Quảng Nam xúc tiến phát triển công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí
THACO đang thúc đẩy sự liên kết với đối tác, nhà sản xuất để hình thành hệ sinh thái ngành cơ khí phát triển mạnh trong toàn quốc, vươn tầm quốc tế.
UBND tỉnh Quảng Nam và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa tổ chức tổ chức họp trực tuyến về phát triển công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí với các doanh nghiệp các tỉnh phía Nam và TP.HCM.
Cuộc họp này nhằm xúc tiến, cũng như lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí để tìm hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí, ô tô tại Quảng Nam.
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Thaco Trường Hải cho biết, chiến lược của THACO là từ một công ty sản xuất kinh doanh ô tô trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành, gồm 2 tập đoàn trực thuộc là ô tô và nông nghiệp; và 4 tổng công ty trực thuộc gồm: tổng công ty về cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, tổng công ty về giao nhận vận chuyển – logistics, tổng công ty về đầu tư xây dựng và tổng công ty về thương mại – dịch vụ.
Theo ông Dương, trong thời gian vừa rồi, phát triển của THACO chủ yếu phát triển trong nội bộ, cố gắng làm tốt để cạnh tranh được trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Có thể nói rằng, ô tô tồn tại sau 2018 là một thành tích, thành tích này không chỉ của THACO mà của cả tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, về ô tô, THACO giữ được thị phần là 38% tại thị trường ô tô Việt Nam và cạnh tranh tốt với xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Video đang HOT
Tỉnh Quảng Nam và THACO cùng kêu gọi hợp tác thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí.
“Một trong những nhiệm vụ mà trước đây chúng tôi nói đó là thông qua ô tô phát triển cơ khí, hình thành Trung tâm cơ khí đa dụng tại miền Trung và của Quảng Nam. Trước đây chúng tôi nói là định hướng, nhưng bây giờ chúng tôi mạnh dạn tổ chức và vận hành nó như một trung tâm cơ khí. Đối với trung tâm cơ khí để đầu tư được thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất đòi hỏi phải có sản lượng, quan hệ đầu ra và công nghệ nhất định. Có thể nói hiện nay, trung tâm cơ khí của THACO tại Chu Lai là một cơ sở về cơ khí lớn nhất Việt Nam, đầy đủ nhất về thiết bị máy móc, lực lượng kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề”, ông Dương cho hay.
Chủ tịch Tập đoàn Thaco Trường Hải dự báo, nhu cầu gia công cơ khí trong nước và quốc tế hiện rất lớn, riêng gia công cơ khí năm 2021 đã tăng gấp đôi, nhất là xuất khẩu. Sang năm 2022, xuất khẩu về cơ khí có thể đạt 200 triệu USD.
“Đó là lý do chúng tôi đầu tư phát triển lớn hơn, đầu tư sắp tới ước tính là 2.000 tỷ đồng và phải làm cho kịp trong năm 2022. Tổ chức chương trình này, chúng ta không nói định hướng, chúng ta không làm để có thông tin phong trào, mà chúng ta phát triển cơ khí, công nghiệp hỗ trợ (trước đây là ô tô) trở thành Trung tâm cơ khí đa dụng của miền Trung. Và nếu chúng ta làm tốt cái này thì có thể 3 năm sau, qua từng năm chúng ta thấy được sự lớn lên của ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ”, ông Dương khẳng định.
Trên cơ sở đó, THACO đang thúc đẩy sự liên kết với đối tác, nhà sản xuất trong ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí, điện, điện tử để hình thành hệ sinh thái ngành cơ khí phát triển mạnh trong toàn quốc, vươn tầm quốc tế.
Khu công nghiệp Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh kêu gọi các doanh nghiệp cũng tham gia với THACO để phát triển công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí. Sắp tới, tỉnh Quảng Nam sẽ phối hợp với THACO để bước vào công việc cụ thể, rất chi tiết về kế hoạch hành động.
“Chúng tôi cũng muốn lấy ngày hôm nay sẽ đi vào lịch sử về thành lập một hệ sinh thái phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và cơ khí của Việt Nam, bắt đầu được thực hiện tại Chu Lai, Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam cam kết nỗ lực hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư, giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nhanh nhất, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp tại Tỉnh”, Thanh khẳng định.
Sau 18 năm, Khu công nghiệp Thaco Chu Lai hiện có tổng diện tích hơn 1.280 ha, tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD với 35 công ty, đơn vị và hơn 9.000 nhân sự.
Thaco Chu Lai được xem là Trung tâm Công nghiệp ô tô và Logistics tập trung có quy mô lớn nhất cả nước và thuộc Top đầu trong khu vực ASEAN. Hiện nay, Thaco Chu Lai đang được đầu tư phát triển thành Hệ sinh thái đa ngành (Sản xuất ô tô, Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ, Logistics, Nông nghiệp, Đô thị, Thương mại- Dịch vụ và Du lịch công nghiệp) có hạ tầng đồng bộ, sinh thái và thông minh tại Quảng Nam, miền Trung Việt Nam, kết nối với Tây Nguyên, Lào, Campuchia.
ADB cấp tín dụng 58 triệu USD giúp Việt Nam cải thiện hạ tầng cho vùng khó khăn
Ngày 26/8, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã phát đi thông báo ngân hàng này vừa phê duyệt khoản tín dụng trị giá 58 triệu USD cho Việt Nam để nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cơ sở hạ tầng giao thông và cấp nước ở hai tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ là Bình Định và Quảng Nam, đặc biệt là ở các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, nơi có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số.
Nhiều hộ dân tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định bị ngập lụt, ngày 7/11/2020. Ảnh minh họa: Tường Quân/TTXVN
Khoản tín dụng sẽ được phân bổ vào Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 1. Theo đó, dự án sẽ nâng cấp 121,8 km đường theo các tiêu chuẩn thiết kế chống chịu khí hậu, xây dựng 115 km đường ống cấp nước và giúp cung cấp dữ liệu đáng tin cậy về thời tiết, khí hậu một cách kịp thời, hiệu quả về chi phí. Dự kiến khoảng 243.000 người, trong đó có 126.300 người dân thuộc các nhóm dân tộc thiểu số, sẽ được hưởng lợi từ dự án.
Cán bộ Chương trình của ADB, bà Nguyễn Hồng Anh chia sẻ: "Dự án nhằm mục tiêu cải thiện điều kiện sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của Việt Nam. Dự án sẽ liên kết tốt hơn các địa điểm sản xuất ở nông thôn, vùng sâu xa với các thị trường và cơ sở chế biến cây trồng, tăng cường khả năng tiếp cận của người hưởng lợi với các dịch vụ y tế, giáo dục và thị trường; mở rộng khả năng tiếp cận nguồn cấp nước sạch và tưới tiêu".
Gói tín dụng bao gồm các khoản vay thông thường của ADB và khoản viện trợ không hoàn lại 2 triệu USD từ Quỹ Công nghệ cấp cao của ADB. Khoản viện trợ không hoàn lại sẽ tài trợ cho việc cung cấp và lắp đặt các hệ thống dữ liệu để quản lý rủi ro khí hậu.
Ngoài ra dự án cũng được Chính phủ Việt Nam tài trợ 21,73 triệu USD.
Cũng trong thông báo, ADB nhấn mạnh kinh tế Việt Nam tăng trưởng trung bình 7% mỗi năm từ 2016 tới 2018, nhưng đã chậm lại ở mức 2,9% trong năm 2020 do đại dịch COVID-19. Có khoảng cách đáng kể giữa các cộng đồng ven biển bùng nổ kinh tế và khu vực miền núi nằm sâu trong đất liền, nơi có đông người dân tộc thiểu số. Khoảng 87% số hộ gia đình dân tộc thiểu số ở Bình Định và 55% các hộ dân tộc thiểu số ở Quảng Nam là hộ nghèo và cận nghèo.
Những khu vực này đang đối mặt với thách thức do cơ sở hạ tầng nguồn nước và giao thông bị phân tán và có chất lượng thấp. Hầu hết các cộng đồng dân tộc thiểu số đều bị cô lập trong mùa mưa, bị chia cắt bởi các tuyến đường ngập lụt nằm trên địa hình đồi núi. Dưới 60% các hộ gia đình trong khu vực dự án được sử dụng nguồn nước sạch và an toàn. Việc tiếp cận nước hạn chế và điều kiện vệ sinh kém đã dẫn tới tỉ lệ bệnh lây truyền qua đường nước cũng như tỉ lệ hộ nghèo cao.
Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ cao về thiên tai và biến đổi khí hậu. Ước tính mỗi năm Việt Nam tổn thất trung bình 2,37 tỷ USD do thiên tai, đặc biệt là do lũ lụt, trong đó Bình Định và Quảng Nam nằm trong số những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Quảng Nam: Tăng cường phòng, chống dịch trong các khu, cụm công nghiệp Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh tại các khu, cụm công nghiệp và hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa, ngày 21/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có văn bản chỉ đạo phương án phòng, chống dịch COVID-19. Tiêm vaccine phòng COVID-19...