Quảng Nam: Thắt chặt chất lượng sản phẩm OCOP, phấn đấu hạng 3 sao
Đó là chia sẻ của ông Mai Đình Lợi – Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh Quảng Nam tại lớp tập huấn nhằm phổ biến các vấn đề liên quan đến Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) của Quảng Nam năm 2019.
Trong 2 ngày 16-17/7/2019, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam phối hợp với các ngành liên quan tổ chức lớp tập huấn về Chương trình OCOP nhằm phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm; đăng ký và xây dựng thương hiệu; ghi nhãn hàng hóa; truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; quản lý chất lượng sản phẩm; bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất…
Đối tượng lớp tập huấn là các cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành Chương trình OCOP cấp huyện, xã và các chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2019.
Ông Mai Đình Lợi – Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh Quảng Nam phát biểu tại lớp tập huấn.
Theo đó, lớp tập huấn nhằm chuẩn hóa sản phẩm theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cho hơn 200 chủ thể và cán bộ cấp xã, cấp huyện, thị xã và thành phố tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.
Tại lớp tập huấn, nhiều báo cáo viên đến từ các đơn vị như: Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường chất lượng, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và Thủy sản, Sở Công Thương, Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở khoa học và Công nghệ… đã cung cấp cho các chủ thể OCOP nhiều kiến thức quan trọng và bổ ích để xây dựng các sản phẩm hiệu quả trong thời gian tới.
Được biết, sản phẩm đèn lồng được TP.Hội An chọn và xây dựng thành sản phẩm OCOP đặc trưng trong năm 2019.
Video đang HOT
Đặc biệt, các báo cáo viên đã hướng dẫn cho các chủ thể, cán bộ cấp xã, cấp huyện những kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn đo lường chất lượng phục vụ OCOP; Hướng dẫn các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý của ngành nông nghiệp, ngành công thương;
Các quy định bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất của chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP; Các quy định có liên quan đến an toàn thực phẩm; Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, thiết kế nhãn sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm…
Hơn 200 đại biểu là các chủ thể sản phẩm tham gia OCOP năm 2019 cũng như cán bộ OCOP ở các địa phương tham dự.
Ông Mai Đình Lợi cho biết thêm, thông qua lớp tập huấn này nhằm cụ thể hóa Chương trình OCOP năm 2019 của Quảng Nam, đồng thời thắt chặt các tiêu chí về chất lượng nhằm chuẩn hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm OCOP sẽ tập trung theo hướng gia tăng giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường.
Năm 2019, tỉnh Quảng Nam phấn đấu 100% đơn vị cấp huyện củng cố, kiện toàn Bộ máy tổ chức OCOP cấp huyện, cấp xã và hình thành bộ máy tham mưu giúp việc Chương trình OCOP các cấp; 100% cán bộ OCOP cấp huyện, cấp xã được tham gia tập huấn các nội dung cơ bản của Chương trình, nhất là nội dung cụ thể của các bước trong chu trình OCOP.
Năm 2019, Quảng Nam sẽ hỗ trợ phát triển/nâng cấp khoảng 120 sản phẩm mới/sản phẩm đã có, phấn đấu có trên 80% số sản phẩm đã đăng ký tham gia đạt hạng 3 sao trở lên.
Đặc biệt, Chương trình OCOP năm nay tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, củng cố, phát triển các sản phẩm đã tham gia Phương án thí điểm phát triển sản phẩm OCOP năm 2018. Hỗ trợ phát triển/nâng cấp khoảng 120 sản phẩm mới/sản phẩm đã có, phấn đấu trong năm 2019 có trên 80% số sản phẩm đã đăng ký tham gia đạt hạng 3 sao trở lên…
Theo Danviet
Quảng Nam: Giữa dịch tả, xác heo thối rữa trương phềnh trên kênh
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đang tìm cách khống chế dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng trên địa bàn, trong khi đó, mấy ngày qua lại xuất hiện hàng chục xác heo thối rữa nổi lềnh bềnh trên kênh N44 thuộc xã Bình An, huyện Thăng Bình, khiến người dân bức xúc.
Ngày 15/7, theo phản ánh của người dân, P.V Dân Việt đãcó mặt tại tuyến kênh N44 thuộc xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam để tìm hiểu. Ghi nhận của PV cho thấy, tại đoạn kênh thuộc thôn An Thái và An Dưỡng, chỉ một đoạn ngắn nhưng đã có hàng chục xác heo lớn, nhỏ đang trong giai đoạn phân hủy trôi lềnh phềnh, bốc mùi hôi thối cả một vùng.
Xác heo nổi lềnh bềnh trên các kênh ở Quảng Nam, trong đó có kênh N44 ở xã Bình An
Nhiều xác heo chỉ còn trơ lại bộ xương, bên cạnh đó còn có một số xác heo được bỏ vào bao tải vứt trên kênh gây mùi thôi thối nồng nặc nhưng không được cơ quan chức năng thu gom tiêu hủy nhằm khống chế dịch tả Châu phi.
Một số người dân thôn An Thái bức xúc cho hay: Tình trạng xác heo nổi trên kênh N44 xuất hiện gần một tuần nay, dù người dân đã phản ánh với lãnh đạo thôn nhưng vẫn chưa thấy thu gom xử lý. Người dân thôn An Thái ở cuối kênh N44 nên xác heo cứ theo dòng nước đổ về đây gây ô nhiễm và nguy cơ lây lan bệnh cho gia súc khác. Hiện tình trạng các xác heo đang trong giai đoạn phân hủy mạnh.
Xác heo thối rữa, phân hủy nặng nằm trên kênh N44 qua xã Bình An.
"Những lúc đi lấy nước vào ruộng lúa, mùi hôi thối của heo phân hủy bốc lên vô cùng khó chịu. Nhất là khi gặp cơn gió chướng là mùi thối bao trùm lên cả xóm. Đề nghị cơ quan chức năng tìm hiểu, làm rõ những trường hợp vứt xác heo chết bừa bãi xuống kênh và thu gom xử lý nhằm tránh gây ô nhiễm, lây bệnh sang các đàn heo khác..." - một nông dân thôn An Thái cho biết.
Làm việc với ông Trần Văn Phường - Phó Chủ tịch UBND xã Bình An không hề biết việc nhiều xác heo chết trôi trên kênh N44. Khi phóng viên đề cập thì ông Phường nói: Giờ mới nghe phóng viên phản ánh chứ mấy ngày nay không nhận tin phản ánh của người dân hay thôn báo lên. Việc này, xã sẽ cho kiểm tra và thu gom xử lý ngay.
Dù chính quyền ra sức tuyên truyền về dịch tả heo châu Phi, nhưng trên kênh N44 qua thôn An Thái, xã Bình An vẫn xuất hiện hàng chục xác heo chết nổi lềnh phềnh.
"Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn xã Bình An khoảng ngày 11/6, đến nay đã tiêu hủy hơn 10 tấn heo. Còn số heo mà phóng viên phản ánh là thuộc đoạn kênh N44, vì kênh này nằm giáp ranh hai xã Bình An và Bình Trung, xã Bình An nằm ở cuối kênh. Việc vứt xác heo bừa bãi này là do ý thức người dân, chứ xã có khu tiêu hủy, khử trùng đàng hoàng" - ông Phường cho biết.
Liên quan đến dịch tả lợn châu Phi, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ tháng 5/2019 và đến nay, bệnh đã xảy ra tại 14 huyện, thị xã, thành phố. Tính đến ngày 9/7, số lượng lợn buộc phải tiêu hủy là 12.000 con, trọng lượng lơn tiêu hủy tương đương 585.000 kg. Hiện nay bệnh vẫn đang còn lây lan.
"Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống bệnh DTLCP, một số cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa quan tâm, chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, để dịch bệnh xảy ra dai dẳng, dịch chồng dịch, đơn cử như tai huyên Thăng Binh vừa xay ra dịch lở mồm long móng, vừa dịch tả lợn châu Phi" - Sở NNPTNT tỉnh cho biết.
Theo Danviet
Quảng Nam khẩn trương chống xâm nhập mặn cứu lúa Hè Thu Nắng hạn kéo dài khiến hạ lưu các con sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhất là sông Thu Bồn, bị nước biển xâm nhập sâu lên hướng thượng nguồn, với nồng độ mặn rất cao, làm cho hoạt động các trạm bơm thủy lợi tê liệt, hoặc hoạt động cầm chừng, gây khó khăn vì thiếu nước ngọt cho sinh hoạt...