốt”.
Chỗ viết về núi A Linh (tức núi Răm) ghi “có nhiều sâm tốt”. Chỗ viết về núi Tham Hội (tức sâm Hội, tên dân gian là núi Thình Thình), có chép: “Núi có sản xuất thổ sâm”.
Sách Đại Nam nhất thống chí bản tục biên đời vua Duy Tân còn ghi núi Tam Thai, núi La Vọng cũng sinh nghĩa sâm. Các núi Trung Sơn, Tham Hội thuộc về phía đông nam huyện Bình Sơn, còn các núi Tam Thai, La Vọng, A Linh nay thuộc TP.Quảng Ngãi.
Lục bản đồ Đồng Khánh địa dư chí, chú bằng chữ Hán, vẽ đời vua Đồng Khánh (1885 – 1889) thấy ghi bên cạnh núi Tam Thai một dòng chữ “Tư Cung sản nam sâm” (làng Tư Cung sản xuất nam sâm).
Nam sâm (sâm ở phương Nam) ở đây chắc chắn là loài nghĩa sâm. Làng Tư Cung xưa kia sau chia ra hai làng là Tư Cung Bắc và Tư Cung Nam, nằm ở địa hạt hai xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa (TP Quảng Ngãi) ngày nay.
Còn sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, chép năm Gia Long thứ 18 (1819), “Đặt đội thái sâm (lấy sâm) ở Quảng Ngãi (các núi ở Sa Kỳ sản nhiều sâm, hạ lệnh cho trấn thần đặt đội lấy sâm, mộ dân ngoại tịch 50 người sung vào)”.
Chỉ 3 năm sau, năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), sách không nói gì đến đội mà nói đến thuế sâm (đánh thuế sản vật): “Định lệ thuế sâm ở Sa Kỳ (tên núi) Quảng Ngãi (sâm hộ có 30 người, hằng năm phải nộp 3 cân sâm, không có sâm thì theo lệ biệt nộp, nộp thay bằng 8 quan tiền)”.
Sâm hộ nghĩa là các hộ chuyên nghề khai thác sâm. Mãi 60 năm sau, năm 1882, cuối triều vua Tự Đức, lại thấy sách Đại Nam thực lục ghi: “Định ngạch thuế sâm ở Quảng Ngãi (thứ sâm sinh ra ở huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi), hạng già là tốt. Nguyên hạt ấy mộ 30 dân đinh, đặt làm hội sâm…”.
Đi tìm nghĩa sâm
Lời ghi chép về nghĩa sâm năm 1882 dưới triều vua Tự Đức trích trên gần như là những ghi chép cuối cùng.
Cây nghĩa sâm chắc đã tuyệt chủng? Mới đây, tình cờ về xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), tôi nghe nói ở xã Tịnh Hòa vẫn còn người đào sâm đem bán cho hiệu thuốc Bắc, có người trồng sâm để chơi hoa, vì hoa sâm rất đẹp. Xã Tịnh Hòa xưa có tên Tư Cung như sách xưa có nói.
Ông Phạm Văn Toàn với củ sâm vừa tìm được. Ảnh: Cao Chư
Tôi cùng anh Phạm Thành Công (ở xã Tịnh Khê) đi Tịnh Hòa để tìm sâm. Chúng tôi đến nhà ông Phạm Văn Toàn (gần 80 tuổi) ở thôn Trung Sơn.
Ông Toàn dẫn chúng tôi đi gặp nhiều người dân để hỏi thăm. Tưởng như không tìm thấy sâm thì có một người thợ đá bảo rằng, có sâm mọc chỗ bìa núi Hầm.
Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm thấy cây sâm núi có hoa đỏ. Cây sâm thân mảnh khảnh, lá to ba khía, hoa đỏ hơi tía, nhụy hoa như cái vòi màu vàng. Ông Toàn bới đất, nhổ lên được một cái củ khá to.
Ông Toàn cho biết, thuở nhỏ đi chăn bò trên núi ông đã thấy loại sâm này. Người xưa thường lấy sâm chưng với đường phèn cho người già uống khi ốm nặng.
Củ sâm hồi ấy cũng dùng dầm rượu để uống bổ dưỡng. Người ta có thể trồng sâm bằng củ, nhưng phổ biến là gieo hạt giống. Sâm tự nhiên hạt rơi xuống có thể mọc ở hóc đá, bờ bụi. Sâm lớn nhanh, nên mỗi năm thu hoạch một lần.
Quảng Ngãi: Xử lý nước biển ven bờ có màu bất thường tại khu vực xã Bình Thạnh
Ngày 26/10, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền đã ký văn bản hỏa tốc đề nghị các đơn vị, địa phương liên quan xử lý nước biển ven bờ tại khu vực xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn có màu bất thường.
Cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Bình Sơn khẩn trương rà soát, thống kê tình hình quy hoạch, nuôi trồng thủy hải sản hiện nay tại khu vực; tình hình xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ven biển và dọc sông Trà Bồng.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Bình Sơn, các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan tiếp tục theo dõi diễn biến của vụ việc nước biển ven bờ tại khu vực xã Bình Thạnh có màu bất thường nêu trên, theo dõi giám sát tình hình xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động của các cảng biển tại khu vực; báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo xử lý kịp thời.
Theo phản ánh của người dân địa phương, khoảng từ ngày 18/10, bà con phát hiện nước ở vùng biển xã Bình Thạnh, đột ngột đổi màu đen kịt, nổi lên trên từng đợt sóng là bọt nước màu vàng sẫm. Nước biển ở đây xuất hiện tình trạng này, nhưng không gây ngứa, không có hiện tượng cá chết. Trước đó, vào tháng 12/2019, biển Khe Hai cũng bị hiện tượng đổi màu này và kéo dài đến hai tuần mới hết.
Theo Ủy ban nhân dân huyện Bình Sơn, nhận định ban đầu bằng mắt thường hiện trường nước biển khu vực này đổi màu, có thể do các loài tảo biển phân hủy bị sóng đánh trôi dạt vào bờ; do bùn, chất thải nuôi trồng thủy sản tích tụ từ sông Trà Bồng, khi biển động bị sóng đánh nổi lên mặt nước trôi dạt vào bờ.
Quảng Ngãi di dời hơn 2.500 dân trong đêm, miền núi sạt lở chia cắt Toàn tỉnh Quảng Ngãi lượng mưa rất to từ 330mm đến 550mm, sạt lở ở miền núi và ngập lụt ở hạ du xảy ra. Trong đêm, chính quyền đang di dời dân. Huyện Bình Sơn đang khẩn cấp di dời dân trong đêm - Ảnh: T.M. Tối 23-10, mưa rất lớn từ 330mm đến 550mm khiến Quảng Ngãi ngập sâu và sạt...