Quảng Nam: Rau lủi, sâm dây và đặc sản “của hiếm” nào ở Phước Sơn được gắn sao OCOP?
Rau lủi, sâm dây, chanh không hạt và mật ong rừng là những sản phẩm đặc trưng ở huyện miền núi Phước Sơn đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là sản phẩm OCOP.
Qua hơn 2 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã có 4 sản phẩm được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn OCOP. Đây là kết quả đáng ghi nhận cho cách làm hiệu quả của huyện miền núi Phước Sơn cũng như các chủ thể tham gia Chương trình.
Qua hơn 2 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Phước Sơn đã có 4 sản phẩm được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn OCOP. Ảnh: CTV.
Ông Nguyễn Quảng – Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, từ khi triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), giai đoạn 2018-2019, huyện Phước Sơn đã có 4 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh đạt 3 sao năm 2019. Đây là những sản phẩm NN đặc trưng của bà con nông dân miền núi Phước Sơn, gồm: Rau lủi Phước Sơn (do THT sản xuất nông nghiệp thôn Nước Lang, Phước Xuân làm chủ thể)…
Sâm dây Phước Sơn (do hộ kinh doanh Võ Thị Thủy làm chủ thể); Chanh không hạt Phước Mỹ (do hộ kinh doanh Hồ Văn Thi làm chủ thể, là thành viên Đội sản xuất 1 thuộc Đoàn kinh tế quốc phòng 207) và Mật ong Phước Lộc (do THT SX nông nghiệp và dịch vụ xã Phước Lộc làm chủ thể).
Video đang HOT
“Đến nay, các chủ thể có sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh, đang tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm, đầu tư điểm bán hàng, liên kết liên doanh với các doanh nghiệp ký gửi hàng hóa để quảng bá sản phẩm trong và ngoài huyện. Cũng nhờ tham gia Chương trình OCOP mà các sản phẩm của huyện miền núi Phước Sơn đang phát triển mạnh và được người tiêu dùng đón nhận…” – Ông Quảng chia sẽ.
Chanh không hạt Phước Mỹ được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2019. Ảnh: CTV.
Ông Quảng cho hay, phát huy thành quả của 2 năm trước, năm 2020 này, huyện Phước Sơn tiếp tục phát triển thêm 3 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, gồm: Heo đen sấy khô (do hộ kinh doanh Đỗ Ngọc Ánh Tuyết làm chủ thể); Rượu nếp than (do hộ kinh doanh Đỗ Ngọc Ánh Tuyết làm chủ thể) và Trà mật nhân (do Công ty TNHH Bảo Trân Phước Sơn làm chủ thể). Các chủ thể này đang hoàn thiện hồ sơ sản phẩm dự thi.
“Chương trình OCOP được xem là giải pháp phù hợp và cần thiết để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân. Qua đó thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cũng như đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM của huyện miền núi Phước Sơn…”. Ông Nguyễn Quảng – Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn nhấn mạnh.
Quảng Nam: Thứ rau rừng thơm mùi thuốc Bắc trồng trên rẫy, ai cũng muốn mua
Từ một loại cây mọc trong rừng, người dân ở huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã di thực cây rau lủi về trồng trong vườn nhà, đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân.
Rau lủi là giống rau rừng tự nhiên; thân cây có sắc tím, lá hình răng cưa, ăn giòn, ngon, vị mùi thuốc Bắc đặc trưng, cảm giác lạ miệng được người tiêu dùng ưa thích.
Ở huyện Phước Sơn, trước đây rau lủi thường mọc trong rừng và người dân trồng ở trên rẫy cách xa khu dân cư để sử dụng nhưng nay đã di thực về trồng trong vườn, một số người dân đã phát triển kinh tế nhờ vào cây rau lủi.
Người dân huyện Phước Sơn (Quảng Nam) di thực rau lủi về trồng trong vườn nhà. Ảnh: HOÀI AN
Tháng 8.2019, ông Dương Hà (54 tuổi, trú thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã tận dụng mảnh đất vườn rộng gần 1 sào để trồng rau lủi. Sau 2 tháng trồng và chăm bón, rau lủi bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi tuần ông Hà cắt bán một lần. Mỗi lần ông thu hoạch khoảng 25kg rau lủi, với giá bán trung bình từ 12 đến 14 nghìn đồng/kg.
Sự thật về suối nước "thần kỳ" từng chảy qua rừng sâm "cổ tích"
Năm 2019, xã Phước Xuân đã thành lập Tổ sản xuất Nước Lang chuyên trồng cây rau lủi. Tổ sản xuất có 11 thành viên liên kết sản xuất trồng rau lủi trên diện tích 2,3ha.
Ông Hồ Văn Thừa (trú thị trấn Khâm Đức) - Tổ trưởng Tổ sản xuất Nước Lang cho hay, rau lủi được trồng trên khu vực đất rẫy phát triển rất tốt. Ông Thừa cũng là đầu mối đứng ra thu mua toàn bộ rau lủi trong tổ sản xuất và của người dân tại địa phương.
"Rau lủi Phước Sơn đã thành đặc sản nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhiều nhà hàng ở một số thành phố đặt mua nên có khi không đủ hàng cung ứng" - ông Thừa nói.
Để mở rộng sản xuất và tăng sản lượng rau lủi, giúp người dân có thu nhập, chính quyền xã Phước Xuân cũng đang tính toán lập thêm một tổ sản xuất rau lủi ở thôn Lao Đu. Ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, đối với cây rau lủi huyện đã lập hồ sơ tham dự Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019.
Qua kiểm tra đánh giá, sản phẩm rau lủi trên địa bàn Phước Sơn đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt 3 sao theo chương trình OCOP tỉnh Quảng Nam năm 2019. Hiện nay rau lủi đã được tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết và đạt hiệu quả.
Để phát triển rau lủi trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ củng cố tổ hợp tác, sản xuất ổn định. Đồng thời vận động người dân sản xuất rau lủi theo hướng phát triển rau sạch để phát triển thương hiệu bền vững"
Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Đồng Tháp: Đang ở mức cao, chanh không hạt rớt giá sâu, dân lo lắng Nhiều nông dân trồng chanh không hạt trên địa bàn huyện Cao Lãnh lo lắng vì giá bán trái chanh không hạt đang giảm so với tháng trước. Theo nhiều nhà vườn, hiện chanh không hạt loại 1 được thu mua tại vườn với giá 15.000 đồng/kg; loại 2 có giá 8.000 - 9.000 đồng/kg. Mức giá này giảm khoảng 5.000 đồng/kg so...