Quảng Ngãi có 9 ca dương tính với bệnh bạch hầu và 4 ca nghi ngờ
Bệnh bạch hầu tại tỉnh Quảng Ngãi đang phức tạp với số ca mắc mới liên tục tăng trong 1 tuần trở lại đây.
Hiện toàn tỉnh đã ghi nhận 9 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu và 4 trường hợp có triệu chứng nghi ngờ đang chờ kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur Nha Trang. Tất cả các trường hợp mắc và nghi mắc đều đã được cách ly và điều trị.
Vì vậy, sáng nay (17/10), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Dũng đã đi kiểm tra thực tế và chỉ đạo công tác phòng bệnh bạch hầu tại xã Ba Khâm, huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, nơi ghi nhận ca mắc bệnh bạch hầu nhiều nhất của tỉnh.
Ngay khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên, Ngành Y tế huyện đã chủ động triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cho người dân. Trước mắt sẽ tập trung tiêm cho khoảng 3.000 trường hợp người dân từ 5 đến 40 tuổi tại 4 xã đã xuất hiện ca bệnh bạch hầu. Triển khai công tác giám sát cộng đồng, phát hiện sớm, khoanh vùng và xử lí kịp thời nếu phát hiện các trường hợp có yếu tố dịch tễ và triệu chứng của bệnh.
Video đang HOT
Bác sĩ đang kiểm tra dịch hầu họng cho bệnh nhi tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi.
Tại buổi làm việc với Ngành Y tế và chính quyền địa phương xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ trong sáng nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Dũng đánh giá cao công tác nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của ngành y tế ngay khi phát hiện ca mắc bạch hầu trong cộng đồng.
Tuy nhiên, đây là bệnh truyền nhiễm, tốc độ lây lan cao nên Ngành Y tế cần chủ động hơn trong việc khoanh vùng, xử lí ổ dịch nhỏ tại ngay tại cơ sở; lập kế hoạch tiêm vắc xin cho người dân toàn huyện nhưng trước mắt ưu tiên tiêm ngay cho những người có tiếp xúc gần với các ca bệnh và địa phương nơi ghi nhận ca bệnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Dũng (đứng) chỉ đạo công tác phòng bệnh bạch hầu tại xã Ba Khâm, huyện miền núi Ba Tơ
Phó Chủ tịch tỉnh đề nghị huyện Ba Tơ chỉ đạo các xã, thị trấn, nhất là nơi có xuất hiện ca bệnh tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã để người dân biết về tình hình dịch bệnh, cách nhận biết triệu chứng và phòng bệnh. Phối hợp chặt chẽ với Ngành Y tế để chủ động trong việc cung cấp thông tin, xử lí ca bệnh khi phát hiện, tránh các nguy cơ dịch bệnh lây lan rộng.
“Ngành Y tế trong việc chủ động tiếp nhận, cách ly và điều trị người mắc bệnh bạch hầu. Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, cơ số thuốc để điều trị bệnh nhân, tránh các biến chứng nặng dễ gây tử vong cho người bệnh. Hệ thống y tế cơ sở tăng cường công tác khám sàng lọc ban đầu nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời không để mầm bệnh lây lan trong cộng đồng” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Dũng nhấn mạnh.
Quảng Ngãi tích cực phòng chống bệnh bạch hầu
Tính đến sáng ngày 13.10.2020 tỉnh Quảng Ngãi đã ghi nhận có 4 trường hợp Dương tính với bệnh bạch hầu (trong đó 01 trường hợp người lành mang trùng) tại xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ.
Nhằm đảm bảo không để dịch bùng phát, hạn chế tối đa trường hợp mắc mới, tử vong Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi đã khẩn trương phối hợp Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ và Trạm Y tế xã Ba Khâm tiến hành điều tra lập danh sách tất cả các đối tượng gần với bệnh nhân trong vòng 1 tuần trước và sau kể từ ngày khởi phát của 4 bệnh nhân. Cho những người tiếp xúc gần uống kháng sinh dự phòng 7 ngày và khuyến cáo cách ly tại nhà 14 ngày.
Lấy mẫu dịch ngoáy họng của 57 trường hợp tiếp xúc gần với 3 bệnh nhân, gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm. Kết quả 1 trường hợp dương tính, 5 trường hợp âm tính. Xử lý môi trường, vật dụng tại nhà bệnh nhân, hộ gia đình có tiếp xúc gần với bệnh nhân bằng dung dịch khử trùng chứa 0,1% clo hoạt tính. Tiêm vắc xin Bạch hầu - Uốn ván cho người có độ tuổi từ 5 - 45 tuổi tại xã Ba Khâm, xã Ba Trang, huyện Ba Tơ. Đến nay đã tiêm 831 người/tổng 2.945 người.
Tiêm vắc xin bạch hầu cho trẻ
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Người bệnh khi khỏi bệnh, còn mang vi khuẩn từ 2-6 tuần có thể 5-6 tháng.
Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Bệnh rất nguy hiểm, đặc biệt đối với bạch hầu thể ác tính có thể dẫn đến tử vong hoặc những biến chứng nguy hiểm như là suy hô hấp cấp, viêm tim, viêm não, tổn thương ở thận, nhất là tổn thương ở hệ thần kinh sẽ gây nên chứng viêm đa rễ dây thần kinh.
Để phòng chống bệnh bạch hầu người dân đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, không tập trung đông người; vệ sinh môi trường bằng dung dịch sát khuẩn thông thường, thông thoát nơi sinh hoạt; người dân khi có triệu chứng của viêm long hô hấp: sốt, đau họng, ho... cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Chú ý tiêm vắc xin đúng lịch, đủ mũi cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng.
Tăng cường giám sát, ngăn chặn dịch bạch hầu ở những 'vùng lõm' tiêm chủng Hầu hết bệnh nhân bạch hầu tới từ "vùng lõm" tiêm chủng, là những địa phận vùng sâu, vùng xa, có đông bà con dân tộc thiểu số sinh sống, khó vận động tiêm vaccine. 99% ca dương tính đến từ 'vùng lõm' tiêm chủng Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu tháng 6/2020 đến nay (sáng 9/7), Tây nguyên ghi...