Quảng Ngãi: 8 trường hợp sốc phản vệ sau tiêm vắc xin Covid-19
Ngành Y tế Quảng Ngãi ghi nhận 8 trường hợp sốc phản vệ mức độ nặng sau tiêm vắc xin Covid-19. Nhờ được xử lý kịp thời nên sức khỏe những người này hiện đã ổn định.
Ngày 11/5, Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết, toàn tỉnh đã ghi nhận được 8 trường hợp phản ứng nặng (sốc phản vệ độ II) với vắc xin Covid-19. Số trường hợp sốc phản vệ độ II chiếm tỷ lệ 0,1% so với tổng số người tiêm vắc xin Covid-19 trên địa bàn toàn tỉnh.
Trao đổi với PV Dân trí , ông Hồ Minh Nên – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ngãi xác nhận, trong quá trình tiêm vắc xin đã xuất hiện một số trường hợp bị sốc phản vệ. Những trường hợp này được các điểm tiêm xử lý ban đầu sau đó đưa đến bệnh viện để được tiếp tục theo dõi, chăm sóc y tế.
“Những trường hợp sốc phản vệ sau tiêm vắc xin Covid-19 tại Quảng Ngãi được xử lý kịp thời nên hiện sức khỏe đã trở lại bình thường”, ông Nên nói.
Tại Quảng Ngãi đã có 8.000 người được tiêm vắc xin Covid-19.
Video đang HOT
Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Ngãi đã có 8.000 người được tiêm vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19, đạt tỷ lệ 93% tổng số người dự kiến được tiêm.
Trong đợt dịch Covid-19 thứ 4, tại Quảng Ngãi ghi nhận một trường hợp mắc Covid-19. BN3067 là nam, 25 tuổi, trú tại xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi. Nam bệnh nhân này đã từng đến bar New Phương Đông (TP Đà Nẵng), nơi đã ghi nhận hàng loạt trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Băn khoăn khi nhiều giáo viên đảo Lý Sơn không còn phụ cấp
Hiệu trưởng Trường THPT Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho rằng việc giáo viên ở đảo không còn được hưởng chính sách dành cho người lao động công tác ở vùng đặc biệt khó khăn sẽ dẫn đến những bất cập.
Đầu tháng 4/2020, ba đơn vị hành chính cấp xã của huyện đảo Lý Sơn gồm An Vĩnh, An Hải và An Bình chính thức giải thể.
Ngoài ra, Quyết định số 1995/QĐ-TTg ngày 4/11/2014 của Thủ tướng về một số cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn giai đoạn 2015-2020 đến thời điểm này cũng hết hiệu lực.
Huyện đảo Lý Sơn cũng không được hưởng cơ chế chính sách theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Việc một số chế độ, chính sách đối với xã đảo đặc biệt khó khăn không còn nữa, theo thầy Huỳnh Văn Long - Hiệu trưởng Trường THPT Lý Sơn có thể dẫn đến một số bất cập với ngành giáo dục.
Trường THPT Lý Sơn
Đó là chế độ ưu tiên trong thi cử của học sinh, sinh viên; hỗ trợ tiền ăn trưa cho cấp bậc mầm non; hỗ trợ miễn giảm tiền học phí cho học sinh, sinh viên....
Thầy Long cho biết, từ tháng 10/2020, mức phụ cấp mà cán bộ giáo viên ở trường được hưởng (trung bình từ 1,5-3 triệu đồng/tháng) không còn, ảnh hưởng khá nhiều tới đời sống giáo viên.
Sau khi giải thể chính quyền hành chính cấp xã, điều kiện công tác không có gì khác gì so với trước trong khi các chế độ thu hút lại không còn nữa.
Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên ở Lý Sơn rất khắc nghiệt, chẳng hạn như một tuần trở lại đây, do thời tiết xấu, tàu không thể ra vào đất liền được nên đảo bị cô lập. Vì vậy, nếu không duy trì được phụ cấp, giáo viên nào có cơ hội sẽ vào đất liền vì rõ ràng ở trong đất liền, các điều kiện sinh hoạt thuận lợi hơn nhiều.
"Hơn nữa, các xã vùng biển ở đất liền vẫn được hưởng chính sách vùng khó khăn nhưng Lý Sơn là huyện đảo lại không, nên ít nhiều giáo viên có sự so sánh" - thầy Long cho hay.
Đối với học sinh, thầy Long cho biết, gần 250 học sinh lớp 12 năm nay có thể không còn được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT như mọi năm.
Được biết, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có Công văn gửi Bộ Nội vụ kiến nghị tiếp tục được hưởng một số cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn.
Cụ thể, UBND Quảng Ngãi đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu Thủ tướng cho huyện đảo Lý Sơn tiếp tục được hưởng một số cơ chế, chính sách theo Quyết định số 1995/QĐ-TTg ngày 4/11/2014 của Thủ tướng và đưa vào danh sách ưu tiên hưởng chính sách như các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/11/2017 của Thủ tướng như huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.
Bộ bác đề xuất lộ trình thực hiện Luật Giáo dục mới, địa phương phải làm sao (3) Việc tuyển dụng giáo viên theo quy định mới cần phải có lộ trình để hàng ngàn giáo viên, sinh viên hệ cao đẳng sư phạm có cơ hội nâng chuẩn, đáp ứng điều kiện. Đề xuất hai phương án Nếu áp dụng Luật giáo dục 2019 trong đợt xét tuyển giáo viên năm 2020 sẽ tạo ra sự bất cập, ức chế,...