Quảng Nam: Nông thôn mới giúp huyện miền núi Nam Giang đổi thay rõ rệt
Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất và tinh thần người dân ngày càng nâng cao đó là những đổi thay của huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM).
Nam Giang khởi sắc nhờ nông thôn mới
Ông Nguyễn Đăng Chương – Trưởng phòng NNPTNT huyện Nam Giang cho biết, cũng như các huyện khác, Nam Giang bắt đầu xây dựng NTM từ năm 2010, mặc dù là huyện miền núi, có xuất phát điểm thấp nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, tỉnh và nguồn vốn lồng ghép từ nhiều chương trình dự án của huyện đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhờ đó bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Diện mạo nông thôn huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam) đổi thay từng ngày nhờ nông thôn mới. Ảnh: Trần Hậu.
Công tác tuyên truyền thời gian qua đã phát huy hiệu quả, đặc biệt là nhận thức trong đội ngũ cán bộ công chức từ huyện đến xã, và nhân dân về xây dựng NTM đã có sự thay đổi rõ rệt; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM đã từng bước được xác định rõ ràng, qua đó đã khuyến khích, động viên được người dân tham gia đóng góp xây dựng NTM.
Ngoài ra, công tác đào tạo, tập huấn về xây dựng NTM được tổ chức kịp thời, đúng đối tượng; nội dung, thời lượng và phương pháp tuyên truyền dưới nhiều hình thức, đã phủ “sóng” đến từng thôn, bản, hộ gia đình. Nhờ đó, người dân đã hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng trong xây dựng NTM.
Ông Nguyễn Đăng Chương (bên trái) – Trưởng phòng NNPTNT huyện Nam Giang trao đổi với phóng viên. Ảnh: Trần Hậu.
Giai đoạn 2010 – 2020, tổng nguồn vốn được huy động trực tiếp từ Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Nam Giang là hơn 155 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển hơn 117 tỷ, vốn sự nghiệp gần 38 tỷ. Từ nguồn vốn trên, huyện đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập nhằm từng bước đáp ứng các tiêu chí đề ra.
Sau 10 năm, tổng số tiêu chí đạt được của 11 xã tham gia Chương trình NTM trên địa bàn huyện là 118 tiêu chí (đạt bình quân 10,73 tiêu chí/xã); trong đó xã Tà Bhinh cao nhất đạt 15 tiêu chí; xã Đắc Pring, Đắc Pre, La Êê và xã Chơ Chun thấp nhất đạt 8 tiêu chí.
Dấu ấn lớn nhất trong xây dựng NTM thời gian qua là đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao, quốc phòng, an ninh được giữ vững, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, thay đổi rõ rệt nhất là hạ tầng điện – đường – trường – trạm được xây dựng, nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Cơ sở hạ tầng huyện Nam Giang (Quảng Nam) được đầu tư ngày càng khang trang. Ảnh: Công Tú.
Video đang HOT
Ông Chương cho biết thêm, dù đạt được nhiều kết quả đáng biểu dương, song Nam Giang vẫn chưa có xã nào đạt chuẩn NTM, đó là điều trăn trở của cán bộ và nhân dân huyện nhà. Khó khăn trong quá trình phấn đấu xây dựng xã về đích NTM đó là hầu hết các xã trong huyện đều có điểm xuất phát thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên để hoàn thành đủ các bộ tiêu chí chuẩn NTM không phải là dễ dàng.
Nguyên nhân khách quan do Nam Giang là huyện miền núi, địa hình chủ yếu là đồi núi dốc nên việc ứng dụng máy móc, khoa học – công nghệ vào canh tác gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó là hệ thống giao thông chưa được thuận tiện nên việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ quan, bà con nhân dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số nghèo (85% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số), thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, kỹ thuật canh tác còn thô sơ, lạc hậu; đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của người dân về ứng dụng khoa học – kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, một bộ phận không nhỏ người dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Còn chây ỳ, chưa thực sự có tư tưởng thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Nhân rộng các mô hình kinh tế
Ông Chương cho biết, những năm qua, bằng nguồn lực lồng ghép từ các chương trình và ngân sách huyện, Nam Giang đã hỗ trợ người dân các loại giống cây ăn quả, cây dược liệu (ba kích tím, đinh lăng), keo Úc, bò và heo cỏ địa phương với kinh phí gần 50 tỷ đồng. Ngoài ra, duy trì mô hình phát triển cây ăn quả tại 2 xã La Dêê và Tà Bhing với 6ha bưởi da xanh và gần 1ha bơ đang sinh trưởng; cùng hơn 1.336ha cao su đại điền trồng tại một số xã được chăm sóc và khai thác hiệu quả, tạo việc làm cho hơn 1.100 lao động trực tiếp. Nhờ đó, đã giúp cho người dân Nam Giang vươn lên thoát nghèo bền vững.
Chăn nuôi heo cỏ địa phương trở thành mô hình hiệu quả trong công tác giảm nghèo ở huyện miền núi Nam Giang. Ảnh: B.H.
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn huyện Nam Giang đã có 5 sản phẩm được đánh giá phân hạng đạt 3 sao cấp tỉnh gồm: Túi A Đirh, chuối rừng khô, rượu Tà Vạc cất, muối đặc sản Nam Giang, trà đậu đen. Hiện nay, Nam Giang tiếp tục xây dựng các sản phẩm tiềm năng khác như thịt heo đen gác bếp, mít sấy, bưởi… thành sản phẩm OCOP, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn.
Rượu tà vạc cất sản vật đặc trưng của đồng bào vùng cao Nam Giang đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: Alăng Ngước.
Với những thành quả đã đạt được trong giai đoạn vừa qua cùng với những chính sách, chiến lược hợp lý, giai đoạn 2021-2025, huyện Nam Giang phấn đấu sẽ có ít nhất 2 xã đạt chuẩn NTM là xã Tà Bhinh và xã La Dêê, đồng thời xây dựng kế hoạch cho 13 thôn đạt chuẩn NTM và 2 thôn đạt tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu.
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn hết sức quan trọng, khi thực hiện song song Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, để thực hiện thành công mục tiêu kép này, Huyện ủy Nam Giang đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 19/01/2021 và UBND huyện Ban hành kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/5/2021, triển khai Nghị quyết số 02-NQ/HU về xây dựng NTM trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Nam Giang đang tiếp tục xây dựng các sản phẩm tiềm năng khác như thịt heo đen gác bếp, mít sấy, bưởi… thành sản phẩm OCOP. Ảnh: Trần Hậu.
Trên cơ sở đó tập trung chủ trương thực hiện Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trước mắt, huyện cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp và triển khai sản xuất theo quy hoạch; tập trung phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương; phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, tiềm năng du lịch sẵn có tại địa phương.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại theo nghị quyết số 35/2021/NQ-HĐND tỉnh; duy trì và nhân rộng các mô hình chăn nuôi đem lại kinh tế cao, gắn phát triển kinh tế vườn với chỉnh trang nhà vườn theo tiêu chí NTM; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với trồng các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế; nghiên cứu đưa vào trồng thử nghiệm một số loại cây ăn quả có giá trị nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
“Để đưa các xã về đích NTM, huyện Nam Giang còn rất nhiều việc phải làm, vì vậy địa phương mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp, ngành, tạo cơ chế thuận lợi, giới thiệu, khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào địa bàn miền núi để hỗ trợ nhân dân trong huyện phát triển sản xuất, giải quyết lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM…”, ông Nguyễn Đăng Chương – Trưởng phòng NNPTNT huyện Nam Giang kiến nghị.
Quảng Nam: Đời sống ấm no, người dân Tây Giang dồn sức xây dựng nông thôn mới
Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, được chính quyền địa phương hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng, đời sống của đồng bào vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ngày càng ấm no.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm nay, bà con thôn Bhlố, xã A Vương (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) rất vui khi có cán bộ, lãnh đạo huyện về dự, chia sẻ với những thành tựu của thôn đạt được sau một năm đầy khó khăn.
Chị Bríu Thị Xéc - Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Bhlố chia sẻ, để ngày hội diễn ra ý nghĩa và đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, Ban quản trị thôn, chính quyền xã đã triển khai công tác chuẩn bị từ rất sớm theo chỉ đạo, hướng dẫn từ cấp trên.
Người dân thôn Bhlố, xã A Vương (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã có cuộc sống ổn định. Ảnh: Hiền Thúy.
"Chúng tôi lên kế hoạch, phân công cụ thể từng công việc. Thanh niên phụ trách khâu trang trí, phụ nữ lo quét dọn vệ sinh và phục vụ cho buổi tiệc sau phần lễ kết thúc. Mặc dù dịch bệnh còn nhiều khó khăn, nhưng đời sống bà con ổn định hơn trước rất nhiều, ai cũng có nhà kiên cố để ở, không còn hộ đói, trẻ em được đến trường...", chị Xéc vui mừng nói.
Thôn Bhlố có gần 50 hộ đồng bào Cơ Tu với hơn 160 nhân khẩu sống tập trung, gắn bó với nhau. Kinh tế bà con chủ yếu làm nương rẫy và sống dựa vào rừng.
Những năm gần đây, chính quyền địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đặc biệt phát triển trồng cây dược liệu giúp đời sống bà con phát triển ổn định hơn.
Ông Alăng Bưu - Bí thư Chi bộ thôn Bhlố cho hay, trước đây bà con chỉ làm nương rẫy nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Từ khi được huyện Tây Giang quy hoạch san ủi mặt bằng, bố trí về khu tái định cư mới đời sống được nâng lên rõ rệt. Cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm tại thôn Bhlố được đầu tư đồng bộ.
Chính quyền huyện Tây Giang thường xuyên hỗ trợ cây con giống, tạo điều kiện hỗ trợ vốn vay ưu đãi, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, giới thiệu mô hình kinh tế phù hợp hiệu quả....
Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo giảm rất nhiều so với trước đây, nay còn 37%. Nhiều hủ tục dần được loại bỏ trong đời sống như khi đau ốm đã đến cơ sở y tế điều trị; cưới xin không còn tư tưởng thách cưới, đòi của hồi môn nặng nề như trước.
Lãnh đạo UBND huyện Tây Giang tặng quà chia vui với người dân nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Hiền Thúy.
"Bà con đã và đang tiếp tục chung tay, góp sức thi đua xây dựng thôn nông thôn mới theo Nghị quyết 14 của Huyện ủy Tây Giang. Đến nay, thôn đã cơ bản hoàn thành nhiều tiêu chí về cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường, nhà Gươl được xây dựng kiên cố, thôn có sân chơi thể thao...". - ông Bưu cho biết thêm.
Bà Bhling Thị Bơn - Chủ tịch UBND xã A Vương cho hay, từ một xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nhì huyện Tây Giang (80 - 90%) đến nay giảm còn 52%.
Đây kết quả từ sự quan tâm, nỗ lực của các cấp chính quyền, sự đầu tư của Đảng, Nhà nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tây Giang trao tặng nhà Đại đoàn kết cho gia đình anh Ating Vươn, thôn Aréc, xã A Vương (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam). Ảnh: Hiền Thúy.
Cùng với phát triển kinh tế, giảm nghèo, bà con cũng bắt đầu chú trọng đến việc gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được bà con lưu giữ ngay trong đời sống hàng ngày.
Bà Bơn nói: "Hiện nay, bà con đã khôi phục và duy trì nghề dệt vải thổ cẩm, đan lát. Đặc biệt, nhà Gươl làng được khôi phục sát với nguyên bản. Ngoài ra, các giá trị văn hóa phi vật thể như bảo tồn các làn điệu dân ca, nói lý, hát lý, tổ chức các lễ hội truyền thống mừng lúa mới, cưới xin cũng được chú trọng. Nhờ đó, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng ngày càng thắt chặt, thân thiết hơn".
Nhiều hộ dân trong thôn Bhlố, xã A Vương (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã có nhà cửa khang trang. Ảnh: Hiền Thúy.
Về chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân với bà con thôn Bhlố, xã A Vương, ông Arất Blúi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang vui mừng trước những đổi thay của dân làng.
Đặc biệt, bà con nay không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước mà đã biết tự nỗ lực phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình.
"Thôn Bhlố là một thôn ở rải rác, dọc đường, trước nhà phía sau là suối, cực kỳ nguy hiểm. Đến nay, điện, đường, trường, trạm cơ bản đạt được. Nhà cửa khang trang, xanh, sạch, đẹp. Có trên 50% số hộ gia đình có nhà xây kiên cố, đời sống bà con từng bước thay đổi rõ nét.
Đặc biệt, bà con đã tích cực hưởng ứng việc hiến đất, cây cối hoa màu để san ủi mặt bằng mới có mặt bằng ổn định như hôm nay, nay có Gươl sinh hoạt và mang bản sắc văn hóa dân tộc chính mình, từ đó có thể thấy tinh thần đoàn kết của bà con thôn Bhlố nói riêng và xã A Vương nói chung rất lớn, thay mặt lãnh đạo huyện tôi biểu dương sự đoàn kết, sự nổ lực của người dân toàn xã A Vương, trong đó có thôn Bhlố...", ông Arất Blúi nói.
Người miền Trung đợi nhiều giờ dưới mưa mong rời khỏi TP.HCM Sau khi các chốt kiểm soát dịch được gỡ bỏ, người dân miền Trung chất hành lý lên xe máy để về quê. Họ bị buộc quay đầu trở lại TP.HCM. Người dân phải quay lại TP.HCM sau nhiều giờ đợi dưới mưa . Tối 1/10, hàng trăm người dân tự đi xe máy về các tỉnh miền Trung. Đến ngã ba Tân...