Quảng Ngãi “khai tử” rừng dừa nước gần trăm năm tuổi để làm nhà máy giấy
Rừng dừa nước ở xã Bình Phước, huyện Bình Sơn được ví là “của hiếm’ của Quảng Ngãi và một phần “ lá phổi xanh” của KKT Dung Quất. Thế nhưng 50/70 ha diện tích này sẽ bị phá bỏ để lấy đấy xây dựng dự án nhà máy (D.A NM) giấy, trong sự tiếc nuối của người dân tỉnh nhà.
Tuy không biết chính xác, thế nhưng theo lời các bậc cao niên ở Bình Phước và vùng lân cận thì rừng dừa nước này có tuổi đời ngót nghét cũng gần trăm năm rồi. Qua lời kể của cha ông thì nguyên thuỷ đây khu vực đầm lầy nước mặn. Số dừa nước trồng tại đây được cha ông mang từ nam bộ về, với mục đích ban đầu là để lấy lá lợp nhà.
Những “thế hệ’ dừa nước đang nối nhau phát triển
“Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, rừng dừa nước Bình Phước còn là nơi che giấu cho số cán bộ của ta và lực lượng vũ trang ở địa phương hoạt động”, bác Nguyễn Văn Tình (74 tuổi), người dân ở huyện Bình Sơn, nhớ lại.
Sau khi đất nước hoà bình, thống nhất và kéo dài đến những năm 2000, cùng với sử dụng tại chỗ từ thu chặt lá dừa nước và phơi khô chở đi bán cho người dân trong và ngoài tỉnh để lợp nhà, đã trở thành nguồn thu nhập chính cho hàng trăm hộ gia đình của địa phương.
Một góc rừng dừa nước ở Bình Phước
Những năm gần đây, khi vật liệu lợp nhà được thay thế bằng ngói, đổ bê tông thì rừng dừa nước chính là nơi mưu sinh của nhiều hộ gia đình bằng đánh bắt tôm. Giá trị hơn về mặt kinh tế, với diện tích rộng trên 70 ha, rừng dừa nước còn được ví là một phần “lá phổi xanh” của KKT Dung Quất.
Video đang HOT
Đây là nơi mưu sinh của nhiều hộ dân Bình Phước
Tuy nhiên sau gần cả trăm năm tồn tại để tạo cảnh quang môi trường sinh thái, giúp người dân Bình Phước có “cái ăn, cái mặc”, rừng dừa nước này sẽ bị phá bỏ trong nay mai để lấy đất cho dự án nhà máy giấy VTP.
Bác Trần Văn Nhị (60 tuổi), ở xã Bình Phước trầm ngâm: “Trải qua một thời gian dài để hình thành, tồn tại rồi gắn bó với người nơi đây như vậy nên giờ nghe phá bỏ cảm thấy buồn và tiếc lắm. Chỉ mong các cấp ngành của tỉnh đã có sự tính toán kĩ và quyết định đúng khi phá bỏ rừng dừa nước này để lấy đất cho D.A NM giấy”.
Rừng dừa nước nơi đây được ví là ‘”Nam bộ’ của Quảng Ngãi
Ông Nguyễn Thế Nhân, Chủ tịch UBND xã Bình Phước, bày tỏ: Trong số 50/70 ha rừng dừa nước bị phá bỏ thì diện tích do địa phương quản lý chỉ khoảng 20 ha, còn lại thuộc quyền sở hữu của người dân. Trước khi có chủ trương phá bỏ, chúng tôi đã rất nhiều lần tổ chức họp dân để nghe và ghi nhận ý kiến. Qua phân tích thiệt hơn, cuối cùng thì mọi người dân đã đồng ý phá, để làm hồ chứa nước phục vụ cho NM giấy”.
Vẻ đẹp của rừng dừa nước này sẽ “biến mất” trong nay mai
Ngoài tiền đền bù, theo ông Nhân, Chủ tịch UBND xã Bình Phước thì chủ đầu tư D.A NM giấy cũng đồng ý trồng lại một diện tích dừa nước tương đương ở tại địa phương và các khu vực lân cận. Tuy nhiên hiện ở Bình Phước không còn khu vực đất nào phù hợp để trồng lại. Vì vậy địa phương kiến nghị với tỉnh cho sử dụng tiền đền bù của phần diện tích được quản lý, để mua lại số diện tích dừa nước còn lại do người dân sở hữu, nhằm tạo môi trường sinh thái cho vùng”.
Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư huyện Bình Sơn bày tỏ: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương của tỉnh trong việc triển khai các D.A xây dựng, nhà máy để phát triển kinh tế. Thế nhưng với những trường hợp liên quan đến môi trường, mong các cấp ngành của tỉnh và trung ương có sự đánh giá thật kĩ và xem xét thật trọng; đừng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua những ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường về sau”
Được biết D.A NM Bột – Giấy VNT19, do Công ti cổ phần Bột – Giấy làm chủ đầu tư, được xây dựng tại KKT Dung Quất nằm trên địa bàn xã Bình Phước. Tổng diện tích D.A này gần 200ha, với công suất giai đoạn 1 khoảng 350.000 tấn bột giấy/năm”, vốn đầu tư trên 7900 tỷ đồng.
Theo Công Xuân (sản xuất)
"Lá phổi xanh" của Huế bị đốn hạ, tận diệt bằng hóa chất
Nhiều diện tích rừng thông đặc dụng hàng chục năm tuổi ở đồi Thiên An- nơi được coi là "lá phổi xanh" của TP.Huế- đã bị kẻ xấu đốn hạ, tận diệt bằng hóa chất.
Sáng nay (4.5), ông Nguyễn Thanh Nguyên- Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế) cho biết, địa phương đã đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật điều tra làm rõ và xử lý tình trạng rừng thông đặc dụng trên địa bàn bị hủy hoại nghiêm trọng.
Những cây thông hàng chục năm tuổi tại rừng thông đặc dụng ở đồi Thiên An bị bóc vỏ để làm cho cây bị chết. Ảnh T.H.
Theo ông Nguyên, thời gian gần đây, rừng thông đặc dụng có tuổi đời hàng chục năm ở đồi Thiên An thuộc địa phận xã - nơi được coi là "lá phổi xanh" của TP.Huế- bị một số đối tượng xấu đốn hạ và tận diệt bằng hóa chất.
Một trong nhiều cây thông hàng chục năm tuổi bị kẻ xấu khoan thân rồi bỏ hóa chất vào để tận diệt. Ảnh T.H.
Bước đầu, chính quyền địa phương xác định đã có khoảng 100 cây thông tuổi đời trên 60 năm ở rừng thông đặc dụng này bị đốn hạ không thương tiếc, thân cây nằm ngổn ngang. Cùng với việc đốn hạ, kẻ xấu còn bóc vỏ, khoan thân nhiều cây thông rồi bỏ hóa chất vào nhằm làm cho cây bị chết. Đã có rất nhiều cây thông cao lớn bị chết rụi trước thủ đoạn tàn độc này của kẻ xấu.
Nguy hiểm hơn, khi bị phát hiện, lập biên bản, các đối tượng xấu đã bất hợp tác, thách thức, khiêu khích và lăng mạ lực lượng của chính quyền địa phương.
"Ngoài đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc, chính quyền xã cũng đã phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ rừng đặc dụng để giữ gìn môi trường, cảnh quan sinh thái, ngăn chặn sự phá hoại của các đối tượng xấu"- ông Nguyên cho biết.
Theo Danviet