Quảng Ngãi: Bệnh viện “cháy” giường vì bệnh tay chân miệng
Số lượng bệnh nhân mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi có thời điểm duy trì nhiều ngày ở con số 131 ca/ngày, chiếm gần 1/3 tổng số giường của toàn bệnh viện, dẫn đến cơ sở y tế này gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí giường nằm cho bệnh nhân.
Sáng 12.10, Sở Y tế Quảng Ngãi đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin diễn biến về tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Đại diện Sở Y tế và ngành liên quan cung cấp tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh cho các phóng viên.
Ông Phạm Minh Đức – Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã phát hiện trên 1.300 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng từ tháng 8 đến nay, tổng số ca mắc bệnh đã phát hiện trên 900 trường hợp. Địa phương có số ca bệnh nhiều nhất là TP.Quảng Ngãi (445 ca), huyện Bình Sơn (215 ca), huyện Tư Nghĩa (200 ca)… Rất may chưa có trường hợp tử vong nào. Nhưng điều đáng lo ngại là qua kết quả xét nghiệm 25 mẫu bệnh phẩm, có đến 22/25 mẫu, chiếm tỷ lệ 56% dương tính với Enterovrus 71 (EV 71) – chủng vi rút có khả năng gây biến chứng nặng và tử vong.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đình Tuyến – Giám đốc Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi cho biết: “Số ca bệnh tay chân miệng điều trị tại đây có thời điểm duy trì nhiều ngày ở con số 131 ca/ngày, chiếm gần 1/3 tổng số giường của toàn bệnh viện, dẫn đến khó khăn trong việc bố trí giường nằm cho bệnh nhân. Sắp đến, bệnh viện sẽ cho mua thêm giường, bố trí chỗ nằm cho bệnh nhân ở khu vực điều trị bệnh này”.
Ông Nguyễn Đình Tuyến – Giám đốc Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi bày tỏ: “Để tránh lây lan cho trẻ khác trong quá trình điều trị tại đây, bệnh viện đã tổ chức một khu cách ly tuyệt đối. Tuy nhiên, số ca bệnh tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi có thời điểm duy trì nhiều ngày ở con số 131 ca/ngày, chiếm gần 1/3 tổng số giường của toàn bệnh viện, dẫn đến khó khăn trong việc bố trí giường nằm cho bệnh nhân. Sắp đến bệnh viện sẽ cho mua thêm giường, bố trí chỗ nằm cho bệnh nhân ở khu vực điều trị bệnh này”.
Không riêng gì Quảng Ngãi, hiện tình hình bệnh tay chân miệng tại nhiều tỉnh thành tăng quá cao, dẫn đến nhiều cơ sở y tế, bệnh viện gặp khó khăn vì thiếu giường nằm. (Ảnh nguồn Facebook Nguyên Hoàng, TP.HCM)
Trước diễn biến ngày càng phức tạp với số ca bệnh chưa có dấu hiệu giảm, cùng với chỉ đạo của các cấp ngành trực thuộc, ông Phạm Minh Đức – Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi khuyến cáo: “Người dân, đặc biệt là các trường học cần thực hiện tốt việc cho trẻ ăn chín, uống sôi và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày. Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, dụng cụ học tập… hàng ngày cho trẻ. Báo cáo ngay cho cơ sở y tế gần nhất khi phát hiện có trường hợp trẻ mắc bệnh để được hướng dẫn, xử lý kịp thời”.
Theo Danviet
Bệnh tay chân miệng bùng phát ở Quảng Ngãi
600 em bé ở Quảng Ngãi mắc bệnh tay chân miệng, tăng 30% so cùng kỳ năm trước, bệnh viện tỉnh quá tải.
Bé Nhã Uyên ở xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) bị nổi mẩn ngứa từ tuần trước. Gia đình đưa bé đến phòng khám tư, bác sĩ khuyên theo dõi, nếu bé sốt cao và giật mình khi ngủ thì cho nhập viện. Vào khoa Nhi - Nhiệt đới, Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ngãi, bé Uyên được xác định mắc bệnh tay chân miệng độ 2B. Sốt cao liên tục có nguy cơ biến chứng não, bé được theo dõi tích cực tại phòng bệnh nặng.
Trẻ mắc tay chân miệng điều trị ở Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi. Ảnh: Thạch Thảo.
Khoa Nhi - Nhiệt đới, Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ngãi đang điều trị 50 bệnh nhi, trong đó 50% bệnh nặng từ độ 2B trở lên. Mỗi ngày có 12-15 bệnh nhi nhập viện. Số bệnh nhân tăng cao khiến khoa trong tình trạng quá tải. Không đủ giường nên bệnh viện phải bố trí bệnh nhi nằm ghép và đặt thêm giường xếp.
Theo bác sĩ Phạm Thành Quát, nhiều bệnh nhi không có biểu hiện rõ ràng nhưng lại bệnh ở cấp độ nặng. Lý do là phụ huynh chủ quan cho con điều trị tại nhà mà không đưa đi khám và điều trị.
Theo bác sĩ Quát, trẻ mắc bệnh ở cấp độ 1 biểu hiện loét miệng, phát ban tay chân, chỉ cần nghỉ ngơi và điều trị ở nhà bằng thuốc. Khi sốt cao, nôn ói, đứng không vững, giật mình... phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để điều trị kịp thời.
"Trẻ mắc bệnh từ cấp độ 2 có thể xuất hiện các biến chứng về tim mạch, thần kinh, rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn nhịp thở... Biến chứng nào cũng nguy hiểm", bác sĩ Quát cho biết.
Đến nay ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi ghi nhận có 600 trẻ mắc tay chân miệng, tăng 30% so cùng kỳ năm ngoái, trong đó thành phố Quảng Ngãi 300 ca. Dự báo từ nay đến cuối năm, bệnh còn diễn biến phức tạp. Ông Hồ Minh Nên, Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh khuyến cáo hiện bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa, vì vậy phụ huynh và trường học cần chủ động phòng bệnh. Các địa phương giám sát và khoanh vùng những nơi có nguy cơ cao để có biện pháp ứng phó. Ngành y tế cấp bổ sung Cloramin B bột cho các trạm, trường học và người dân ở vùng có bệnh dịch.
Trung tâm Y tế Dự phòng và Phòng Giáo dục thành phố Quảng Ngãi đã cử hai đoàn kiểm tra và hướng dẫn cách phòng bệnh ở các trường tiểu học, mầm non trong tỉnh. Tăng cường vệ sinh cá nhân, đồ dùng học tập, đồ chơi... của trẻ và xử lý khi có ổ dịch tại trường.
Thạch Thảo
Theo Vnexpress
Quảng Ngãi: Số người mắc bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện trên 1000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó riêng TP.Quảng Ngãi chiếm khoảng 400 ca, với 25 ổ bệnh. Sáng 2.10, thêm một ổ bệnh tay chân miệng mới được phát hiện tại Lớp Chồi A, trường...