Quảng Nam: Trích ngân sách tỉnh hơn 115 tỷ đồng hỗ trợ học sinh miền núi, khuyết tật
Số tiền này được trích 100% từ ngân sách tỉnh để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; học sinh khuyết tật đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh chưa được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ từ Trung ương.
Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Quảng Nam khóa IX diễn ra từ ngày 4-6/12, 100% đại biểu dự kỳ họp đã biểu quyết thông qua Nghị quyết hỗ trợ này.
Theo đó, đối tượng áp dụng là trẻ em mầm non là người dân tộc thiểu số đang theo học tại các cơ sở giáo dục không hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn trưa theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP của Chính phủ; trẻ em mầm non là người khuyết tật học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục mầm non là con của gia đình không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Học sinh phổ thông là người dân tộc thiểu số đang theo học tại các cơ sở giáo dục không được hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ; học sinh phổ thông là người khuyết tật con của gia đình không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số đang học cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nằm trong diện đăng ký và đã thoát khỏi hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Video đang HOT
Theo chính sách hỗ trợ này, trẻ em mầm non được hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% lương cơ sở/trẻ/tháng; thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học. Trường hợp trẻ mầm non thuộc cả 2 đối tượng nêu trên thì chỉ được hưởng 1 mức theo quy định.
Học sinh phổ thông (không áp dụng đối với học sinh đang theo học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú) được hỗ trợ tiền ăn bằng 20% lương cơ sở/học sinh/tháng; hỗ trợ chi phí học tập với mức 120.000 đồng/học sinh/năm học. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.
Hoc sinh, sinh viên hoc tai cac cơ sơ giao duc nghê nghiêp được hỗ trợ học bổng chính sách mỗi tháng bằng 100% mức tiền lương cơ sở/tháng/người; hỗ trợ mỗi năm một lần tiền đi lại từ nơi học về gia đình và ngược lại mức 300.000 đồng/năm/người đối với học sinh, sinh viên ở các xã, thôn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; mức 200.000 đồng/năm/người đối với các đối tượng còn lại. Thời gian hỗ trợ từ khi thoát khỏi hộ nghèo, cận nghèo cho đến khi kết thúc khóa học.
Kinh phí này do ngân sách tỉnh đảm bảo 100%. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện cho giai đoạn 2019-2021 khoảng hơn 115 tỷ đồng.
Hoàng Tân
Theo Nhan dan
Nhiều nơi sáp nhập trường nghề ồ ạt
Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một chủ trương lớn, nhưng vừa qua nhiều nơi sáp nhập trường nghề ồ ạt, không tính đến hệ lụy về sau.
Học sinh Đồng Tháp tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2018 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại Trường ĐH Đồng Tháp sáng 24-3-2018 - Ảnh: CHÍ QUỐC
Ông Vũ Xuân Hùng - vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) - đã chia sẻ thực trạng này tại hội nghị "Người sử dụng lao động 2018 - Hợp tác doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo và tuyển dụng" ngày 21-11.
Hội nghị do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức.
Đứng ở vai trò một cơ sở đào tạo, ông Bùi Văn Dũng - hiệu trưởng Trường CĐ nghề Xây dựng - dẫn nghị quyết 19 đã đặt ra yêu cầu: "Sáp nhập trường trung cấp vào trường CĐ, giải thể các trường trung cấp, CĐ hoạt động không hiệu quả", "về cơ bản, trên địa bàn cấp tỉnh chỉ còn một đầu mối đào tạo nghề công lập" và đặt câu hỏi bộ có tính đến phương án chuyển một số trường về doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đủ năng lực và sẵn sàng tiếp quản?
Đáp lại, ông Vũ Xuân Hùng cho biết quy hoạch mạng lưới là việc lớn, không thể vội vã. Song hiện nay, theo phát biểu của một số địa phương thì thấy một số nơi có biểu hiện "bệnh thành tích", sáp nhập ồ ạt, không tính đến hệ lụy về sau.
Theo ông Hùng, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một chủ trương lớn, nhưng không thể áp dụng chung một công thức cho tất cả các tỉnh, không phải cứ trung cấp là sáp nhập với CĐ, không phải cứ trường kém thì sáp nhập, mà thậm chí có thể bị giải thể.
Riêng việc đưa các trường về doanh nghiệp cũng không phải là bài toán đơn giản vì một số trường nghề đang thuộc doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp lại muốn đẩy sang các bộ, ngành...
Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH đang hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng tinh thần nghị quyết, tránh làm ồ ạt, không giải quyết được những hệ lụy sau này.
Theo tuoitre
Sở GD&ĐT Hà Nội cảnh báo về lừa đảo du học Nhật Bản Sở GD&ĐT Hà Nội vừa gửi công văn tới các trường THPT trên địa bàn để cảnh báo thông tin sai lệch về du học Nhật Bản, có mục đích lừa đảo. Theo ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở đã nhận được công văn của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam về việc cung...