Quảng Ngãi: Bí thư thành phố được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh
Cùng với việc miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh để điều chuyển sang nhận nhiệm vụ mới, HĐND tỉnh đã bầu ông Nguyễn Tăng Bính – Bí thư TP.Quảng Ngãi làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Sáng 8.12, kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XII (nhiệm kỳ 2016-2021) tiếp tục bước sang ngày họp thứ 3. Theo đó, HĐND tỉnh tiến hành chất vấn các cấp sở, ngành của tỉnh 4 vấn đề: quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; công tác quy hoạch và triển khai thực hiện các dự án khu đô thị, dân cư; vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm; điều hành ngân sách.
Quang cảnh cuộc họp.
Cũng tại cuộc họp này, cùng với miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh để điều chuyển sang nhận nhiệm vụ mới, HĐND tỉnh đã bầu ông Nguyễn Tăng Bính – Bí thư TP.Quảng Ngãi làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, nhiệm kỳ 2016-2021, với số phiếu đồng ý là 50/52; bầu 2 thành viên Ủy ban tỉnh đối với ông Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc Sở TT&TT và ông Nguyễn Minh Trí – Giám đốc Sở VH,TT&DL Quảng Ngãi.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Tăng Bính – tân Phó chủ tịch UBND tỉnh (phải) nhận hoa chúc mừng từ ông Lê Viết Chữ – Bí thư tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 2017, tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế – xã hội đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. Trong đó, tổng sản phẩm (GRDP) tăng 1,3% so với năm 2016, vượt 1,6% kế hoạch. Nếu không tính sản phẩm lọc hóa dầu thì GRDP tăng 9,1%, vượt 1,8% kế hoạch. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 52,6%, dịch vụ chiếm 28,4%, nông, lâm, thủy sản chiếm 19%, GRDP bình quân đầu người đạt 51,8 triệu đồng/người. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 440 triệu USD, tăng 20,4% so với năm 2016.
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế – xã hội của tỉnh vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, công tác thị trường và dự bảo cung cầu nông sản còn yếu, sản xuất nông nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu ổn định do tác động của thời tiết và giá cả thị trường. Đặc biệt là giá cả một số nông sản, chăn nuôi giảm, giá trị sản xuất công nghiệp giảm so với cùng kỳ. Tiến độ thực hiện đầu tư, giải ngân vốn nhìn chung còn chậm, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án…
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Lại cho phép nhận chìm bùn đất xuống biển
Do đã có đánh giá tác động môi trường của Bộ GTVT, nếu xảy ra ô nhiễm môi trường biển, đơn vị phê duyệt phải chịu trách nhiệm, vì vậy tỉnh Quảng Ngãi đã đồng ý cho chủ đầu tư thực hiện việc nhận chìm 62.000m3 bùn đất nạo vét theo giấy phép đã cấp trước đó.
Chiều 23.12, ông Đặng Văn Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chủ trì buổi làm việc với Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và các sở ngành liên quan của tỉnh để nghe giải trình và xem xét việc cấp phép nhận chìm xuống biển 62.000m3 bùn đất nạo vét luồng hàng hải cảng Sa Kỳ năm 2017.
Ông Đặng Văn Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi (đứng) chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Minh Trí - Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Ngãi tiếp tục giữ quan điểm lo ngại việc nhận chìm bùn sẽ gây tác động xấu cho khu du lịch biển Mỹ Khê, ảnh hưởng đến việc xây dựng đề án trình UNESCO công nhận Lý Sơn, vùng biển Bình Châu và các khu vực lân cận trở thành Công viên địa chất toàn cầu.
Đại diện Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi bày tỏ: Nếu cho phép nhận chìm số bùn đất nạo vét xuống biển thì cần giám sát kỹ, tránh nhà thầu làm gian dối bằng cách không đổ đúng vị trí.
Vị trí nhấn chìm 62.000m3 bùn đất cách không xa khu vực bờ biển Mỹ Khê.
PV Dân Việt đặt câu hỏi: "Vị trí nhận chìm là hòn Bồng Than nằm phía ngoài và cách bãi tắm khu du lịch Mỹ Khê chỉ 7km. Theo đó, hải triều sẽ mang bùn đất đó tấp vào bờ, sẽ ảnh hưởng đến bãi tắm Mỹ Khê. Vì sao không chọn vị trí trên bờ mà cứ phải nhận chìm xuống biển?".
Ông Nguyễn Quốc Tân - Phó Giám đốc Sở TNMT Quảng Ngãi khẳng định: "Trước khi tham mưu cho tỉnh, chúng tôi đã phối hợp với các sở ngành liên quan xem xét, tính toán và khảo sát rất kỹ. Đồng thời, cơ quan chức năng của Bộ GTVT cũng đã có phê duyệt đánh giá tác động môi trường tại vị trí biển cho nhận chìm bùn đất nạo vét... Cho nên không gây hại đến môi trường khu vực biển du lịch Mỹ Khê và xung quanh. Vị trí này là phù hợp, thuận lợi nhất nên hoàn toàn có thể cấp phép lại để triển khai nhận chìm bùn đất".
Ông Đặng Văn Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi kết luận: Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá của sở ngành chuyên môn của tỉnh; phê duyệt đánh giá tác động môi trường của Bộ GTVT..., tỉnh đồng ý cho chủ đầu tư thực hiện việc nhận chìm bùn đất nạo nét theo giấy phép đã cấp trước đó. Nếu sau này xảy ra ô nhiễm môi trường, đơn vị phê duyệt phải chịu trách nhiệm.
Một đoạn luồng hàng hải cảng Sa Kỳ.
Như Dân Việt đã phản ánh, luồng hàng hải Cảng Sa Kỳ thuộc Bộ GTVT quản lý, nằm trên địa bàn 2 xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi. Để chống bồi lấp, cứ 2 năm 1 lần, Bộ GTVT tổ chức cho nạo vét. Năm 2017, ước tính khối lượng nạo vét khoảng 62.000m3, tổng kinh phí gần 9 tỷ đồng. Sau khi rà soát, tỉnh Quảng Ngãi đã ký cấp giấy phép cho đơn vị thi công được phép nhận chìm 62.000m3 bùn, đất nạo vét xuống khu vực biển hòn Bồng Than, xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi. Thời gian nhận chìm từ tháng 10.2017-3.2018.
Đến ngày 3.11, sau khi báo Dân Việt đăng tải phản ứng từ phía Sở VHTTDL Quảng Ngãi, cùng nghi ngại của một số người dân, đại diện UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký văn bản hỏa tốc yêu cầu tạm dừng việc nhận chìm 62.000m3 bùn đất tại khu vực biển hòn Bồng Than theo giấy phép đã ký trước đó.
Theo Danviet
Nghệ thuật Bài Chòi VN trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Vào hồi 17 giờ 10 phút giờ địa phương (15 giờ 10 phút giờ VN) ngày 7.12, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Hàn Quốc, di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO...