Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý dứt điểm “hàng” quá hạn 8 năm
Sau nhiều năm gian nan xóa bỏ lò gạch thủ công chưa đạt hiệu quả, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa yêu cầu các địa phương thực hiện các giải pháp quyết liệt, kiên quyết dừng hoạt động, tháo dỡ lò nung trước ngày 31.8.2018.
Vẫn ngày đêm nhả khói
Mặc dù Chính phủ đã yêu cầu xoá bỏ các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công trên cả nước từ năm 2010, nhưng đến nay, gần 250 lò gạch thủ công ở Quảng Ngãi vẫn ngày đêm nhả khói, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp và ô nhiễm môi trường sống của người dân.Hoạt động của các lò gạch thủ công không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn làm thu hẹp một phần diện tích canh tác nông nghiệp.
Toàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn gần 250 lò gạch thủ công đang hoạt động.
Vừa đặt chân đến xã Nghĩa Mỹ (Tư Nghĩa) và xã Hành Phước (Nghĩa Hành), chúng tôi đã ngửi thấy mùi khói ngột ngạt tỏa ra từ lò nung gạch thủ công quẩn trong làng. Các lò gạch thủ công nằm trong khu dân cư vẫn hoạt động náo nhiệt.
Các công đoạn để làm nên một viên gạch như: nhào đất, cắt đất, chở đi phơi, cho gạch vào lò nung, nung gạch tại các lò gạch được công nhân làm liền tay. Củi, đất sét chất thành bãi cao ngất mà không có dấu hiệu của việc sắp dẹp bỏ theo yêu cầu của UBND tỉnh.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Nở, một chủ lò gạch ở thôn Thuận Hòa, xã Hành Phước chia sẻ: “Tôi cũng như nhiều hộ gia đình khác đã gắn bó với nghề này từ mấy chục năm nay. Biết là chủ trương xóa bỏ của nhà nước là đúng nhưng vì đất sét, củi chúng tôi mua dự trữ phải sản xuất đến năm 2019 mới hết. Nếu dừng sản xuất sau ngày 31.8 tới đây, chúng tôi chưa biết xử lý nguồn nguyên liệu thế nào? Rất mong được phép gia hạn để lò sử dụng hết nguyên liêu dự trữ”.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Nghĩa Hành có 53 lò gạch thủ công, với khoảng 500 lao động theo nghề. Dù gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người dân sống xung quanh, nhưng việc xóa bỏ các lò gạch thủ công nhiều năm qua là vấn đề nan giải.
“Công nhân gắn bó với lò gạch ủng hộ việc xóa các lò gạch thủ công. Nhưng nghề này mang lại thu nhập chính cho gia đình, nghỉ rồi chúng tôi không biết làm gì để trang trải cuộc sống, nuôi con cái ăn học?” – chị Thảo, một công nhân lò gạch ở xã Nghĩa Mỹ lo lắng.
Quyết tâm xóa bỏ
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố xóa bỏ lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên địa bàn tỉnh.
Các địa phương sẽ hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm cho các lao động.
Theo đó, yêu cầu các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến từng cơ sở sản xuất, giải thích rõ về những tác hại đến môi trường do hoạt động sản xuất gạch bằng lò thủ công gây ra, yêu cầu các chủ cơ sở sản xuất dừng hoạt động và thực hiện tháo dỡ lò nung trước ngày 31.8.2018. Kiên quyết thực hiện cưỡng chế tháo dỡ đối với các trường hợp chủ lò không tự giác tháo dỡ.
Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành Đàm Bàng cho biết, huyện vừa tổ chức đối thoại với các chủ lò gạch, quyết tâm xóa bỏ lò gạch thủ công. Huyện sẽ đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân tự ý tháo dỡ, cưỡng chế tháo dỡ với những trường hợp không tự ý tháo dỡ theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh.
Nguồn nguyên liệu sản còn tồn dư, sẽ xác định trữ lượng, can thiệp với một số doanh nghiệp sản xuất gạch tuynel thu mua lại, giúp các chủ hộ sản xuất gạch thủ công sớm thu hồi vốn, đầu tư chuyển đổi ngành nghề hợp lý.
Huyện Tư Nghĩa, nơi có số lượng lò gạch thủ công lớn nhất tỉnh cũng đang tổ chức tuyên truyền, vận động các chủ lò gạch tự ý tháo dỡ.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa Huỳnh Ngọc Quận, trước mắt, huyện tổ chức đối thoại với người dân, tập trung tuyên truyền để chủ lò tự giác tháo dỡ. Nếu không chấp hành, sẽ hoàn thiện thủ tục pháp lý, tổ chức cưỡng chế theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh.
Xung quanh vấn đề giải quyết việc làm cho lao động, các địa phương đã có kế hoạch phối hợp với một số doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho số lao động trẻ sau khi xóa bỏ các lò gạch thủ công.
Với những lao động lớn tuổi, hỗ trợ vay vốn để sản xuất nông nghiệp và liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Cơ quan thuế sẽ giảm trừ thuế, hoàn lại thuế từ tháng 9 đến hết năm 2018 đã thu cho các chủ lò.
Theo A.Kiều (Báo Quảng Ngãi)
Vinamilk lên tiếng về sự việc nông dân đổ sữa ở điểm thu mua
Một nông dân ở xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa, Nghệ An đổ thùng sữa bò của mình ngay trước cửa hàng thu mua sữa, đại diện Vinamilk đã lên tiếng.
Mạng xã hội xuất hiện video clip quay cảnh người đàn ông chở một số thùng sữa đến một đại lý thu mua sữa bò của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk (đóng tại TX Thái Hòa, Nghệ An) đổ các thùng sữa này chảy lênh láng ra sân với vẻ bất bình.
Người đàn ông đổ sữa ra đường để phản đối việc giá thu mua sữa giảm từ 14.000 đồng/lít xuống còn 8.000 đồng/lít.
Người đàn ông đổ sữa ra giữa sân. (Ảnh: Vietnamnet)
Đại diện Vinamilk tại Nghệ An cho biết đã làm việc với hộ nông dân giải thích các lý do làm ảnh hưởng đến giá sữa thu mua thực tế, hộ chăn nuôi đã nhập sữa trở lại, xóa bỏ clip đăng tải trên mạng. Đây là sự việc đơn lẻ một hộ dân nóng giận không hiểu đã làm ảnh hưởng đến phong trào chăn nuôi chung.
Theo số liệu thông kê từ Nhà máy sữa Nghệ An, nhà máy thu mua sữa của 103 hộ ở Nghệ An, tổng sản lượng 9 tấn/ngày, giá bình quân 12.727 đồng/lít. Đây là mức giá cao nhất tại Việt Nam và cao hơn so với giá sữa thế giới từ 131-171%.
Theo VOV
Vì sao tiểu thương chê chợ tiền tỷ? Chợ Nghĩa Phương (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) được hoàn thành hơn 6 tháng qua nhưng đến nay vẫn trong tình trạng cửa đóng, then cài. Trong khi đó, hàng chục tiểu thương che lều buôn bán ngoài đường mà không chịu vào chợ. Chợ Nghĩa Phương được triển khai xây dựng từ tháng 5/2016 trên diện tích gần 4.800 m2. Công...