Quảng Ngãi: Kỳ án bà “thông gia hụt” thế chấp vàng giả lấy 6 tỷ đồng.
Hơn 8 tháng quen biết nhau, chuẩn bị hai gia đình làm đám cưới cho đôi trẻ thì vụ việc bà thông gia “hụt” thế chấp toàn vàng giả để vay mượn hơn 6 tỷ đồng đã bị bại lộ.
Theo lời trình báo với cơ quan điều tra, bà Nguyễn Thị Cúc (1962, ngụ thôn Thạch Trụ Tây, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) kể lại: “Vào cuối năm 2011, bà Thu Hà đến nhà làm quen, sau đó mỗi lần chồng và con tôi đi làm xa, bà Hà lân la đến nhà chơi và kết thân.
Ông Thái và bà Cúc bày số vàng giả kín diện tích cái bàn
Đặc biệt, con trai tôi và con gái bà Hà có tình cảm với nhau, cả hai gia đình dự định kết sui gia. Trong thời gian tôi và bà Hà quen biết, bà Hà hay vay mượn tiền và thế chấp tài sản như nhẫn vàng”.
Trong lần đầu tiên, bà Hà thế chấp vàng “thật” để vay 5 triệu đồng và trả đúng hẹn trong thời gian 20 ngày (gốc và lãi là 5,2 triệu đồng). Với 5 lần thế chấp tài sản để vay, bà Hà đều thực hiện đúng hẹn.
Đến những lần sau, bà Hà đem vàng “giả” đến nhà bà Cúc đổi lấy lại số vàng gửi lúc trước (vàng thật). Kể từ đó, bà Hà đem vàng “giả” đến và vay mượn thêm tiền, càng ngày số lượng vàng “giả” càng nhiều. Theo thống kê của nạn nhân, bà Nguyễn Thị Cúc khai báo bị chiếm dụng hơn 6 tỷ đồng (gần 5 tỷ vay mượn bên ngoài).
Số vàng đựng trong 150 hộp vàng như thế này
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Thái (1964) – chồng bà Cúc cho biết thêm: “Hầu như tôi và con trai đều ít có ở nhà do chạy xe tải chở hàng đường dài. Ở nhà vợ tôi vay mượn ai thì tôi cũng không biết. Đến khi biết mình bị lừa, vợ tôi mới nói ra thì mọi chuyện đã muộn. Cầm bao tải vàng mà lòng tôi đau xót”.
Khi phát hiện vàng “giả”, gia đình bà Cúc đến trình báo tại cơ quan điều tra địa phương, qua khám xét và kiểm kê thì có 150 hộp đựng vàng. Bên trong mỗi hộp vàng có ghi thông tin về số lượng vàng, giá tiền,…
Có mặt cùng PV Dân trí tại nhà bà Cúc, anh Lập (biệt danh Trơn, 54 tuổi, ngụ gần nhà nạn nhân) – thợ kim hoàn tiệm vàng Hà Hiền nhận định: “Số lượng vàng này đều là vàng giả, trong đó có loại xuất xứ từ Trung Quốc (dấu hiện màu vàng óng) và Việt Nam (vàng đục). Còn cụ thể như thế nào, cần đưa vào máy kiểm tra từng loại vàng trong đống vàng này”.
Được biết, đối tượng đem vàng “giả” thế chấp lấy 6 tỷ đồng là bà Thu Hà đang bị tạm giam ở Công an huyện Đức Phổ, vì có liên quan đến các vụ lừa đảo khác.
Hiện nay, Công an huyện Mộ Đức đang thụ lý vụ án ly kỳ dùng vàng “giả” thế chấp vay hơn 6 tỷ đồng kéo dài hơn 8 tháng qua.
Dân trí sẽ tiếp tục theo dõi thông tin vụ việc này.
Theo Dân Trí
"Bố tôi mất, con cái tôi thất học cũng là do tôi cả..."
Không chịu nổi những ánh mắt chê giếu, gièm pha từ phía bạn bè, cả hai cháu đã bỏ học mặc dù cả gia đình tôi đã hết sức động viên, khuyên bảo nhưng đều bất lực. Tôi thì lại càng không đủ tư cách để khuyên con.
Như không ít người tù mà tôi đã từng gặp, Nguyễn Văn Dân cũng là người có học và khá hiểu biết. Chịu mức án l1 năm cho tội danh buôn bán ma túy, Nguyễn Văn Dân nói rằng không chỉ mình anh thiệt thòi mà còn kéo theo cả gia đình. Anh vào tù là anh đã thiệt thòi cả một quãng đời. Càng ân hận vì quãng thời gian ấy, anh không lo được việc chồng con cho con gái và đau lòng hơn, cha anh mất mà không được nhìn mặt con trai lần cuối. Dưới đây là những lời tự sự của anh từ trong Trại giam Thanh Phong.
Mình có tội thì mình phải trả giá
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo có tới 8 anh chị em ở Tiên Phong, Phổ Yên, Thái Nguyên, năm nay tôi đã 52 tuổi. Tôi không bao giờ quên được ngày các anh công an tìm đến bắt tôi, đó là ngày 21/8/2006. Tôi không ngờ rằng, mình lại phải trả giá nhanh đến vậy cho những phút nông nổi nhất thời của mình gây ra. Khi các anh công an ập đến, cha mẹ tôi, vợ tôi, các con tôi, họ hàng làng xóm đều bất ngờ bởi cái làng quê nhỏ yên bình của tôi có rất ít người phải đi tù, mà trước đó tôi lại là một cán bộ nhà nước vô cùng hiền lành và được mọi người quý mến. Họ không tin được sự thật phũ phàng là tôi lại tham gia vào hoạt động vận chuyển buôn bán trái phép chất ma túy.
Tôi đã từng là một người lính cầm súng chiến đấu ở chiến trường biên giới 1979. Năm 1984, tôi giải ngũ và chuyển về công tác ở Công ty Lương thực Thái Nguyên ở bộ phận làm kế hoạch. Đến khi cải cách mở cửa, cớ chế bung ra, chúng tôi được chia lô để bán hàng. Cuộc sống của tôi cứ thế êm đềm trôi đi, hai vợ chồng tôi đã có hai cô con gái và một cậu con trai xinh xắn, ngoan ngoãn. Công việc dù không khiến cho gia đình tôi giàu có nhưng cũng khá đầy đủ, nhất là so với những người dân xung quanh. Đến năm 2006, tôi gặp lại hai người đồng đội cũ từng đi bộ đội cùng tôi.
Anh em gặp nhau mừng mừng tủi tủi, sau thời gian hàn huyên, chúng tôi bàn tính chuyện giúp nhau làm kinh tế để lo cho cuộc sống gia đình.
Tôi đưa anh bạn đồng ngũ tên là Tuấn đi lấy ma túy ở Bắc Giang. Sau đó, hai anh ấy chuyển hàng về Hà Nội để tiêu thụ thì bị bắt quả tang. Khi công an hỏi, khai ra tôi là người đã chở họ đi, công an tìm đến nhà và tôi bị bắt. Tang vật thu giữ được tại nhà tôi lúc đó chỉ có một chiếc xe Dream là phương tiện vận chuyển và một điện thoại di động làm phương tiện liên lạc. Khi tòa tuyên án xử tôi 11 năm tù giam, vợ tôi đã ngất xỉu ngay tại phiên tòa. Những người thân của tôi thì chẳng biết làm gì hơn cho tôi ngoài việc khóc. Thật không ngờ đã gần hết đời người rồi mà cha mẹ tôi vẫn còn phải lao tâm khổ tứ vì tôi, các con tôi phải tủi nhục vì cha mình. Ngày 9/4/2007, tôi chính thức được chuyển từ trại tạm giam lên Trại giam Thanh Phong.
Bố tôi mất, con cái tôi thất học cũng là do tôi cả
Tôi vẫn biết rằng, tôi sai lầm thì phải trả giá đó là đích đáng. Nhưng quả thực tôi không bao giờ ngờ đến hậu quả của nó lại nghiêm trọng đến như vậy đối với gia đình của tôi. Việc tôi bị bắt đi tù vì tội vận chuyển buôn bán trái phép chất ma túy là một cú sốc lớn khủng khiếp đối với người thân của tôi. Khi tôi bị bắt, con gái của tôi đã lấy chồng và có một cháu đã được ba tuổi thì ít chịu ảnh hưởng nhưng cháu cũng đã phải tủi hổ với dư luận và gia đình nhà chồng.
Hai con út của tôi khi đó đang học lớp 9 thì không chịu nổi sức ép của dư luận. Khi vừa đỗ vào trường cấp ba, do các cháu đang tuổi ăn tuổi lớn nên chịu nhiều áp lực từ việc tôi đi tù dẫn đến kết quả học tập ngày càng sa sút, cộng với việc không chịu nổi những ánh mắt chê giếu, gièm pha từ phía bạn bè, cả hai cháu đã bỏ học mặc dù cả gia đình tôi đã hết sức động viên, khuyên bảo nhưng đều bất lực. Tôi thì lại càng không đủ tư cách để khuyên con.
Khi tôi bị bắt, cả bố và mẹ tôi đang sống cùng cậu em trai út của tôi. Bố mẹ tôi khi đó đều rất khỏe mạnh. Hành động sai lầm của tôi đã khiến cho bố mẹ tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Sau khi tôi bị bắt, sức khỏe của bố mẹ tôi bị giảm sút nghiêm trọng. Là con trai cả trong gia đình, tôi không những không chăm sóc được bố trong những năm tháng cuối đời mà lại còn không chịu tang, không thắp được cho bố một nén hương. Tôi đúng là một đứa con bất hiếu.
Người chịu nhiều thiệt thòi từ sự sai lầm của tôi ngoài bố mẹ và các con tôi thì còn có người vợ tần tảo của tôi. Từ khi tôi đi cải tạo, cô ấy phải thay đôi gánh vác việc gia đình, cô ấy trở thành trụ cột kinh tế trong gia đình, công việc mà trước đó chưa bao giờ cô ấy nghĩ là mình sẽ phải cáng đáng. Dù sao, tôi vẫn thấy mình là người đàn ông may mắn bởi sau bao nhiêu sóng gió như vậy, những người thân của tôi vẫn hết sức thương yêu và thông cảm cho tôi. Họ là động lực để tôi có thể cố gắng cải tạo thật tốt, để sớm được về lại với gia đình, với những người thân yêu của tôi để bù đắp phần nào những thiệt thòi mà tôi đã gây ra cho họ.
Yên tâm cải tạo thật tốt, đấy là nhiệm vụ lớn nhất của tôi lúc này
Từ ngày vào trại giam, tôi luôn xác định nhiệm vụ duy nhất của mình lúc này là cải tạo thật tốt để không phụ sự trông đợi của những người thân. Ban đầu, tôi cũng có nhiều lo lắng và chán nản nhưng sau này khi đã tĩnh tâm hơn, tôi biết rằng mình chẳng thể làm gì được. Nếu mình phân tâm, dao động thì chỉ càng làm cho người thân của mình phải nghĩ ngợi nhiều hơn. Từ đó tôi yên tâm cải tạo với hy vọng sẽ được hưởng sự khoan hồng của nhà nước, sớm được trở về với gia đình, với xã hội bên ngoài. Được sự tin tưởng của cán bộ, tôi làm đội trưởng đội tự quản và cũng có nhiều cố gắng trong quá trình cải tạo nên tôi đã được giảm án hai lần.
Khi tôi vào trại, tôi mới chỉ có một cháu ngoại được 3 tuổi. Khi tôi bị bắt, cháu khóc rất dữ dội khiến tôi không thể kìm được lòng. Cho đến bây giờ, con gái lớn của tôi đã có thêm một cháu, con gái thứ hai đã lập gia đình và cũng có thêm 2 cháu nữa. Cả 4 cháu ngoại cũng đã từng theo bố mẹ nó lên đây thăm tôi rồi. Tôi quá may mắn vì các con tôi không những không oán giận mình mà còn động viên tôi rất nhiều. May mắn vì vợ tôi đã thay tôi chăm sóc, lo lắng cho con cái. Những tưởng án tù của tôi sẽ khiến các con tôi phải thiệt thòi bởi không phải ai cũng đủ dũng cảm để làm thông gia với một người tù đang thi hành án như tôi. Thế nhưng con tôi vẫn có người thương yêu và thông cảm với hoàn cảnh của gia đình tôi, đấy là điều khiến cho tôi cảm thấy an ủi phần nào, bớt đi phần nào cảm giác có lỗi với các con.
Con trai tôi sinh năm 1990 cũng định lập gia đình vào năm nay nhưng thời gian vừa rồi con lên thăm, tôi nói với con rằng con còn trẻ, nên cố gắng làm ăn trước đã, chờ tôi về rồi cưới cũng không muộn vì tôi muốn đám cưới của con có mặt đủ cả bố mẹ. Cả con trai và con dâu tương lai của tôi đều ủng hộ ý kiến của tôi và cả gia đình thông gia tương lai cũng hết sức thông cảm.
Mẹ tôi năm nay đã 80 tuổi rồi. Thời gian cải tạo của tôi cũng không còn dài, tôi hy vọng mẹ tôi sẽ mạnh khỏe để tôi có được cơ hội chăm sóc, bù đắp cho mẹ những tháng năm mà tôi không có ở nhà, bù đắp lại những gì tôi đã gây ra cho mẹ tôi. Chỉ vì nông nổi, tôi đã trở thành đứa con bất hiếu, trở thành một người chồng tồi và một người cha thiếu trách nhiệm.
Lời bạt của phóng viên:
Đời người, ai cũng có sai lầm. Điều quan trọng là phải biết sửa chữa và đứng lên từ sau những sai lầm đó. Sự lầm lạc của Nguyễn Văn Dân đã phải trả giá bằng 11 năm tù. 11 năm phải sống xa gia đình, xa những người thân yêu nhất. Nhưng tất cả những điều đó, không khủng khiếp bằng việc những người thân của anh phải gánh chịu cùng những lôi lầm mà anh đã gây ra. Sai lầm của Nguyễn Văn Dân đã buộc anh phải trả giá, một cái giá đích đáng.
Người viết đã từng có cơ hội tiếp xúc với những người tù. Họ, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà lầm lạc. Xã hội cũng đã trao cho họ cơ hội được sửa chữa những lầm lạc ấy. Nhưng không phải ai cũng biết cách nắm lấy cơ hội. Trong cuộc đời làm nghề của mình, tôi đã gặp không ít phạm nhân trong tù đến lần thứ hai, lần thứ ba, thậm chí là nhiều hơn nữa. Mỗi lần gặp lại họ một cách không mong muốn như thể, tôi luôn cảm thấy một nỗi buồn man mác, bởi lần trước đó, tôi cũng đã tưởng họ có thể vượt qua những sai lầm để làm lại từ đầu.
Dầu có vậy, tôi cũng hy vọng rằng nếu tôi có cơ hội gặp lại Nguyễn Văn Dân, khi đó, sẽ là một hoàn cảnh khác và một con người khác. Tôi luôn chúc những phạm nhân mà tôi từng tiếp xúc, rằng họ sẽ làm lại cuộc đời, để chuộc lại những tháng năm lầm lỡ mà họ đã tự tay làm tuốt mất.
Theo ANTD
Vụ loan truyền tin vàng giả: Do cá độ Euro? Dù cơ quan chức năng Bình Dương đã giám định và kết luận mẫu vàng bán ra ở tiệm vàng Kim Sơn (huyện Tân Uyên, Bình Dương) là vàng thật nhưng ngày 4-7, vẫn còn hàng chục công nhân tranh thủ giờ giải lao, giờ tan tầm chạy đến tiệm này tháo nhẫn, hoa tai ra bán lại cho tiệm. Vừa rời khỏi...