Quảng Nam: Sản vật ớt “chim ỉa” A Riêu sẽ được gắn sao OCOP
Dù mới triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm ( Chương trình OCOP), thế nhưng tại huyện miền núi Đông Giang ( Quảng Nam) đã tận dụng được lợi thế từ các sản phẩm và các đặc sản sẵn có để xây dựng thành các sản phẩm chất lượng và đạt chuẩn OCOP.
Sống khỏe nhờ chè dây Za Réh
Ông Phan Hữu Thành – Phó Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện Đông Giang (Quảng Nam) cho biết, thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018 – 2020, huyện Đông Giang đã ban hành kế hoạch phát triển các nhóm sản phẩm, trong đó chủ yếu là các đặc sản, như: Chè dây Za Réh xã Tư, ớt A Riêu xã Mà Cooih, chè xanh Quyết Thắng, rượu Ka Kun và Du lịch gắn với làng nghề truyền thống Cơ Tu tại xã Sông Kôn và xã Tà Lu…
Riêng trong năm 2018 vừa qua, huyện đã hỗ trợ thực hiện 1 sản phẩm, đó là sản phẩm chè dây Za Réh của HTX Nông nghiệp xã Tư.
Năm 2018, sản phẩm chè dây Za Réh tham gia Chương trình OCOP tỉnh Quảng Nam, chè dây Za Réh đã được đánh giá công nhận sản phẩm đạt chuẩn 3 sao. Ảnh: CTV.
Ông Lê Duy Trường – Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp xã Tư (Đông Giang – Quảng Nam) cho biết, tháng 12/2017, HTX Nông nghiệp xã Tư được thành lập, bên cạnh việc thực hiện các hoạt động nông nghiệp như sản xuất cây giống (keo, dược liệu); cung cấp vật tư nông nghiệp; bán buôn tổng hợp… thì HTX đã quyết định chọn sản phẩm chè dây Ra Zéh là sản phẩm chủ lực. HTX tích cực hỗ trợ các tổ viên trong các khâu trồng, chăm sóc, thu hái chè dây và làm đầu mối thu mua sản phẩm chè dây của tổ viên để cung cấp ra thị trường.
Bình quân các hộ trồng chè dây Za Réh sau khi trừ đi các chi phí lãi khoảng 80-100 triệu đồng/năm, nhiều hơn so với các loại cây trồng khác tại địa phương (như keo,..)…Ảnh: CTV.
Ông Trường cho biết thêm, hiện nay nhiều hộ dân đã liên kết với HTX để trồng và hiện chè dây Ra Zéh được tiêu thụ chính ở TP.Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận với giá dao động trên thị trường khoảng 20.000 đồng/kg (chè tươi) và 90.000 đồng/kg (chè khô đã qua sơ chế). Bình quân các hộ trồng chè dây sau khi trừ đi các chi phí lãi khoảng 80-100 triệu đồng/năm, nhiều hơn so với các loại cây trồng khác tại địa phương (như keo,..)…
“Sản vật” núi rừng sẽ được gắn sao OCOP
“Năm 2018, sản phẩm chè dây Za Réh tham gia Chương trình OCOP tỉnh Quảng Nam và được đánh giá công nhận sản phẩm đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh, qua đó HTX được hỗ trợ tham gia các hội chợ triển lãm sản phẩm, kết nối được với các đối tác phân phối sản phẩm, và có nhiều cơ hội giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng…” – Ông Trường chia sẻ.
Video đang HOT
Sản phẩm trà xanh Quyết Thắng sẽ được xây dựng thành sản phẩm OCOP vào cuối năm 2019. Ảnh: Đoàn Hồng.
Ông Hồ Quang Minh – Phó chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết, dù mới triển khai, nhưng năm 2018, Đông Giang đã có 1 sản phẩm là chè dây Za Réh được công nhận OCOP. Đây là kết quả đáng phấn khởi, góp phần giới thiệu và nâng cấp những sản phẩm mang tính đặc trưng của Đông Giang, gắn với nghề truyền thống của người dân miền núi…
Sản phẩm ớt A riêu được xem là “sản vật” núi rừng của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Đông Giang (Quảng Nam). Ảnh: Đoàn Hồng.
“Năm 2019 này, huyện Đông Giang sẽ tiếp tục nâng cấp sản phẩm đã được công nhận OCOP (chè dây Za Réh) và đồng thời đầu tư xây dựng thêm hàng loạt các đặc sản, sản vật đặc trưng của các cơ sở, doanh nghiệp đã đăng ký tham gia Chương trình, như: Sản phẩm rượu Kakun của cơ sở sản xuất Hoàng Oanh; Cơ sở sản xuất Thu Thảo, tại thị trấn Prao; Sản phẩm ớt A riêu của HTX Nông lâm nghiệp xã Mà Cooih; Sản phẩm trà xanh Quyết Thắng của Công ty cổ phần Nông lâm nghiệp Quyết Thắng…”, ông Thành chia sẻ.
Sản phẩm ớt A riêu sẽ được huyện Đông Giang xây dựng thành sản phẩm OCOP đặc trưng. Ảnh: Đoàn Hồng.
Ông Hồ Quang Minh cho hay, mục tiêu của huyện là phấn đấu đến năm 2020, 11 xã, thị trấn trên địa bàn Đông Giang có sản phẩm tham gia chương trình OCOP của tỉnh đạt chứng nhận 3 sao trở lên. Trong đó tiếp tục ưu tiên đầu tư hỗ trợ nâng cấp các sản phẩm đặc trưng lợi thế của huyện, như: Chè dây Za Réh, ớt A riêu đạt tiêu chuẩn 4 sao cấp tỉnh…
“Huyện sẽ tiếp tục và luôn đồng hành cùng các cơ sở, doanh nghiệp và sẽ hỗ trợ để có thêm nhiều sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao (cấp tỉnh) trở lên; đồng thời đầu tư xây dựng các điểm bán hàng OCOP để bà con tiêu thụ các sản phẩm OCOP tốt hơn…”, ông Minh nhấn mạnh.
Theo Danviet
Hội An: Những đặc sản nào sẽ xây dựng thành sản phẩm OCOP?
Dù mới triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP), thế nhưng TP.Hội An (Quảng Nam) đã tận dụng được lợi thế từ các sản phẩm dịch vụ du lịch, các đặc sản sẵn có để xây dựng thành các sản phẩm chất lượng và đạt chuẩn OCOP.
Đặc sản thành sản phẩm OCOP
Thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020, TP.Hội An đã ban hành kế hoạch phát triển 6 nhóm sản phẩm với 21 sản phẩm. Riêng trong năm 2018 vừa qua, thành phố đã hỗ trợ thực hiện 3 sản phẩm thuộc 2 nhóm gồm: bánh đậu xanh của cơ sở sản xuất bà Nguyễn Thị Bông ở xã Cẩm Hà; tương ớt của Công ty TNHH Đại Chí Foods (nhóm thực phẩm) và lồng đèn của Công ty TNHH DV Hoa Nam (thuộc nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí)...
Đặc sản tương ớt của Công ty TNHH Đại Chí Foods đã được công nhận đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh.
Trong số 3 sản phẩm đăng ký, 2 sản phẩm lồng đèn của Công ty TNHH DV Hoa Nam và đặc sản tương ớt của Công ty TNHH Đại Chí Foods đã được công nhận đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh. Riêng sản phẩm bánh đậu xanh của cơ sở sản xuất bánh đậu xanh bà Nguyễn Thị Bông do hạn chế về tiêu chí bao bì nên chưa đạt và hiện nay đã được cơ sở tiếp tục đầu tư nâng cấp để gửi hồ sơ xét công nhận sản phẩm OCOP trong năm 2019.
Năm 2018 vừa qua, thành phố đã hỗ trợ thực hiện 3 sản phẩm thuộc 2 nhóm gồm: bánh đậu xanh, tương ớt (nhóm thực phẩm) và lồng đèn (thuộc nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí).
Anh Võ Đình Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Hoa Nam cho biết, đèn lồng là sản phẩm đặc trưng và được xem là hình ảnh quen thuộc của người dân Hội An, việc đèn lồng được công nhận thành sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao không chỉ là vinh dự cho doanh nghiệp mà còn là niềm vui lớn của người dân Hội An.
Dù mới triển khai, nhưng năm 2018, Hội An có 2 sản phẩm đăc trưng được công nhận OCOP gồm: đèn lồng và tương ớt.
"Dù mới triển khai, nhưng năm 2018, Hội An có 2 sản phẩm đăc trưng được công nhận OCOP. Đây là kết quả đáng phấn khởi, góp phần giới thiệu và nâng cấp những sản phẩm mang tính đặc trưng của Hội An, gắn với nghề truyền thống và ẩm thực của vùng đất di sản văn hóa giàu bản sắc.." - Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch UBND TP.Hội An phấn khởi nói.
Tiếp tục nâng cấp các sản phẩm
Theo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM TP.Hội An, quá trình thực hiện Chương trình OCOP đã có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và chủ cơ sở, từ đó đã tạo được sự thống nhất cao và thực hiện khá hiệu quả.
Xây dựng đặc sản bánh đậu xanh thành sản phẩm OCOP trong năm 2019.
Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH Đại Chí Foods chia sẻ, quá trình xây dựng sản phẩm tương ớt của công ty thành sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao như hôm nay, ngoài sự nỗ lực rất lớn bản thân doanh nghiệp thì công ty nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ Ban chỉ đạo, chính quyền địa phương. Đặc biệt, Phòng Kinh tế thành phố Hội An đã hỗ trợ tích cực về máy móc thiết bị, thiết kế bao bì, câu chuyện sản phẩm, công bố chất lượng, mã vạch, mã code... cho đơn vị.
Sợi mì khô Cao Lầu được đăng ký xây dựng thành sản phẩm OCOP. Ảnh: Báo Quảng Nam.
Đặc biệt, năm 2018, cùng với việc hỗ trợ 3 cơ sở sản xuất tham gia phương án thí điểm sản xuất sản phẩm OCOP, TP.Hội An đã hỗ trợ 3 điểm bán sản phẩm của 3 cơ sở ở đường Cửa Đại, đường Nguyễn Trường Tộ và đường Cao Hồng Lãnh về giá kệ, trang trí gian hàng, máy móc trang thiết bị phục vụ kinh doanh, lắp đặt bảng hiệu, máy tính tiền tự động... Bên cạnh đó, TP.Hội An cũng đã tổ chức các phiên chợ quê, chợ tết để lồng ghép tiêu thụ sản phẩm, đồng thời kêu gọi các sản phẩm đạt 3 sao của tỉnh tham gia các phiên chợ, tạo sự phong phú các mặt hàng phục vụ nhân dân.
Thời gian tới thành phố Hội An sẽ tiếp tục và luôn đồng hành cùng các cơ sở, doanh nghiệp và hỗ trợ để có thêm nhiều sản phẩm OCOP.
Được biệt, năm 2019 này TP.Hội An sẽ tiếp tục nâng cấp 2 sản phẩm đã được công nhận OCOP (đèn lồng, tương ớt) và xây dựng đặc sản bánh đậu xanh để thành sản phẩm OCOP, đồng thời đầu tư xây dựng thêm hàng loạt các đặc sản, sản phẩm đặc trưng, của các cơ sở, doanh nghiệp đã đưng ký tham gia Chương trình, như: Trà rừng Cù Lao Chàm, Đĩa Chùa Cầu, Sợi mì Cao Lầu, nước mắm...
Ông Nguyễn Thế Hùng cho hay, thành phố sẽ tiếp tục và luôn đồng hành cùng các cơ sở, doanh nghiệp và hỗ trợ để có thêm nhiều sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao (cấp tỉnh) trở lên; đồng thời tiếp tục nâng cấp các điểm bán hàng OCOP với quy mô lớn hơn, tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên địa bàn toàn tỉnh...
Theo Danviet
Quảng Nam: Loài chè mọc hoang ở đất vàng sa khoáng quý hiếm thế nào? Từ một loại cây vô danh mọc hoang trong rừng, nay chè dây Ra Zéh đã trở thành sản phẩm độc quyền của huyện Đông Giang (Quảng Nam). Với những lợi ích kinh tế mà loại chè này mang lại, huyện Đông Giang đang chủ động đẩy mạnh xây dựng thương hiệu chè dây Ra Zéh trở thành động lực phát triển kinh...